“Cây gậy và củ cà rốt” chờ đợi TQ ở diễn đàn an ninh châu Á
Những hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông gần đây có thể sẽ bị Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên án mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri La hôm nay.
Đối thoại Shangri La 2014, diễn đàn an ninh uy tín bậc nhất khu vực, diễn ra từ ngày 30/5 đến ngày 1/6 với sự tham gia của gần 400 chuyên gia và các nhà lãnh đạo 27 quốc gia. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đọc bài diễn văn chính tại hội nghị. Đây là bài phát biểu rất được kỳ vọng sau hàng loạt biến chuyển an ninh trong khu vực và các hành động gây hấn của Trung Quốc một năm qua.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Kyodo
Giáo sư Carl Thayer làm việc tại Học việc Quốc phòng Australia cho biết: “Tôi rất quan tâm tới những ‘cây gậy và củ cà rốt’ mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mang tới cho Trung Quốc. Chắc chắn sẽ có những cây gậy. Ông ấy sẽ đưa ra chiến lược hiệu quả để ngăn Trung Quốc gây hấn hay phương thức hợp tác với các nước để giữ nguyên trạng các vùng biển đang xảy ra tranh chấp”.
Theo Sankei Shimbun, Nhật Bản sẽ tận dụng bài phát biểu tại hội nghị để tạo đối trọng với Trung Quốc, khi Bắc Kinh đang có những hành động phô trương sức mạnh và gây căng thẳng trên Biển Đông.
Ông Abe sẽ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và kêu gọi “các cuộc thảo luận mang tính xây dựng” để giảm căng thẳng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời chuyên gia Tim Huxley thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược (IISS), đơn vị tổ chức đối thoại Shangri La, đánh giá: “Thông điệp của ông Abe có thể sẽ thu hút sự chú ý, không chỉ với Trung Quốc. Bắc Kinh chắc chắn phản ứng ngay lập tức với những gì Thủ tướng Abe nói”.
Ban đầu một số chuyên gia nhận định Bắc Kinh sẽ tẩy chay Shangri La năm nay để phản đối sự hiện diện của Thủ tướng Nhật Bản. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cử Phó Oánh, một nữ quan chức ngoại giao làm trưởng đoàn tham dự Shangri La.
Năm 2012, giữa lúc căng thẳng Philippines – Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough gia tăng, Phó Oánh đã nhắc nhở Manila “chớ phán đoán sai lầm, không leo thang căng thẳng bất chấp hậu quả”.
Đầu năm nay, bà Oánh cũng công khai chỉ trích quá khứ của Nhật Bản. Vì vậy, theo các nhà phân tích, lần này Thủ tướng Shinzo Abe sẽ phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm.
Theo báo giới Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng nước này cũng tham dự Shangri La năm nay. Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao phụ trách khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trụ sở tại Washington, hy vọng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ cân nhắc một số chính sách và hành động cụ thể của Mỹ sau khi tham dự diễn đàn.
“Lầu Năm Góc thường không chỉ trích gay gắt Trung Quốc tại Shangri La trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tình hình năm nay có thể sẽ khác”, bà Glaser nhận định.
Theo ZingNew
Đẹp mê hồn bãi biển Nam Du
Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trên con tàu băng băng tiến về phía trước, vừa cảm nhận từng làn gió mát rượi bao phủ khắp thân thể, vừa khám phá những hòn đảo lớn nhỏ cùng cây cối xanh mướt lần lượt hiện ra trước mắt.
Video đang HOT
Tôi biết đến Nam Du qua một lần lang thang trên mạng. Đang mơ màng về biển giữa cái nắng tháng 3 như đổ lửa ở Sài Gòn, tôi bắt gặp bức ảnh biển xanh ngăn ngắt giữa bầu trời bao la trong vắt cùng hai cây dừa đổ bóng nghiêng nghiêng như mời gọi trên Facebook một người bạn. Trong đầu tôi lúc đó chỉ có một ý nghĩ: xách ba lô và lên đường.
Tôi lập tức tìm hiểu thông tin về hòn đảo này trên internet cũng như các diễn đàn phượt khác nhau. Tuy nhiên, thông tin khá là ít, hình ảnh về nơi này cũng không có nhiều. Lúc đó tôi chỉ biết Nam Du là một quần đảo nhỏ thuộc huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang. Đảo lớn nhất ở quần đảo Nam Du là hòn Lớn, thuộc xã An Sơn, nhưng xưa nay bà con quen gọi là hòn Củ Tron.
Du lịch đảo Nam Du vẫn chưa phát triển, mọi thứ còn khá hoang sơ và tự nhiên. Bình thường, tôi ít khi mạo hiểm đến nơi nào đó khi chưa có nhiều thông tin kiểm chứng như thế, nhưng mong muốn được đến hòn đảo tuyệt vời ngay trong mùa hè đã thôi thúc khiến tôi quyết định lên đường.
Cùng đi với tôi còn có một nhóm bạn mê chụp ảnh. Họ đã bị những bức ảnh hoang sơ mà quyến rũ của Nam Du chinh phục.
Sau gần 8 tiếng xe chạy, chúng tôi đến bến tàu Rạch Giá vào một buổi sáng nắng vàng ươm trên những bến tàu. Mất thêm 2 tiếng nữa để thuê tàu cao tốc ra Hòn Lớn, cuối cùng Nam Du cũng hiện ra như những gì tôi mong đợi. Mà không, phải nói là hơn những bức ảnh tôi đã xem đi xem lại nhiều lần. Biển, trời, sóng nước, cây cối, cái gì ở Hòn Lớn này cũng đẹp như tranh vẽ. Ngay đến cảng cá cũng thật nên thơ với những con tàu đầy màu sắc nổi bật lên trên làn nước trong vắt giữa bầu trời cao lồng lộng, xa xa là những con sóng bạc đầu, thay phiên nhau tấp vào bờ.
Ấn tượng trước vẻ đẹp "mở màn" của Hòn Lớn, chúng tôi liền thuê tàu khám phá các đảo lân cận. Sau khi chuyển hành lý từ chở khách sang tàu nhỏ, chúng tôi háo hức lên đường. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trên con tàu băng băng tiến về phía trước, cảm nhận từng làn gió mát rượi bao phủ khắp thân thể vừa khám phá những hòn đảo lớn nhỏ cùng cây cối xanh mướt lần lượt hiện ra trước mắt, lại được chú lái tàu vui tính kể về lịch sử của Nam Du.
Nam Du có 21 hòn đảo lớn nhỏ, được ví như là Hạ Long của miền Nam. Hiện chưa rõ tên gọi Nam Du xuất phát từ đâu nhưng có nguồn cho rằng tên "Nam Du" xuất phát từ tên "Nam Dự" (nghĩa là "đảo phía nam") do người Pháp ghi theo cách gọi của các cụ đồ nho thời xưa. Trong dân gian còn lưu truyền các câu nói rất thú vị về 21 đảo trong hệ thống quần đảo Nam Du.
"Hòn Mấu đâm thấu Đô Nai
Đô Nai quay sang Bờ Đập
Bờ Đập tấp lại hòn Lò Hòn Lò mò đến hòn Ngang
Hòn Ngang tạt sang hòn Đụng
Hòn Đụng cụng vào hòn Dầu
Hòn Dầu nằm chầu Bỏ Áo
Bỏ Áo tháo ngược hòn Ông
Hòn Ông dông đến hòn Dâm
Hòn Dâm đâm thẳng hòn Tre
Hòn Tre te đến hòn Mốc
òn Mốc xốc lại hòn Nhàn Hòn Nhàn tràn thẳng hòn Hàn
Hòn Hàn quàng cổ ba hòn Nồm
Hòn Nồm chồm đại lên hòn Khô
Hòn Khô vô bãi Chệt
Bãi Chệt lết lên hòn Lớn".
Sau một hồi lênh đênh trên biển, tàu tấp vào Hòn Ngang. Nước biển một màu xanh ngọc bích, cộng với quang cảnh hoang sơ như một bức tranh đẹp làm chúng tôi không kìm được nữa, liền nhảy xuống tắm. Lặn ngụp một hồi thỏa thích trong dòng nước trong vắt nhìn rõ đáy biển, chúng tôi rời Hòn Ngang để đến Hòn Dầu vì nghe nói nơi đây hải sản rất tươi ngon, là chỗ lý tưởng để dừng chân vào chiều tối.
Đúng như lời giới thiệu, khi tới nơi chúng tôi đã thấy những chiếc ghe đánh bắt hải sản đang tấp vào bờ. Người ngư dân với bàn tay thô ráp thoăn thoắt hốt từng đám cá, mực, ốc đổ rào rào vào thau. Nhìn cá còn quẫy đuôi tanh tách, những con ốc biển thân mình óng ánh bò lên thành chậu làm chúng tôi thật phấn khích.
Để tăng thêm phần thú vị cho chuyến đi, chúng tôi quyết định không ăn ngay tại đó mà mua về rồi kiếm một chỗ thanh vắng trên đảo để đốt lửa làm một bữa BBQ "dã chiến". Vị ngọt lừ của tôm, mực, ốc biển tươi đã cho chúng tôi một bữa tối thỏa thê mang đậm hương vị biển, sẵn sàng cho việc khám phá một trong những hòn đảo đẹp nhất Nam Du vào ngày hôm sau - Hòn Mấu.
Khi ánh bình minh vừa le lói qua những mảnh lưới đánh cá treo vắt vẻo trên sào, chúng tôi hăm hở lên thuyền. Dưới cái nắng rực rỡ trong lành buổi sớm mai, bầu trời xanh cao vời vợi cùng những đám mây trắng trôi lững lờ, Hòn Mấu hiện ra đẹp đến ngỡ ngàng.
Trên mặt biển bao la xuất hiện những hòn đá nhấp nhô đủ mọi hình thù, bề mặt lởm chởm, sần sùi tạo nên bức tranh kỳ vĩ. Kỳ vĩ nhưng thật yên bình vì mặt biển ở đây rất tĩnh lặng, sóng chỉ lăn tăn đủ làm gợn dòng nước chứ không đánh ào ạt như những nơi khác.
Thú vị nhất là khi nắng lên cao, ánh mặt trời chiếu xuống làn nước trong những khe đá, màu nước gặp ánh nắng phản chiếu với màu đen của đá thành trắng xóa, bàng bạc, nhìn từ xa hệt những làn khói trắng bay lơ lửng trên thiên đình như trong phim Tây Du Ký. Xa xa phía bờ là làn nước trong veo soi bóng những hòn sỏi nhiều màu sắc, nơi người ta chỉ muốn nằm dài ngâm mình ngắm nhìn cây cối xanh mướt cùng những tán lá dừa bay bay trong gió.
Nơi chúng tôi đến chỉ lưa thưa vài chục nóc nhà, mái tôn mái lá mộc mạc khép nép bên những hàng dừa. Hầu như nhà nào cũng có những cây cột thật cao, cây sào thật dài treo lủng lẳng mảnh lưới trắng xóa.
Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống còn nghèo khó, cơ cực, đến nỗi nhiều chỗ không có được một con đường theo đúng nghĩa. Muốn đi từ đầu này đến đầu kia, người ta phải men theo một lối mòn nằm giữa những ngôi nhà với nhau.
Rời Hòn Mấu, chúng tôi lên thuyền qua hòn Hai bờ đập. Con thuyền lướt sóng yên ả giữa những tia nắng cuối cùng, mang theo một màu vàng rực. Tới Hai bờ đập, mặt trời ngày càng xuống thấp. Do nước cạn quá, tàu không thể vào bờ được, chúng tôi đành lội nước, vận chuyển hành lý vào bờ. Sau gần 30 phút vật lộn với gió biển, cát ướt, chúng tôi cũng tới được bờ.
Những mệt mỏi chỉ tan biến khi một đống lửa to được đốt lên để chuẩn bị cho bữa tiệc tối tưng bừng giống đêm trước. Nhưng không còn la cà, lần này chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi để đón ánh bình minh của buổi sớm hôm sau.
Đúng là không gì tuyệt vời hơn khi đón bình minh trên biển, nhất là một nơi có biển đẹp mơ màng như Nam Du. Sau đó, chúng tôi ăn sáng và tắm biển, dọn dẹp hành lý, chờ tàu đón về Hòn Lớn, từ đây chúng tôi lên tàu cao tốc về lại Rạch Giá, rồi lên xe về lại Sài Gòn, kết thúc chuyến đi tuyệt vời.
Nếu bạn từng trầm trồ trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của Maldives, thì tôi tin chắc bạn sẽ ngất ngây trước vẻ đẹp của Nam Du.
Theo ngôi sao
Cách tỉa hoa ớt chuông đẹp mê hồn Chỉ mất vài phút với những thao tác đơn giản, bạn sẽ có hoa ớt chuông đẹp mê hồn để trang trí đĩa ăn thêm bắt mắt. Nguyên liệu: - Một trái ớt chuông - Dao tỉa Thực hiện: Bước 1: Cắt hình răng cưa tách quả ớt làm đôi. Bước 2: Dùng dao tách vỏ ớt và tách từng cánh hoa rời...