Cây diệp hạ châu nên dùng loại tươi hay khô?
Tôi bị máu nhiễm mỡ và men gan cao, cơ thể nổi nhiều mụn. Sau 1 tháng sử dụng cây diệp hạ châu tôi thấy giảm nổi mụn…
Chào bác sĩ, Tôi 36 tuổi. Tết vừa qua tôi uống rược bia nhiều nên cơ thể nổi đầy mụn. Tôi đi khám, phát hiện bị máu nhiễm mỡ và men gan cao. Tôi uống thuốc tây và thuốc nam khoảng 5 tháng nhưng không khỏi. Sau khi tham khảo trên báo tôi bắt đầu sử dụng cây diệp hạ châu. Dùng 2 loại khô và tươi, sau 1 tháng tôi thấy giảm nổi mụn. BS ơi, sử dụng cây khô và tươi thì loại nào tốt hơn và nên uống trong bao lâu? Xin AloBacsi cho tôi lời khuyên và chân thành cảm ơn. (Hoàng Việt – vietphan…@yahoo.com.vn)
Ảnh minh họa – nguồn internet
Video đang HOT
Chào bạn Hoàng Việt,
Cây diệp hạ châu (còn gọi là cây chó đẻ) là loại thuốc giải độc gan rất tốt, giúp tái tạo các tế bào gan bị tổn thương, giúp hạ men gan, chữa viêm gan, viêm gan siêu vi B.
Bạn dùng tươi hay khô đều được nhưng nếu có cây tươi thì tốt hơn, tuy nhiên việc bảo quản cây tươi không được lâu nên người ta thường dùng loại khô.
Bạn dùng khoảng 1-2 tháng, nếu thấy hết nóng, hết nổi mụn thì ngưng. Ngoài tác dụng làm mát gan, cây chó đẻ còn có tác dụng lợi tiểu, hạ áp. Khi uống nếu thấy người hơi choáng, huyết áp hạ thì bạn giảm liều xuống nhé.
Chúc bạn khỏe!
Theo PNO
Đề phòng tình trạng máu nhiễm mỡ
Tiệc tùng, bàn nhậu, ít vận động,... là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ.
Tuy nhiên, lúc khởi phát bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng bên ngoài nên nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã muộn.
Trên bàn tiệc, bàn nhậu, kể cả trên mỗi mâm cơm, chất mỡ không bao giờ thiếu. Mỡ không thể thiếu cho cơ thể nhưng "dung nạp" quá nhiều vào cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng thừa mỡ, mỡ nhiễm vào máu, gan... Thực tế hiện nay rất nhiều người bị máu nhiễm mỡ (lượng mỡ trong máu cao).
"Nạp" mỡ nhiều nguy cơ rối loạn lipid máu
Năm trước, ăn Tết xong cũng đúng thời gian gia đình anh Hoàng Đình Dũng ở Vĩnh Lộc Thanh Hóa đi khám sức khỏe định kỳ. Sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ thông báo sức khỏe của tất cả mọi thành viên trong gia đình đều ổn. Riêng anh gặp vấn đề máu nhiễm mỡ.
Nhưng vẫn còn may vì anh đã kịp thời phát hiện, chưa có biến chứng nguy hiểm nên việc điều trị dễ dàng hơn nhiều, chỉ cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập luyện và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là nhanh chóng đẩy lùi mỡ thừa tồn đọng trong máu.
Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn cho biết, trường hợp như anh Dũng không phải là hiếm. Đã có rất nhiều người giật mình phát hiện rối loạn lipid máu khi làm xét nghiệm máu khám sức khỏe định kỳ hoặc nhập viện vì điều trị căn bệnh khác. Cũng không ít người đến viện cấp cứu khi bị biến chứng của thừa mỡ máu.
Như trường hợp của anh Phong ở Ba Đình, Hà Nội, trong một lần bị tai biến nhẹ người nhà đưa đi cấp cứu, sau khi làm xét nghiệm máu bác sĩ cho biết anh bị nghẽn mạch máu lên não gây tai biến. Bệnh này phát triển là do anh có chỉ số mỡ trong máu cao.
Không riêng gì anh Phong, có rất nhiều bệnh nhân bị mỡ nhiễm máu mà không biết vì không có dấu hiệu nào biểu hiện ra ngoài, chỉ khi làm xét nghiệm máu thì mới phát hiện. Vì vậy, nhiều bệnh nhân bị nhiễm mỡ máu đến khi biến chứng tim mạch như tai biến mạch mãu não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp... thì điều trị rất khó khăn.
Bác sĩ Huệ cảnh báo, căn bệnh nhiễm mỡ máu khá phổ biến ở người hay nhậu nhẹt, tiệc tùng... Phòng tránh tốt nhất là thay đổi thói quen sống và kiểm tra mỡ trong máu theo định kỳ 6 tháng một lần.
Cẩn trọng với bệnh máu nhiễm mỡ
Cụm từ máu nhiễm mỡ, hay mỡ trong máu là để chỉ chứng rối loạn lipid máu. Lipid máu bị rối loạn là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ vữa động mạch, các bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể gây tử vong.
Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc phải căn bệnh này tăng đến mức báo động, đe dọa sức khỏe cộng động.
Nguy hiểm là không kiểm soát tốt, mỡ lắng động ở thành mạch máu, dần dần sẽ ythu hẹp thành mạch máu, lâu dài sẽ chiếm luôn "dòng chảy" của máu làm tắc nghẽn, ứ đọng, máu không cung cấp đủ cho cơ quan trong cơ quan hoạt động.
Mạch máu dẫn đến cơ quan nào không được lưu thông cơ quan đó hoạt động kém hơn. Ví dụ, mạch máu tim bị tắc nghẽn người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, mạch máu thận bị chặn đường chắc năng thật hoạt động kém hiệu quả, mạch máu tới não bị bít gây tai biến mạch máu não... Lúc này, bệnh phát rất nhanh khiến cho người bệnh "không kịp trở tay".
Theo bác sĩ Huệ thì tất cả những người trên 20 tuổi cần được xét nghiệm lipid máu ít nhất 5 năm một lần để tầm soát nguy cơ nhiễm mỡ máu. Vì mỡ trong máu tăng lên là do hậu quả chuyển hóa chất mỡ trong máu bị rối loạn. Để xác định chính xác bệnh, các bác sỹ phải dựa vào kết luận khi đo hàm lượng colesterin và glyxerin-este trong huyết tương.
Vì vậy, để phòng và điều trị hội chứng rối loạn lipid máu tốt nhất mọi người nên có một lối sống lành mạnh, từ ăn uống hợp lý, tập luyện đều đặn cân đối đến đời sống tinh thần ổn định.
Tích cực tham gia rèn luyện thể thao nhằm tăng cường tốc độ chuyển hóa trong cơ thể; ăn nhiều các loại thực phẩm có lợi cho việc giảm mỡ như rau xanh, sữa bò, nấm hương, cá, mộc nhĩ, hành tây, lạc, đậu, táo... Hạn chế những thức ăn có nhiều colesterin như óc lợn, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà và đặc biệt không được uống rượu.
Đặc biệt, chế độ ăn kiêng là rất cần thiết đối với những bệnh nhân bị nhiễm mỡ trong máu. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn kiêng quá mức, nếu không sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí bị hạ thấp công năng não, thần kinh, không có lợi đối với bệnh.
Theo Lê Hường (Tri thức trẻ)
Máu nhiễm mỡ và nguy cơ đột quỵ Chất béo rất quan trọng đối với các cơ quan chức năng của cơ thể, nhưng khi lượng chất béo quá nhiều có thể đặt bạn trước nguy cơ đột quỵ cao. Sát thủ thầm lặng Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng các chất béo không thể hòa tan nên nó không thể tan và di chuyển ở dạng tự do...