Cây cổ thụ già nhất châu Âu, 1.230 tuổi vẫn không ngừng phát triển
Mặc dù đã gần 1.230 tuổi và trải qua hàng loạt cơn hạn hán và nắng nóng, cây thông cổ thụ này vẫn rất khỏe mạnh và phát triển tốt.
Cây thông Italus đã 1.230 năm tuổi.
Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu đặt biệt danh cho cây thông này là “Italus”. Việc nghiên cứu quá trình tồn tại của nó bất chấp điều kiện thời tiết có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm và đưa ra những biện pháp cụ thể để ngăn ngừa biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo khoa học đăng tải trên tạp chí Ecolology, Italus nảy mầm trên sườn núi ở miền nam Italia từ năm 789. Cây thông này chỉ mới được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Tuscia.
Nhóm nghiên cứu đã mất 4 năm khảo sát một cách kỹ lưỡng khu vườn gia Pollino ở miền nam Italia. Cây thông 1.230 tuổi này là loại Heldreich, vốn rất phổ biến trong khu vực.
Italus đã sống sót qua hàng loạt điều kiện thời tiết khác nhau trong một thiên niên kỷ qua, từ lạnh giá ở thời Trung Cổ cho đến nhiệt độ ấm hơn những năm gần đây.
Các nhà nghiên cứu hoàn toàn ngạc nhiên về sức sống mãnh liệt của Italus.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu ngày nay cũng không ngăn cản cây thông cổ thụ như Italus phát triển, theo các nhà nghiên cứu.
Có nhiều lý do để giải thích sự phát triển không ngừng của Italus, nhà nghiên cứu Gianluca Piovesan nói.
Nhiệt độ vẫn mát mẻ hơn nhờ điều kiện vùng núi. Môi trường ô nhiễm đã giảm mạnh nhờ các quy định siết chặt hơn về lượng khí thải ở châu Âu.
Tồn tại ở vùng sườn núi cũng giúp Italus tránh khỏi những đợt cháy rừng, diễn ra rải rác ở khu vực trong suốt hàng trăm năm.
Video đang HOT
Có nhiều lý do dẫn tới sự phát triển không ngừng suốt ngàn năm của cây thông cổ thụ này.
Các nhà nghiên cứu nói việc xác định chính xác tuổi thọ của Italus không hề dễ dàng. Họ sử dụng phương pháp xác định tuổi thọ bằng carbon phóng xạ để biết thời gian cây nảy mầm và đánh giá sự phát triển của cây qua các mẫu rễ để bổ sung những năm còn thiếu
“Bằng cách kết hợp hai phương pháp, chúng tôi tự tin rằng mình đã xác định chính xác tuổi thọ của cây”, Piovesan nói trên National Geographic.
Trước Italus, một cây thông cổ thụ khác ở Hy Lạp được coi là cây sống thọ nhất châu Âu, vào khoảng 1.075 tuổi.
Theo Danviet
3 triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc
Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất thế giới, với những triều đại hùng mạnh, đạt đến mức phồn thịnh, đóng góp vào sự phát triển của nước này..
Binh sĩ Trung Quốc đứng gác tại Quảng trường Thiên An Môn.
Theo National Interest, trái với quan niệm phương Tây rằng Trung Quốc thời xa xưa bị cô lập và suy yếu, nhiều triều đại Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
Đến thời nhà Minh, tàu thuyền Trung Quốc đã vươn ra khắp nơi trên toàn thế giới để đẩy mạnh giao thương và ngoại giao. Có thể nói, Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới và nền văn minh lâu đời, luôn là một cường quốc không thể xem thường.
Dưới đây là 3 triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc theo đánh giá của National Interest.
Nhà Hán
Hán Cao tổ Lưu Bang là người có công lập nên nhà Hán. Ảnh minh họa.
Nhà Hán cai trị Trung Quốc trong vòng 4 thế kỷ, từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220. Thừa hưởng đất nước Trung Quốc thống nhất từ nhà Tần, nhà Hán mới là triều đại duy trì sự thống nhất này và phát triển các thể chế đặc trưng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Hán duy trì bộ máy quân chủ chuyên chế thông qua hệ thống thu thuế hiệu quả, triệt để hơn bất kỳ một thể chế nào đương thời. Để có được doanh thu, nhà Hán cũng độc quyền về sắt và muối.
Nguồn của cải dồi dào giúp nhà Hán mở rộng biên giới Trung Quốc xa hơn nữa về phía miền nam. Những bộ tộc yếu thế hơn và có nền văn hóa không lớn mạnh bằng nhanh chóng bị đánh bại.
Tuy vậy, vấn đề lâu năm của Trung Quốc khi đó là sự quấy phá của người du mục ở phía bắc. Đó là lý do Tần Thủy Hoàng thời nhà Tần ra lệnh xây dựng Vạn lý trường thành. Nhà Hán tiếp tục mở rộng các cuộc viễn chinh về phương bắc hơn nữa, vươn đến Tân Cương và Trung Á ngày nay.
Bước phát triển vượt bậc giúp Trung Quốc nhanh chóng mở rộng quan hệ giao thương với các nền văn minh khác, sau hình thành tuyến đường thương mại quy mô lớn gọi là con đường tơ lụa.
Để kiểm soát các tuyến đường thương mại và đánh bại kẻ thù, Trung Quốc kiểm soát Tân Cương, làm bàn đạp mở rộng ảnh hưởng ra phía tây. Phật giáo cũng du nhập vào Trung Quốc thông qua tuyến đường này.
Nhà Đường
Nhà Đường hùng mạnh từng thảm bại trước đế chế Hồi giáo.
Sau khi nhà Hán sụp đổ bởi nội chiến, Trung Quốc bước vào giai đoạn hỗn loạn và chia rẽ cho đến khi lại được thống nhất bởi nhà Tùy. Nhà Đường hình thành sau đó chi phối Trung Quốc trong giai đoạn năm 618-907.
Nhà Đường được đánh giá là triều đại mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra trường quốc tế. Lực lượng quân sự của Trung Quốc thời nhà Đường cũng đạt đến mức hùng mạnh nhất, là giai đoạn vàng của thời đại quân chủ chuyên chế.
Ở giai đoạn cực thịnh, nhà Đường kiểm soát lãnh thổ rộng gấp đôi nhà Hán. Số dân đông đảo khi đó lên tới 80 triệu người, vượt trội hoàn toàn so với các dân tộc láng giềng.
Cũng trong thời kỳ này, tầm ảnh hưởng của nhà Đường lan rộng đến cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng. Mặc dù không cai trị Tây Tạng, nhà Đường là triều đại đầu tiên của Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng đến cao nguyên này.
Một phần thành công của nhà Đường là nhờ học được cách chiến đấu trước dân du mục. Nhà Đường đặc biệt chú trọng đến việc nuôi giống, đưa ngựa chiến vào hàng ngũ quân đội. Nhà Đường cũng sẵn sàng trọng dụng các tướng tài xuất thân từ vùng Trung Á.
Nhà Đường một lần nữa vươn tầm kiểm soát tới khu vực Tân Cương, chạm đến biên giới với Đế quốc Ba Tư. Thất bại của nhà Đường trước quân Ả Rập vào năm 751 chấm dứt thống trị Trung Á của hoàng đế Trung Quốc.
Trong những năm cuối triều đại, khởi nghĩa An Lộc Sơn nổ ra, khiến nhà Đường rơi vào bất ổn và suy vong. Ước tính một nửa số dân nhà Đường thời kỳ này chết vì chiến tranh, nạn đói và bệnh dịch.
Nhà Thanh
Càn Long là hoàng đế nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời nhà Thanh. Ảnh minh họa.
Tất cả những triều đại sau nhà Đường đều khiến Trung Quốc suy yếu và chìm trong chiến tranh. Chỉ đến khi nhà Minh thành lập (1368-1644), đất nước Trung Quốc mới lại thống nhất.
Nhưng nhà Minh được các sử gia Trung Quốc coi là một trong những triều đại tồi tệ nhất vì nạn hoạn quan hoành hành.
Đến triều nhà Thanh (1644-1911), Trung Quốc trải qua giai đoạn quân chủ chuyên chế cực thịnh cuối cùng. Không chỉ đạt thành tựu lớn về văn hóa, lịch sử, nhà Thanh có công lớn giúp duy trì đất nước Trung Quốc rộng lớn như hiện nay.
Nhưng nhà Thanh cũng là đối tượng bị chỉ trích bởi các nhà sử học vì sự yếu kém trong hệ thống lãnh đạo đã tạo cơ hội để phương Tây nhảy vào xâu xé.
Nhà Thanh thực tế không có nguồn gốc Trung Quốc. Đó là người mãn từ phía bắc Trung Quốc tràn xuống qua Vạn lý trường thành. Nhưng khi kiểm soát Trung Quốc thì họ cũng bị đồng hóa, duy trì phong tục Trung Hoa nhiều hơn là phong tục truyền thống.
Thuốc súng được phát hiện ở thời kỳ này, giúp nhà Thanh kiểm soát một cách hiệu quả hơn các vùng đất xa xôi như Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu và Mông Cổ.
Nhà Thanh cũng đạt thành tựu về ngoại giao khi ngăn Nga và Anh mở rộng thêm lãnh thổ. Trung Quốc được coi là vùng đệm hoàn hảo ngăn Nga và Anh xung đột.
Nhưng nhà Thanh đã không thể chống đỡ các mối đe dọa từ biển, đầu tiên là phương Tây và sau đó là đế quốc Nhật Bản.
Có thể nói, nhà Thanh đã có công gìn giữ một khu vực lãnh thổ rộng lớn, làm nền tảng cho Trung Quốc bước vào thời đại mới.
Theo Danviet
Cấm vận dầu mỏ có ngăn Kim Jong-un phát triển hạt nhân? Lệnh cấm vận dầu mỏ khắc nghiệt nhất của Liên Hợp Quốc nhiều khả năng sẽ không ngăn được Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, giới chuyên gia nhận định. Người dân Triều Tiên chứng kiến cuộc diễn tập quân sự ở Wonsan. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi tuần trước áp lệnh trừng phạt nặng nề...