Cay đắng đổ sữa tươi bởi thiếu minh bạch về nguồn gốc sữa
Nghịch lý Việt Nam nhập khẩu tới 1 tỷ USD sữa hàng năm nhưng người dân lại phải đổ bỏ sữa bò tươi ra đường được nhận định là do sự thiếu minh bạch trong nguồn sản xuất sữa.
Theo tin tức báo giới đã đưa, hiện tượng người dân đổ sữa ra đường thời gian này khiến xã hội thêm chua và nhức nhối, bởi sản phẩm của họ lại đang là mặt hàng thiết yếu hàng đầu mà Việt Nam còn đang phải mất 1 tỷ USD hàng năm để nhập khẩu mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trong câu chuyện nông dân phải cay đắng đổ sữa ra đường gần đây, phó giáo sư tiến sĩ PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ trên báo Dantri, có nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của nông dân: Giá sữa bột thế giới đang rớt thê thảm, các doanh nghiệp kinh doanh sữa trong nước thích dùng sữa bột hơn mua sữa tươi của nông dân.
Nông dân đổ sữa tươi nghịch lý được giáo sư Nguyễn Đăng Vang chia sẻ. Ảnh Dân trí
Phó giáo sư Nguyễn Đăng Vang cho hay nguyên nhân không phải do sữa tươi sản xuất quá nhu cầu, thừa phải đổ đi. Năm vừa rồi, trong nước sản xuất 914 triệu lít sữa nước, trong đó chỉ có 450 triệu lít sữa tươi, còn lại là sữa bột hoàn nguyên, do không đủ sữa tươi nên mới phải dùng sữa bột hoàn nguyên.
Doanh nghiệp thích mua sữa bột hơn là sữa tươi của nông dân, vì giá sữa bột nay chỉ còn 6.300 đồng/lít, trong khi giá mua sữa tươi trong nước của nông dân cơ bản khoảng 13.500 đồng/ lít. Nếu sữa bột hoàn nguyên thành sữa nước phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để tốt được như sữa tươi thì giá thành sẽ cao hơn cả sữa tươi, nhưng không ai kiểm soát đâu là sữa bột hoàn nguyên, đâu là sữa tươi và trên bao bì cũng không ghi rõ ràng. Do đó giá sữa tươi của hộ nông dân không hấp dẫn nữa.
Video đang HOT
Ông Vang khẳng định chính phủ cần phải có sự minh bạch trong việc phân biệt sữa tươi và sữa bột hoàn nguyên, để người dân có thể uống sữa tươi thật sự với giá cả hợp lí. Chứ tình trạng đổ sữa tươi như hiện tại là rất lãng phí.
Không minh bạch trong xác định sữa tươi và sữa hoàn nguyên dẫn tới người nông dân đổ bỏ sữa tươi. Ảnh nguoilaodong
Ông đưa cách thức bảo vệ và khuyến kích sữa tươi trong nước bằng cách khuyến khích 4 thành phần đại diện nhà nước, đại diện nhà chế biến, đại diện hiệp hội tiêu dùng, đại diện nhà sản xuất sữa tươi nguyên liệu kết hợp với nhau, để bàn về vấn đề thu mua sữa vào từng mùa. Chẳng hạn, vào mùa nóng, tất cả các nước luôn thu mua sữa đắt hơn mùa lạnh vì mùa đông, bò cho sữa nhiều nhưng lượng tiêu dùng ít. 4 thành phần cần hợp tác để đưa ra một kế hoạch chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Trước đó vào sáng 10.1, hàng chục nông dân xã Tu Tra và Đạ Ròn thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đã đổ sữa bò ngay trạm thu mua của Công ty CP sữa Đà Lạt Dalat Milk để phản đối vì cho rằng đơn vị này ép người chăn nuôi khi khống chế lượng sữa nhập hàng ngày, và không tiếp thu nguyện vọng của bà con vê kiểm tra sản lượng sữa.
Khi trẻ em Việt Nam phải uống sữa đắt nhất nhì thế giới thì 350 hộ nông dân xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội lại đứng trước nguy cơ phải đổ sữa ra đường do không có nơi tiêu thụ. Các công ty siết chặt việc mua sữa, sữa thừa sản lượng không mua, khiến nhiều nông dân phải chạy vạy ngược xuôi, có lúc ra quốc lộ bán với giá rẻ. Không chỉ bị siết chặt hạn mức nhập, giá sữa trong xã cũng có sự chênh lệch, theo Zing.
Như vậy, hiện nay, người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là sữa tươi tiệt trùng, đâu là sữa hoàn nguyên tiệt trùng. Do vậy thiếu minh bạch trong nguồn gốc sữa là nguyên nhân gây hại cho người dân.
Theo NTD
Gần triệu người kê khai tài sản, chỉ một bị kỷ luật vì không trung thực
Trong số hơn 944 nghìn trường hợp đã kê khai thài sản thu nhập (TSTN), chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ duy nhất một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Những con số trên được đại diện Thanh tra Chính phủ nêu ra trong báo cáo công tác phòng , chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp sáng ngày 15/9.
Nhận định về thực trạng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho hay, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tình trạng sách nhiễu, või vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Đối với việc minh bạch tài sản, thu nhập, trong năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản thu nhập. Số người chậm kê khai tài sản thu nhập trong năm là 6,9 nghìn người. Có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản thu nhập, trong đó đã có 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai tài sản thu nhập không trung thực và 6 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn trong minh bạch tài sản thu nhập.
Nhận định về con số trên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng việc công khai tài sản thu nhập để kiềm chế tham nhũng kết quả không như mong muốn, rất hạn chế. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn và cán bộ công chức...
Ông Lượng thì nhận định, một trong những nguyên nhân là do việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Vẫn còn cán bộ, lãnh đạo chủ chốt, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp vẫn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan tổ chức đơn vị còn hình thức; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.
Vì thế, Thanh tra Chính phủ đề nghị QH xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan theo hướng làm rõ hơn hành vi bà bổ sung các tội danh về tham nhũng, chức vụ bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Phòng, chống tham nhũng với Bộ Luật hình sự, trong đó việc nội luật hóa những quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Quy định cụ thể điều kiện miễn hoặc giảm hình phạt đối với người có hành vi tham nhũng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát giác; quy định nghĩa vụ giải trình của người bị khởi tố, điều tra, truy tố về tội tham nhũng; kiểm soát việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Phạt vi phạm hơn 1.000 tỉ đồng Về hiệu quả của thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, Phó Tổng thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, đã triển khai 6.877 cuộc thanh tra hành chính và 150.932 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó đã phát hiện 31,5 nghìn tỷ đồng, 3,7 nghìn ha đất; kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 29,9 nghìn tỷ đồng và 2,6 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 1,5 nghìn tập thể, 2,7 nghìn cá nhân; ban hành quyết định xử phạt vi phạm đối với nhiều tổ chức, cá nhân, với số tiền 1,1 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 40 vụ, 47 đối tượng.
Theo Thành Văn
Pháp luật TPHCM
Chuyện đại gia chi nghìn tỉ sắm tàu ra Hoàng Sa: "Nồi cháo rìu" tàu cá Khi các báo rộ tin ông Phạm Ngọc Lâm - chủ Công ty CP Đức Khải "mua" 100 tàu đánh cá hiện đại cùng ụ nổi và trực thăng để đánh cá với mục đích kinh doanh ngoài Biển Đông, với những cái tít hùng hồn, mọi người đều mừng rỡ mà bái phục. Mừng vì ngư dân ta vốn nghèo, luôn lép...