Cây dây nhện bắt đầu phát triển mạnh, mách bạn 2 mẹo cắt tỉa giúp lá non mọc tua tủa
Đặc điểm của cây dây nhện đó là loài cây thân cỏ, lá uốn chằng chịt và khi phát triển cây mẹ sẽ mọc lên nhánh con.
Cây dây nhện là một loài thân cỏ, lá uốn chằng chịt. Khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Là loại cây cảnh có khả năng hấp thu ô nhiễm rất lớn, có thể dùng làm cây cảnh trong nhà hay cây cảnh văn phòng.
Ngoài ra còn có thể hấp thu tia bức xạ máy tính. Nhờ khả năng của mình, cây biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân cây dây nhện có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.
Cây dây nhện phát triển nhanh vào mùa xuân bởi khí hậu ấm áp và môi trường ẩm ướt. Trong giai đoạn này cây phát triển rất mạnh, nhưng do chất dinh dưỡng trong đất hạn chế, không thể cung cấp liên tục chất dinh dưỡng cho lá phía trên, dẫn tới nhiều cành, lá bị héo, vàng úa. Vì vậy, ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, chúng ta cũng cần nắm được mẹo cắt tỉa lá giúp cây phát triển bền vững, xanh tốt.
Để cây dây nhện luôn xanh tốt và phát triển tốt, việc đầu tiên đó là bạn cần nắm được kỹ thuật chăm sóc cây. Dưới đây là 2 mẹo giúp cắt tỉa cây dây nhện dễ dàng, đơn giản nhưng hiệu quả cao.
1. Cắt tỉa theo phương pháp thông thường
Khi các nhánh của cây dây nhện phát triển chúng sẽ lớn rất nhanh vì vậy lúc này đất không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cây yếu và rủ xuống, chuyển sang màu vàng.
Chúng ta cần xác định những lá nào có dấu hiệu rủ xuống và chuyển sang màu vàng, những lá này chủ yếu ở vòng ngoài cùng. Trước khi loại bỏ nhánh lá này, chúng ta cần kiểm tra cành của nó và loại bỏ bớt những nhánh lá khác sao cho một cành chỉ gồm khoảng 3 lá, nếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
2. Cắt hết phần lá, chỉ để lại phần gốc
Đây là biện pháp cuối cùng để giúp cây luôn được tươi tốt, đặc biệt trong giai đoạn mùa xuân. Trong trường hợp hầu hết lá của cây dây nhện đều bị khô héo, vàng, lúc này không nên suy nghĩ giữ lại hay không bởi bạn có bón phân, tưới nước cũng không có tác dụng gì. Tốt hơn cả là cắt toàn bộ phần lá, chỉ để lại phần gốc, lúc này chất dinh dưỡng sẽ chỉ tập trung nuôi dưỡng phần gốc, là tiền đề rất tốt để cây phát triển mạnh mẽ, xanh tốt sau này.
Video đang HOT
Lưu ý: Sau khi cắt tỉa, cây sẽ có những vết thương, xuất hiện dịch, chúng ta dùng dung dịch polybacteriophos bôi lên vết thương để đảm bảo vết thương trên cây không bị nhiễm khuẩn.
7 loại cây cảnh NÊN đặt trong phòng ngủ vừa tốt cho sức khỏe vừa hợp phong thủy
Cây xanh là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Việc đặt cây cảnh trong phòng ngủ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tinh thần của gia chủ.
Vì vậy, cách trang trí này cần được tính toán khoa học và hợp lý để đem lại không gian thư giãn an toàn, thoải mái nhất.
Những cây cảnh nên đặt trong phòng ngủ
1. Cây lô hội (nha đam)
Lô hội hay nha đam được biết tới là loại thực vật không chỉ dùng để chế biến các món ăn mà còn dùng để làm đẹp. Thông thường, người ta hay tồng lô hội trong vườn hay chậu cảnh để ngoài sân mà không hay rằng loại cây nhỏ xinh này còn có tác dụng thanh lọc không khí và cung cấp khí O2 vào buổi đêm.
Khi hàm lượng hóa chất độc hại trong căn nhà ở mức cao, thân cây sẽ xuất hiện nhiều đốm nâu giúp chủ nhân đoán biết được tình trạng không gian phòng để có biện pháp cải thiện kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lô hội để điều trị các vết cắt nhỏ, vết bỏng, vết côn trùng cắn,...
Một chậu cây lô hội nhỏ để trang phòng ngủ không chỉ là món đồ trang trí xinh xinh cho căn phòng yêu quý của bạn, mà còn giúp bạn ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm nữa đấy!
Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt - màu sắc được đánh giá cao trong phong thủy. Màu xanh lá mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não của con người.
2. Cây lưỡi hổ
Theo nghiên cứu của NASA, Lưỡi hổ là một trong 12 loạithực vật giúp cải thiện không khí trong nhà ở. Loài cây được xem là một trong số những loài thực vật rất tốt cho việc cải thiện chất lượng oxy tinh khiết trong căn nhà của bạn.
Cây lưỡi hổ cũng được một số độc tố phổ biến gây khó chịu như formaldehyde, trichloroethylenr và benzene trong không khí. Loài cây này rất phù hợp với phòng ngủ vì việc chăm sóc không tốn công sức cũng như chi phí thấp.
3. Cây dây nhện
Đây được ví như chiếc máy lọc không khí tự nhiên, sẽ loại bỏ khoảng 90% formaldehyde hóa có khả năng gây ung thư có trong bầu không khí bị ô nhiễm. Loại cây này còn loại bỏ tạp chất carbon monoxide và các chất ô nhiễm như benzen và xylen.
Đặt cây dây nhện trong phòng ngủ sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn nhờ không khí trong lành. Bạn nên đặt 1, 2 chậu cây dây nhện trong phòng để chúng giúp cung cấp thêm khí O2 và hấp thụ các chất ô nhiễm, thanh lọc không khí. Ngoài ra, cây này còn hấp thụ cả chất nicotine trong khói thuốc lá.
4. Cây thường xuân
NASA cũng xếp cây thường xuân vào nhóm những loại "máy lọc khí" bậc nhất. Nguyên nhân là do loại cây này hấp thụ formaldehyde hiệu quả nhất, một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ.
Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.
Thường xuân khá dễ trồng, dễ tồn tại ở nhiệt độ vừa phải và hấp thụ ánh sáng mặt trời ở mức trung bình. Đây cũng là một trong những liệu pháp giúp nâng cao hiệu quả giấc ngủ khi được đặt trong phòng.
5. Cọ lá tre
Nếu trong nhà trồng một chậu cây cọ lá tre, nó sẽ giúp bạn làm sạch không khí trong nhà, loại bỏ bớt mùi hôi và các chất độc hại. Nhờ đó mà bạn sẽ có được giấc ngủ nhanh và sâu hơn rất nhiều. Khi trồng loại cây này bạn chỉ cần chú ý giữ ẩm cho đất là được. Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải tưới quá nhiều nước cho cây.
6. Cây dành dành
Loại cây này có lá xanh bóng và hoa màu trắng rất đẹp mắt, hoa dành dành còn có hương thơm dễ chịu giúp thư giãn, giảm đau đầu. Vì thế nhiều người thích trồng một chậu cây dành dành trong không gian phòng ngủ để có giấc ngủ ngon hơn. Cây dành dành là loại cây ưa sáng, vì thế nếu trồng trong phòng ngủ bạn nên đặt chúng gần cửa sổ nhé.
7. Cây cau cảnh, cọ cảnh
Trồng loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về những độc tố trong không khí, giúp bạn tận hưởng giấc ngủ tuyệt vời.
Ban ngày lọc không khí, ban đêm cây cau cảnh có tác dụng điều hòa giấc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều đó. Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, chắc chắn bạn sẽ thấy sức khỏe của mình được cải thiện đáng kể đó.
Ngoài ra, việc đặt cau cảnh, cọ cảnh trong phòng sẽ giúp mang lại cảm giác ấm áp, tạo cảm giác dễ chịu.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Mệnh kim nên bày những loại cây nào trong nhà thì hợp phong thủy? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại cây mà người mệnh kim nên trồng để giúp đem lại nhiều tài lộc, may mắc và sức khỏe! Không chỉ khiến không gian xanh và đẹp, cây cảnh còn ảnh hưởng tới phong thủy trong mọi mặt cuộc sống của bạn. Chọn đúng loại cây hợp mệnh gia chủ...