Cây doi của bà
Doi nuôi lớn chúng tôi qua những mùa hè nghèo nàn thuở xưa.
Năm nào bão to, nước từ sông tràn vào ngập ngang thân cây, doi rụng lõm bõm, cá đớp tung tăng, chúng tôi không trèo lên ăn được mà cũng không cảm thấy tiếc, vì cây sai quá, rụng như thế vài ngày cũng chẳng vơi đi mấy.
Cây doi này bà tôi gánh bằng quang tre đi bộ 17 cây số từ làng ven sông Hồng ngoài Mê Linh vào trồng. Để bố mẹ tôi có thêm tiền mua căn nhà này, bà đã bán căn nhà cùng với mảnh vườn ở quê rồi vào ở cùng.
Căn nhà với cánh cửa gỗ có then cài rất lỏng mở ra thông xuống bếp, với những tấm dại che nắng ở cửa chính, với khu vườn đầy cây táo và chiếc chum nước, cây doi bên cạnh đống rơm… Tôi sống mấy năm thời thơ bé trước khi vào lớp 1, hơn 30 năm qua tôi vẫn nhớ như in.
Còn bà, lúc ấy, bà gánh cây doi vào trồng để đỡ nhớ quê hay vì quen lao động trồng cấy hay vì theo thói quen của người già xưa kia về nhà mới là phải góp gom vun vén, tôi chẳng biết.
Chỉ nhớ, mỗi lần bà gánh theo được hai cây cùng với lỉnh kỉnh gạo đỗ rá rổ. Hai lần đi về như thế vườn nhà đã có 4 cây doi. Ngoảnh đi ngoảnh lại doi đã bói quả rồi lớn vù vù theo anh em chúng tôi.
Cây doi này thuần chủng giống doi ta. Làng tôi trồng táo thì không ngon nhưng doi thì đặc biệt hợp thổ nhưỡng. Tôi vẫn nhớ như in, cỡ 3, 4 tuổi, khi bắt đầu có kí ức, năm nào giỗ cụ ông Đình cũng mang xuống một mũ đựng đầy quả doi. Chiếc mũ cối khi ông đi trời chưa nắng, đựng tầm hai chục quả doi, lúc về trời đã nắng, ông lấy chiếc mũ ấy đội lên đầu.
Thời ấy quê nghèo, chợ xa, hàng hoa quả đâu mà mua đi lễ. Sẵn quả vườn nhà, vừa ngon lành vừa trang trọng. Cúng xong, đương nhiên có mỗi mình tôi là trẻ con nên được để dành cho ăn bằng thích. Quả doi thẫm đất phù sa sông Hồng, to gần bằng nắm tay người lớn, ngọt lịm lại thanh mát, ăn chỉ biết no không biết chán.
Sau này, bà tôi lấy hạt doi nhà ông Đình gây giống, cũng được một cây doi cạnh cây rơm cho tôi ăn, nhưng có lẽ vì cây tốt quá, lá lên xanh rì mà ít quả chăng? Cũng có thể là vì cây mới kịp lớn thì tôi đã phải vào thị trấn để đi học rồi.
Giờ, 4 cây doi này tỏ ra hợp với đất đồi. Doi là giống ưa nước, ở cạnh giếng, cạnh ao, chúng cứ xanh um. Tháng hai, tháng ba, cây thưa thớt lá, hoa doi nở trắng xóa. Cây cao lớn là thế nhưng hoa rất dịu dàng điệu đà. Cánh trắng bung ra, từng tua nhị dài diễm lệ kéo đến từng đàn ong bầu lớn đập cánh kêu ù ù vui tai.
Có khi chú ong nào đập cánh quá mạnh, hoặc gió xuân lùa tới từ sông, từng mảng nhị hoa doi rơi như mưa xuống đất. Lảnh lót tiếng chim chuyền cành đâu đó, khi cái rét vẫn còn vấn vương trên cành, khi cái nắng tháng ba bắt đầu le lói ấm áp. Nhiều sáng mùa xuân của tôi trôi qua như thế.
Hồi ấy, cứ ngắm góc vườn sáng một màu hoa doi, tôi lại thầm nhẩm câu thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh: “Bây giờ mùa hoa doi/ Trắng một vùng Quảng Bá”. Cái thứ hoa giản dị quê mùa ấy mà cũng đi vào thơ, thật là bởi ít người nhìn ra vẻ đẹp của nó. Nhưng nếu ai đã biết thì chắc chắn sẽ thích loài hoa này như bất cứ những hoa nổi tiếng nào trên đời.
Thấm thoắt xuân qua, bên sông cuốc kêu gọi hè. Những trận mưa đầu mùa làm từng chùm doi thay da đổi thịt đến ngỡ ngàng. Hôm qua vừa mới bằng chiếc nắp chai hôm sau đã bằng nắm tay đứa trẻ con. Hôm trước vừa mới xanh non hôm sau đã ửng hồng.
Lúc ấy, đứa trẻ háu ăn là tôi nào kiềm nổi nỗi háo hức. Cứ nhằm quả nào bắt đầu chín là trèo lên hái. Cơ mà, đứa nào ham ăn nhất cũng phải có máu liều. Muốn ăn quả đầu mùa cũng phải chịu hi sinh. Ngoài việc bị nước mưa rào từ cành lá đọng lại ướt hết người còn bị bọ lét trên lá doi châm cho đau điếng nữa.
Chao ôi cái giống bọ lét doi, màu sắc sặc sỡ, hai chiếc râu nghênh trên đầu, từng khúc thân dài với cái đuôi chĩa ra làm hai ngạnh là nỗi ám ảnh của tôi thời thơ bé. Có khi đưa tay lùa vào hái quả chạm đúng nó ở trong lá, thế là cả bàn tay như điện giật, buốt nhói. Có khi nó châm vào vai, vào cánh tay, vào mặt, vào bất cứ nơi nào khẽ chạm vào.
Người lớn bày cho cách bắt con sâu róm ấy, giết lấy ruột nó bôi lên chỗ vết thương sẽ nhanh khỏi. Nhưng tôi chết khiếp đi, ai còn dám nhìn vào nó để mà bắt. Mới lại, quả doi to ngon kia hấp dẫn tôi hơn. Doi đầu mùa còn hơi chát nhưng nỗi háo hức thèm thuồng nào có kể gì.
Thế mà, trèo vài bận, đến khi doi chín đều cây thì bọ lét tự nhiên biến đi đâu mất. Có thể nó sợ hơi người, có thể nó bị chim ăn, cũng có thể nó đã qua vòng đời biến thành những chú bướm đủ màu bay dập dờn khắp vườn rồi.
Doi bây giờ vào lúc ngon nhất. Nắng, mưa mùa hè làm doi chín hồng pha đỏ, mọng nước. Từng quả doi vun cao như phẩm oản, cứ ngồi trên cành đưa tay ra vặt, sẵn thế mà ăn, chả phải rửa gì. Cũng có tối khuya, khi nóng quá không ngủ nổi, chúng tôi xuống giếng tắm, trong ánh sao và trăng lờ mờ, vẫn có thể trèo lên cây doi hái quả vừa tắm vừa ăn. Cắn một miếng doi, nhai nuốt xong uống một ngụm nước giếng mát lịm, cả lũ vầy nghịch đến lúc bị quát mới trở lên nhà.
Mùa doi kéo dài đến cỡ tháng chín. Doi ngọt ngon chỉ trồng để nhà ăn, không ai mang bán. Doi nuôi lớn chúng tôi qua những mùa hè nghèo nàn thuở xưa. Năm nào bão to, nước từ sông tràn vào ngập ngang thân cây, doi rụng lõm bõm, cá đớp tung tăng, chúng tôi không trèo lên ăn được mà cũng không cảm thấy tiếc, vì cây sai quá, rụng như thế vài ngày cũng chẳng vơi đi mấy.
Khi bà tôi mất, những cây doi được quét vôi trắng để tang bà. Linh hồn bà về với quê hương, quê của những cây doi. Mùa doi ngọt nhất cuối cùng mà tôi nhớ, ấy là năm trước khi mẹ tôi ốm nặng. Rồi mẹ tôi cũng đi xa. Doi mất mùa từ đấy.
Khu vườn có nhiều biến động. Để sửa sang ngôi nhà, một số cây cũ bị chặt đi. Những cây doi chỉ toàn lá. Quả ra không cứ mùa nào. Quả vừa bé vừa chát, chẳng ăn được nữa.
Để đỡ quét lá nhặt quả, nhà tôi chặt bớt ba cây. Còn lại cây cuối cùng chúng tôi giữ lại để tưởng nhớ về bà. Bà nội tôi đẹp lắm. Khi bố tôi mới được hai tuổi thì ông nội đi dạy bình dân học vụ ở làng trên bị tây bắn chết. Bà lúc ấy mới 21 tuổi, ở vậy nuôi con.
Sau này, về già, vóc người bà vẫn cao và nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan, đôi môi, đôi mắt, chiếc mũi còn lưu nét đẹp thuở xưa kia. Bố công tác xa, mẹ bận rộn, đứa nào cai sữa xong cũng về quê ở với bà.
Anh chị em tôi luôn nhắc nhau cây doi do bà gánh bộ 17 cây số từ quê vào đây. Nên cây bây giờ chỉ lác đác hoa, vài cành nhánh khẳng khiu vươn lên trời với gốc cây tuổi đời ngót 30 năm vẫn trầm mặc ở góc vườn.
Cuối xuân, cây chưa ra hoa. Vài chùm quả nhỏ như chiếc nút chai đỏ ối lấp ló trong tán lá. Dưới gốc, lác đác vài quả doi rụng. Đôi khi tôi nhặt một quả rửa sạch nhấm nháp cái vị chát đặc ứ cổ để nghe vị ngọt đọng lại sau cùng ấy.
Các con tôi không thích ăn thứ doi này. Nó đã quen với mận hồng đào của miền Nam chuyển về. Tôi vẫn ngồi kể cho các con nghe: “Cây doi này cụ đã gánh bộ 17 cây số từ quê vào đấy”. Và tôi ước, một ngày nào đó sẽ gây lại được giống doi to như phẩm oản, ngọt lịm vị nắng mưa gốc gác bờ bãi sông Hồng.
Mê mẩn vườn dâu lớn nhất miền Tây, trái kín đặc từ gốc đến ngọn
Vườn dâu rộng 5ha ở TP Ngã Bảy (Hậu Giang) cho trái từ gốc đến ngọn khiến nhiều người thích thú. Đây được xem là vườn dâu lớn nhất Hậu Giang và nổi bật nhất miền Tây.
XEM CLIP:
Vườn dâu của ông Lê Minh Tâm (56 tuổi) trồng 4 loại dâu gồm: Gia Bảo, bòn bon, Hạ Châu và dâu xiêm.
Ông Tâm cho biết, vườn dâu của ông có tuổi đời khoảng 20 năm. Điều làm mọi người mê mẩn vườn dâu này là trái kín đặc từ gốc đến ngọn.
Tháng tư âm lịch, các vườn dâu da ở miền Tây bắt đầu chín rộ. Cây nào cũng sum suê, trái no tròn, có loại màu xanh, có loại màu vàng óng ả...
Theo chủ vườn, năm nay thời tiết thuận lợi, dâu cho trái gần như kín hết thân cây. Mỗi cây khi thu hoạch có thể cho vài trăm ký trái.
Ông Tâm cho biết thêm, dâu bắt đầu ra hoa từ khoảng tháng 10-11 âm lịch. Trái bắt đầu chín từ cuối tháng 3 kéo dài cho đến tháng 5 âm lịch tùy thuộc vào từng loại dâu. Giá dâu dao động trung bình mỗi kg từ vài nghìn đến 20.000 đồng.
Nhưng năm nay giá thấp hơn, chỉ khoảng 9.000 đồng/kg.
"Năm nay thời tiết thuận lợi, cây cho trái rất nhiều nên sản lượng gấp đôi mọi năm. Tuy nhiên, do rơi vào điểm dịch Covid-19, nên gặp nhiều khó khăn. Có thể nói dâu năm nay rất trúng mùa nhưng giá thì rất bấp bênh", ông Tâm bày tỏ.
Đã mắt với vẻ đẹp trĩu cành của vườn dâu ở vùng miệt vườn Hậu Giang
Ông Tâm tâm sự, trồng dâu lắm lúc như làm dâu, cực khổ trăm bề. Bởi, dâu là loại cây dễ trồng, nhưng để cây sai trái là chuyện không đơn giản.
Theo đó, để dâu đậu trái và không bị lép (trái không ruột), nhà vườn phải trồng xen thêm cây dâu đực với tỷ lệ khoảng 10 cây dâu cái thì 1 cây dâu đực, hoặc tháp 1 nhánh dâu đực vào thân cây dâu cái.
Đến mùa trổ bông, cây có thể tự thụ phấn thông qua côn trùng. Ngoài ra, người trồng cũng có thể lấy nhụy bông cây hoa đực, lọc lại hòa với nước cho vào bình xịt để phun lên cây cái mới ra hoa.
Đặc điểm loài dâu là khi có mưa xuống thì trái bắt đầu ngọt dần cho đến cuối mùa
Dâu Gia Bảo trái xanh, vị chua chua ngọt ngọt
Những quả dâu căng tròn, vàng ươm
Đa phần tất cả các cây đều cho trái từ gốc đến ngọn
Dâu da miền Tây có nhiều giống, mùi vị, độ chua ngọt khác nhau
Nổi nhất miền Tây, vườn dâu trái từ gốc đến ngọn
Ông Tâm cho biết, ngoài bán dâu trái thì nhà vườn trồng dâu còn mở cửa cho khách tham quan.
"Người trồng dâu có hai lợi thế là khi trái gần chín có thể cho khách vào tham quan. Lợi thế nữa là mình thu hoạch bán cho thương lái", ông Tâm chia sẻ.
Để dâu cho trái quanh năm, ông Tâm khéo léo trồng xen kẽ các giống dâu.
Theo đó, dâu bòn bon, Da Bảo cho trái từ tháng 3- 6; dâu Hạ Châu cho trái nghịch từ tháng 7- 9.
Nhiều du khách thích thú khi tham quan vườn dâu
Nhà vườn hái dâu bán cho thương lái
Đậm đà sắc màu văn hoá Nghĩa Lộ Nếu ai từng một lần đặt chân đến Nghĩa Lộ, hẳn vẫn còn nhớ như in cảm giác được bồng bềnh trên quốc lộ 32 trải thảm giữa cánh đồng lúa Mường Lò bát ngát hương thơm, con suối Thia hiện ra với những thiếu nữ thái duyên dáng, nô đùa dưới làn nước trong xanh... Chợ Mường Lò vẫn nhịp sống sôi...