Cây đổ vào xe, chủ xe có được bảo hiểm bồi thường?
Chủ xe sẽ được bồi thường chi phí sửa chữa xe nếu mua đúng loại hình sản phẩm bảo hiểm. Bảo hiểm cơ giới xe ô tô bao gồm nhiều loại hình sản phẩm như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe; bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe…
Chủ xe sẽ được bồi thường thiệt hại khi bị cây xanh đổ vào xe trong trường hợp mua gói Bảo hiểm vật chất xe.
Đây là gói bảo hiểm tự nguyện nên mỗi công ty bảo hiểm sẽ có một quy tắc bảo hiểm vật chất riêng biệt, được ban hành kèm theo quyết định của người có thẩm quyền (Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của công ty). Mức phí gói này sẽ do bên công ty bảo hiểm tính toán, đàm phán với chủ xe, thường thì bên bảo hiểm sẽ căn cứ vào giá trị của xe ô tô để đưa ra mức phí.
Chủ xe sẽ được bồi thường thiệt hại khi bị cây xanh đổ vào xe trong trường hợp mua gói Bảo hiểm vật chất xe
Nhìn chung, gói bảo hiểm vật chất có phạm vi bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do:
- Những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp: đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào;
Video đang HOT
- Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần;
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
Ngoài ra, Bảo hiểm vật chất còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thất.
Nếu xe đang đỗ đúng vị trí, bị hư hỏng do cây xanh đổ trúng – đây là sự kiện bất khả kháng, nên nếu đóng bảo hiểm vật chất xe ô tô, chủ xe sẽ được bảo hiểm chi trả chi phí sửa chữa xe.
Bí kíp lái xe an toàn trong mùa mưa bão, sấm chớp
Dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe an toàn giúp bác tài ứng phó với sự thay đổi bất thường của thời tiết mùa mưa bão.
Những cách ứng phó thông minh giúp lái xe an toàn trong mùa mưa bão, sấm chớp. Ảnh: Oto
Lái xe chậm, đều ga, không tăng ga đột ngột
Các cung đường vào thời điểm trời mưa thường trơn, trượt hơn so với bình thường. Lúc này, độ bám đường của lốp xe cũng giảm đáng kể. Do đó, tài xế nên lái xe bình tĩnh với tốc độ trung bình từ 45 km/h trở xuống.
Việc chạy chậm sẽ giúp độ bám đường của xe tốt hơn, giảm tải cho hệ thống phanh và giúp người lái xe dễ phát hiện các chướng ngại như nắp cống hay nắp hố ga.
Đồng thời, người lái nên giữ đều ga, tránh tình trạng tăng ga đột ngột. Bởi khi tăng ga mạnh sẽ tạo ra quán tính lớn làm nước tràn lên lưới tản nhiệt và đi vào ống hút gió, gây chết động cơ.
Chú ý quan sát để tránh những điểm ngập
Thao tác này sẽ giúp bạn áng chừng được mực nước và xác định xem xe ôtô của mình có thể vượt qua an toàn hay không.
Mực nước an toàn để vượt qua sẽ tùy thuộc vào khoảng sáng gầm xe mà bạn đang lái. Do đó, việc nắm vững các thông số của xe cũng là điều các chủ xe cần lưu tâm.
Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các xe
Khoảng cách an toàn giữa các xe khi chạy ở điều kiện thời tiết mưa bão ít nhất là 50m đối với đường cao tốc và từ 2-5m trong đường đô thị. Đặc biệt, tuyệt đối không nên chạy song song với các xe khác, nhất là những phương tiện lớn hơn như xe buýt, xe tải...
Việc giữ khoảng cách này giúp tránh trường hợp xe khác tạt nước lên kính, gây khó khăn cho việc quan sát, tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường.
Tắt các thiết bị không thực sự cần thiết
Khi di chuyển trong điều kiện mưa bão, có sấm chớp, tài xế nên tắt hệ thống giải trí để tránh gặp phải tình trạng chập điện, gây cháy nổ điện.
Để lái xe an toàn, tài xế cũng nên tắt điều hoà, bởi việc bật điều hòa khi trời mưa sẽ làm xuất hiện hơi ẩm ở kính xe, gây khó cho việc quan sát.
Luôn mang điện thoại và lưu số cứu hộ
Điện thoại rất cần thiết và hãy chắc chắn rằng bạn đã lưu ít nhất 1 số điện thoại cứu hộ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm vững thông tin và đặc điểm xe ôtô của mình để đội cứu hộ có thể tìm kiếm một cách nhanh nhất.
Ô tô bị ngập nước, bảo hiểm sẽ bồi thường thế nào? Xe ôtô bị ngập nước dẫn đến hỏng hóc là điều mà không chủ xe nào mong muốn, đặc biệt trong tình hình mưa lũ. Vậy trong trường hợp này, bảo hiểm có chi trả cho hỏng hóc của ôtô? Bảo hiểm ô tô ngập nước là điều khoản thuộc quyền lợi bổ sung khi khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất...