Cây cỏ dại được trồng vào chậu, giá hơn 100.000 đồng/cây vẫn đắt hàng
Theo chủ cửa hàng cây cảnh, loại cây này được rất nhiều người ưa chuộng, có tháng cửa hàng bán được hơn 200 chậu.
Loại cỏ được nhắc đến ở đây chính là cây cỏ bốn lá. Cỏ bốn lá là một biến dạng bất thường của cỏ ba lá thông thường. Người ta tin rằng cỏ bốn lá đem lại may mắn cho những ai tình cờ tìm thấy chúng.
Người ta ước tính rằng cứ khoảng 10.000 cây cỏ ba lá thì có một cây bốn lá. Kỷ lục đã được ghi nhận là 56 lá, được Shigeo Obara ở Hanamaki, Iwate, Nhật Bản phát hiện ngày 10 tháng 5 năm 2009.
Với mong muốn nhận được sự may mắn trong cuộc sống, nhiều người không ngần ngại chi tiền để mua những chậu cây cỏ bốn lá về trưng bày tại bàn làm việc hay trong nhà.
Mỗi chậu cây may mắn này sẽ được bán giá 135.000 đồng.
Bán cây cảnh được 6 năm nay, chị Vũ Hà Châu (trú tại Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) cho biết năm nay, chị mới nhập thử những chậu cây cỏ 4 lá về bán. Không ngờ, khách hàng của chị lại yêu thích tới vậy.
“Tôi mới nhập từ Trung Quốc những chậu cỏ 4 lá này về bán được khoảng 3 tháng nay. Khách đặt mua khá nhiều, có tháng cửa hàng chúng tôi bán được 250 chậu”, chị chia sẻ.
Video đang HOT
Chị cho biết mỗi tháng cửa hàng chị chỉ nhập về một số lượng nhất định nên lượng khách đặt quá đông, chị cũng sẽ nợ đơn và đợi hàng về sẽ gửi đi. Với mỗi chậu cây, giá bán ra ngoài thị trường là 135.000 đồng/chậu.
Chủ cửa hàng cho biết cả cây và chậu cao chừng 20cm.
Theo đó, cây cỏ 4 lá rất dễ chăm sóc. Mọi người mua về có thể để trong nhà thoải mái. Chỉ cần 1 tuần, đưa cây ra chỗ có ánh sáng tự nhiên khoảng 2-3 buổi, nhưng chú ý không được để chỗ nắng gắt.
“Có thể để tại bậu cửa sổ hay gần cửa là được. Khoảng 2 tuần, người chơi cây sẽ tưới một lần. Không cần phân bón gì, cây chỉ cần tưới nước và cho ra nắng là có thể phát triển tươi tốt”, một nhân viên tại cửa hàng này chia sẻ.
Mỗi tháng, cửa hàng của chị Châu bán từ vài chậu đến hơn 200 chậu cây cỏ may mắn.
Một người bán khác trên mạng xã hội cho biết mỗi nhánh cỏ 4 lá sẽ được bán với giá 50.000 đồng. Tuy nhiên, anh không gửi cho khách ở xa, thuộc khu vực miền Bắc. Vì anh cho rằng cây cỏ này rất dễ héo, gửi đi xa cây có khả năng héo và khó có thể trồng, chăm sóc được.
Hiện tại, anh đang có một chậu cây cỏ 4 lá do anh nhân giống và trồng tại nhà. “Tôi không phải kinh doanh chuyên nghiệp, nếu ai muốn mua thì tôi sẽ cắt nhánh cỏ 4 lá để bán với mức giá 50.000 đồng/nhánh thôi. Để có được một chậu cây cỏ 4 lá này, tôi phải nhân giống chéo bằng hạt đã ra 5-6 lá. Bởi muốn cây có 5-6 lá hoặc nhiều hơn phải cho lai chéo giữa các cây và nhân giống bằng hạt”, anh chia sẻ.
Theo chị Châu, có thời điểm tắc biên, hàng về không kịp bán, chị cũng phải nợ đơn của khách hàng.
Nói về lý do bán theo nhánh, anh cho biết đây là cây đột biến nên anh sẽ cắt theo nhánh để người mua đem về trồng, tỷ lệ đột biến 4 lá sẽ cao hơn.
Loại cây này là cỏ nên rất dễ trồng và chăm sóc. Anh chỉ tưới nước khi thấy đất quá khô. Còn lại, chúng sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ.
Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.
Mô hình bộ xương của loài cá sấu cổ đại Sarcosuchus tại Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia ở Paris, Pháp. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Một nhà khoa học người Brazil cho biết đã tìm thấy hóa thạch của một loài bò sát nhỏ giống cá sấu sống trong kỷ Tam Điệp, vài triệu năm trước khi xuất hiện những con khủng long đầu tiên.
Báo cáo được công bố trên Tạp chí báo cáo khoa học ngày 20/6 cho biết, hóa thạch của loài săn mồi có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.
Parvosuchus, sống cách đây khoảng 237 triệu năm, đi bằng 4 chân và dài khoảng 1 m, là loài săn mồi trên cạn và ăn các loài bò sát nhỏ hơn.
Parvosuchus có nghĩa là "cá sấu nhỏ", thuộc về một họ bò sát đã tuyệt chủng được gọi là Gracilisuchidae. Cho đến nay, loài này chỉ được biết đến ở Argentina và Trung Quốc.
Theo nhà cổ sinh vật học Rodrigo Muller thuộc Đại học Liên bang Santa Maria, đồng thời là tác giả của nghiên cứu, họ Gracilisuchidae là những sinh vật rất hiếm trong thế giới hóa thạch.
Nhóm này đặc biệt thú vị vì chúng sống và tuyệt chủng khoảng 7 triệu năm trước buổi bình minh của loài khủng long.
Ngoài ra, Gracilisuchidae cũng là đại diện cho một trong những nhánh sớm nhất của dòng họ Pseudosuchia - sau này đã tiến hóa thành cá sấu.
Parvosuchus sống vào thời điểm đổi mới tiến hóa sau cuộc tuyệt chủng hàng loạt tồi tệ nhất trên Trái Đất cách đây 252 triệu năm.
Sự kiện tuyệt chủng này đã mở đường cho các nhóm bò sát đa dạng cạnh tranh giành các hốc sinh thái, trước khi khủng long trở thành loài thống trị./.
Hóa thạch bò sát cổ đại tiết lộ mới về quá trình tiến hóa ban đầu ở biển Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hóa thạch bò sát biển 246 triệu năm tuổi, loại hóa thạch lâu đời nhất được tìm thấy ở Nam bán cầu, làm sáng tỏ sự tiến hóa ban đầu của động vật có vú ở biển. Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong hồ sơ hóa thạch - được gọi là...