Cây, con mới làm nên “sức sống” nông nghiệp Thủ đô
Đến hết năm 2016, Hà Nội đã có thêm 54 xã đạt tiêu chí để xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới ( NTM), nâng tổng số xã hoàn thành NTM của toàn thành phố lên 255/386 xã. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng/người/năm… Những kết quả đó có phần đóng góp lớn của chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Có thêm 54 xã cán đích nông thôn mới
Đan Phượng là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn NTM. Ông Nguyễn Hữu Tịnh – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: “Đến nay, kinh tế của Đan Phượng liên tục phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,26%. Thu nhập bình quân đầu người từng bước được cải thiện, từ 18,3 triệu đồng năm 2011 lên khoảng trên 30 triệu đồng năm 2016. Theo ông Tịnh, để có được thành quả đó, một phần là nhờ huyện mạnh dạn chuyển đổi 1.045ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như hoa ly, cam Canh, bưởi tôm vàng, trong đó có nhiều diện tích cho thu nhập từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha.
Anh Dương Văn Thọ thu hoạch bưởi tôm vàng bán cho khách tại vườn của gia đình ở đội 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Một trong những nông dân điển hình của huyện là anh Dương Văn Thọ (ở đội 2, xã Thượng Mỗ). Nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng bưởi tôm vàng mà chỉ với 3 sào đất, gia đình anh Nội đã có thu nhập trên dưới 200 triệu đồng/năm. “Giờ bưởi tôm vàng đã có thương hiệu và được khách hàng khắp nơi ưa chuộng nên người trồng chúng tôi rất phấn khởi. Bưởi trồng ra bao nhiêu cũng bán hết với giá cao, trung bình 60.000 đồng/quả, thu nhập cao gấp cả chục lần so với trồng lúa” – anh Thọ chia sẻ.
Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, thành tựu nổi bật nhất trong quá trình xây dựng NTM của Hà Nội phải kể đến là lĩnh vực nông nghiệp đã có bước chuyển đổi mạnh mẽ. Theo thống kê, đến nay thành phố đã hình thành được 15 xã trọng điểm về chăn nuôi bò sữa với hơn 10.000 con; 19 xã chăn nuôi bò thịt với gần 27.000 con, 13 xã chăn nuôi lợn với hơn 227.000 con và 29 xã chăn nuôi gia cầm với gần 6 triệu con… “Bên cạnh đó, các đề án phát triển hoa cây cảnh; cây ăn quả; chè an toàn; lúa hàng hóa cũng được duy trì và phát triển tốt, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố lên 239 triệu đồng/ha” – ông Mỹ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hướng đến nền nông nghiệp sạch
Tại huyện Phúc Thọ, tính đến hết năm 2016 có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM, như vậy huyện chỉ còn 2 xã chưa đạt đủ 19/19 tiêu chí. Ông Đoàn Tuấn Anh – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết, năm 2017, huyện sẽ tiếp tục dồn lực đầu tư cho 2 xã còn lại, phấn đấu đến tháng 7.2017 Phúc Thọ sẽ trở thành huyện NTM”.
Cũng theo ông Anh, năm 2017, tam nông vẫn sẽ là lĩnh vực được Phúc Thọ tập trung đầu tư, trong đó, huyện sẽ chú trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, như đưa các giống cây – con mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như phát triển mô hình nuôi thỏ New Zealand, nuôi lợn rừng sinh học, nuôi gà thả vườn, cá an toàn sinh học… Đặc biệt, huyện sẽ phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt – Phúc Thọ theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, thực phẩm an toàn và bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.
Về xây dựng NTM năm 2017, Giám đốc Sở NNPTNT Chu Phú Mỹ cho hay: “Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, cần tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí từ y tế, giáo dục, văn hóa đến môi trường… Đối với sản xuất, cần đặc biệt quan tâm đến củng cố, đổi mới hoạt động của các HTX để đẩy mạnh vai trò liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân”.
Theo Danviet
Tiếp vốn cho các xã cán đích năm 2016
Tính đến hết quý III.2016, toàn TP.Hà Nội đã có 201/386 xã (chiếm 52,07%) đạt chuẩn NTM. Ngoài Đan Phượng và Đông Anh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ huyện đạt chuẩn theo ý kiến góp ý của Ban chỉ đạo T.Ư.
Đề xuất bổ sung 5 tỷ đồng/xã
Tại hội nghị giao ban quý III.2016 Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM vừa qua, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, song theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình 02 của thành phố, số xã hoàn thành NTM ở các huyện chưa đồng đều. Trong khi một số huyện đã vượt chỉ tiêu phấn đấu thì còn nhiều nơi kết quả đạt thấp như huyện Mỹ Đức, Ba Vì, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.
Nghề trồng rau an toàn đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
TP.Hà Nội đang đề ra mục tiêu đến hết năm 2016 sẽ có thêm ít nhất 35 xã đạt chuẩn NTM. Tính đến thời điểm này, theo kết quả rà soát ban đầu của các huyện, thị xã, có thể thấy mục tiêu trên sẽ đạt được.
Lý giải về vấn đề này, ông Tạ Thanh Phong - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết, việc xã hội hóa nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn thị xã còn chậm.
Nói thêm về những khó khăn đang gặp phải trong quá trình xây dựng NTM, ông Mỹ cho rằng, một trong những rào cản chính là do nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM còn rất hạn hẹp, chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước.
"Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm trong xây dựng NTM, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên.Tuy nhiên, trong bối cảnh yêu cầu của Chương trình xây dựng NTM ngày càng cao nhưng nguồn lực gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi mỗi địa phương phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Ban chỉ đạo Chương trình 02 thành phố đề nghị Ban chỉ đạo các huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở, tiến hành giao ban định kỳ theo tháng, theo tuần để nắm bắt tình hình, cập nhật tiến độ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở" - ông Mỹ khẳng định.
Hiện nay, Sở NNPTNT đã có văn bản tham mưu UBND thành phố bổ sung kinh phí 5 tỷ đồng/xã đối với những xã có khả năng đạt chuẩn NTM trong năm 2016 nhưng chưa được hỗ trợ.
Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho dân
Ông Mỹ cũng cho biết, hiện vẫn còn 5 huyện chưa thực hiện xong dồn điền đổi thửa (DĐĐT), với diện tích 1.005ha, gồm Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Chương Mỹ và Mỹ Đức, dẫn đến việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT của thành phố còn thấp, quy mô nhỏ, phân tán. "Đáng chú ý, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau DĐĐT còn thiếu quyết liệt, kết quả hạn chế. Mặc dù các Sở NNPTNT, Tài chính, TNMT đã tích cực hướng dẫn theo hướng giảm thủ tục hành chính trong việc cấp sổ đỏ nhưng công tác triển khai thực tế ở các địa phương rất chậm. Toàn thành phố mới cấp được 272.969/723.825 sổ đỏ, đạt hơn 37%" - ông Mỹ nhấn mạnh.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho biết, việc cấp sổ đỏ ở cơ sở còn chậm là do một số địa phương để thất lạc hồ sơ, phương án DĐĐT, sơ đồ đo đạc, chia ruộng, biên bản bốc thăm giao ruộng cho nhân dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các địa phương từ nay đến cuối năm phải dồn lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ sau DĐĐT. "Đây là nhiệm vụ trọng tâm phải quyết liệt hoàn thành, nếu địa phương nào không hoàn thành, Bí thư, cấp ủy phải chịu trách nhiệm, trong quá trình thực hiện phải bảo đảm đúng tiến độ và quy định của pháp luật" - bà Hằng nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu các huyện, thị xã rà soát lại việc đăng ký các xã NTM sát với thực tế và phải có kế hoạch phấn đấu hợp lý, tránh dàn trải, đồng thời chú trọng huy động các nguồn lực để phục vụ xây dựng NTM, không huy động quá sức dân.
Theo Danviet
Vựa rau - lúa Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới Sau 2 huyện Đan Phượng, Thanh Trì, huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia ký quyết định công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) năm 2015. Thu nhập tăng thêm 135 triệu đồng/ha/năm Đông Anh là huyện ven đô có 23...