Cây cầu treo độc đáo cao nhất thế giới, sử dụng tên lửa để thi công
Cầu Siduhe là cây cầu cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 496 m so với mặt nước, khiến nhiều du khách không dám nhìn xuống dưới.
Điều đặc biệt là khi các kỹ sư thi công đã phải dùng đến tên lửa để kéo dây cáp cầu.
Nằm ở độ cao 496 m so với mặt nước, cầu Siduhe giành kỷ lục cây cầu cao nhất thế giới
Cầu Siduhe bắc qua một thung lũng thuộc huyện Ba Đông (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), nằm trong dự án 483km cuối cùng của tuyến đường cao tốc Tây Hurong dài 2.175 km, nối Thượng Hải, Trùng Khánh và Thành Đô
Cầu Siduhe có 16.129 dây thép đặc biệt loại 5,1mm, khởi công xây dựng từ năm 2004, hoàn thành vào tháng 10/2008 và chính thức thông xe vào năm 2019
Cầu có 4 làn xe và dài khoảng 1.222 m
Sudihe có cấu trúc tương tự hệ thống cầu treo phổ biến với các tháp cầu hình chữ H bằng bê tông
Do độ cao và địa hình hiểm trợ, các kỹ sư đã phóng tên lửa kéo dây cáp từ ngọn núi này qua ngọn núi khác
Chính vì thế, toàn bộ quá trình chuyển cáp chỉ diễn ra có… hơn 10 giây
Phương pháp này sau đó được đặt tên là “phương pháp xây cầu tên lửa” gây chấn động thế giới thời điểm đó
Video đang HOT
Đứng trên cầu, du khách có thể chiêm ngưỡng núi non hùng vĩ bên sông Tứ Độ
Và cảm giác trải nghiệm thú vị trong mây trên một độ cao không tưởng
Cải tạo từ nhà cấp 4, ngôi nhà tặng mẹ không cần xây cao tầng vẫn đầy đủ tiện nghi
Trên nền nhà cấp 4, ngôi nhà sau khi được cải tạo trở nên khang trang hơn và là một món quà tặng mẹ từ chàng trai 22 tuổi.
Tháng 6 năm 2022, trên nhiều diễn đàn, trang hội nhóm về nhà cửa, nội thất xuất hiện những hình ảnh về một ngôi nhà ở Tây Ninh. Được biết, đây là ngôi nhà tặng mẹ bởi một chàng trai 22 tuổi, được cải tạo lại trên nền của một ngôi nhà cấp 4 cũ.
Ngôi nhà có diện tích mặt bằng là 81m2, diện tích thực thi công là 67,5m2, có thiết kế không quá cầu kỳ. Điều khiến nhiều người chú ý chính là câu chuyện phía sau nó.
Theo đó, cậu bạn 22 tuổi tên Phong quê ở Tây Ninh, sau một thời gian đi làm đã dành dụm được 100 triệu, thấy căn nhà cấp 4 của gia đình hiện tại đã cũ, cậu quyết định vay thêm ngân hàng 300 triệu để cải tạo lại.
Cũng theo cậu bạn chia sẻ, công trình mất 3 tháng cậu tự mình lên ý tưởng và 2 tháng thuê thợ thi công để hoàn thiện.
Ngôi nhà vẫn được giữ gần như nguyên vẹn cấu trúc về các không gian phòng, không xây thêm nhiều tầng lầu nhưng vẫn đem lại một không gian sống rất đầy đủ, tiện nghi cho gia đình 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai.
Những yếu tố giúp ngôi nhà được thay đổi toàn bộ bộ mặt có thể kể tới là thay đổi vật liệu của một số phần trong nhà, tông màu tường, sàn và đồ nội thất tương đồng và thêm phần gác lửng để mở rộng công năng sử dụng.
1. Thay đổi vật liệu một số phần
Qua hình ảnh có thể thấy, một số phần trong ngôi nhà đã được thay đổi vật liệu sao cho đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như đạt giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Đầu tiên phải kể tới cửa chính. Ban đầu, cửa được làm bằng sắt. Theo chia sẻ của chủ nhân ngôi nhà, chi phí làm cửa sắt từ đầu cũng rất cao, nhưng trong quá trình sử dụng, nó mang lại nhiều bất tiện như tiếng ồn lớn khi đóng mở, qua thời gian dài và tác động của thời tiết thì bị rỉ sét, phần trên cửa có nhiều chi tiết dễ gây bám bụi, khó vệ sinh.
Chính vì vậy, cậu bạn đã quyết định thay thế bằng chiếc cửa bằng nhôm xingfa kết hợp với kính.
Sự thay đổi này giúp phần cửa của ngôi nhà trở nên đơn giản hơn, đồng thời giúp không gian mở ra trông thoáng đãng hơn. Phần sân trước cửa cũng được thay thế từ sân sỏi chuyển sang lát gạch, tạo cảm giác sạch sẽ, dễ vệ sinh hơn.
Hình ảnh trước và sau khi thay thế của cửa chính ngôi nhà. (Ảnh Lê Chấn Phong)
Trong phòng khách kết hợp khu vực ngủ ban đầu có một khung cửa sổ cũng được làm bằng sắt, vốn để cho nhà có nơi lưu thông gió. Tuy nhiên, qua thời gian dài, đây lại là nơi chứa nhiều bất cập nhất, đặc biệt là khi trời mưa lớn, nước còn có thể chảy ngược vào nhà thành dòng, Phong chia sẻ thêm.
Khi cải tạo lại nhà, phần cửa sổ đó đã được lấp đi hoàn toàn. Phần tường nhà thay vì lát đá nửa như trước kia đã được lăn sơn toàn bộ, chỉ có một phần tường ở khu vực lấp cửa sổ kia được lát đá kịch trần để tạo điểm nhấn cho cả không gian.
Trước kia, mái nhà cũng là mái tôn, đèn trong nhà sử dụng là đèn tuýp huỳnh quang thông thường. Khi tiến hành cải tạo lại, ngôi nhà đã như được khoác một tấm áo mới khi sử dụng toàn bộ hệ thống đèn âm trần, tăng tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả chiếu sáng.
Khu vực cửa sổ được lấp đi hoàn toàn, thay bằng bức tường lát đá đến kịch trần. (Ảnh Lê Chấn Phong)
Tường nhà được lăn sơn toàn bộ thay vì lát đá nửa như trước. (Ảnh Lê Chấn Phong)
Phá bỏ những phần không cần tới để tránh gây lãng phí không gian. (Ảnh Lê Chấn Phong)
Đặc biệt nhất phải kể tới khu vực tủ bếp. Không làm bằng tủ gỗ như thông thường, Phong chia sẻ, để tiết kiệm chi phí, cậu đã quyết định làm hệ bếp bằng nhựa.
Việc thay đổi các vật liệu không chỉ đem lại diện mạo hoàn toàn mới mà còn phù hợp hơn với mục đích sử dụng của từng phần trong ngôi nhà.
2. Sự thống nhất, tương đồng về màu sắc
Màu sắc chủ đạo được sử dụng từ tường, sàn nhà, cầu thang hay cả đồ nội thất, thiết bị điện tử trong nhà là gam màu trung tính, có thể kể tới như trắng, đen và ghi xám. Sự tương đồng màu sắc góp phần rất lớn vào việc tổng thể không gian trông được hài hòa nhưng lại không bị đơn điệu.
Theo các nhà thiết kế, gam màu trung tính thể hiện sự đơn giản, nhưng vẫn tinh tế, sang trọng của không gian nhà ở. Trong công trình của mình, Phong nhấn mạnh vào sự đơn giản, không quá gây rối mắt.
Màu sắc sử dụng đồng nhất trong thiết kế, từ tường, sàn nhà, rèm cửa hay các đồ nội thất. (Ảnh Lê Chấn Phong)
3. Thi công thêm để tăng công năng sử dụng
Trước kia, ngôi nhà chỉ là một căn nhà cấp 4 với duy nhất một tầng. Tuy nhiên khi cải tạo, Phong đã tiến hành thi công thêm một phần gác lửng, được dẫn lên bởi chiếc cầu thang xoắn bằng kim loại.
Gác lửng chủ yếu là phòng ngủ và là nơi cất giữ đồ đạc của Phong. Cậu bạn chia sẻ, dù biết cầu thang xoắn khá bất tiện so với mẹ, tuy nhiên mẹ cũng ít khi lên khu vực gác lửng nên việc này cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Vì diện tích khu vực để thi công cầu thang là phòng khách khá nhỏ, nên đây là phương án tối ưu nhất.
Song song với gác lửng sẽ có một ô cửa kính khá lớn, nhằm đón thêm ánh sáng vào nhà.
Ô cửa sổ lớn song song với phần gác lửng để đón thêm ánh sáng tự nhiên vào nhà. (Ảnh Lê Chấn Phong)
Trước kia, phòng khách và khu vực bếp được ngăn với nhau bởi 1 vách ngăn, vô tình tạo cảm giác không gian chật, hẹp. Nhưng giờ đây, bức vách đã được phá bỏ, tạo không gian mở cho phòng bếp và phòng khách, đẹp lại cảm giác thoáng đãng hơn.
Một phần nữa của ngôi nhà cũng được Phong lên ý tưởng thi công thêm để tăng công năng sử dụng, đó là khu vực khoảnh sân nhỏ, thường được mẹ cậu sử dụng làm nơi rửa bát. Phong quyết định xây lại hoàn chỉnh khu vực này thành phòng giặt đồ kết hợp phòng vệ sinh.
Bức tường ngăn cách giữa phòng khách và bếp đã bị phá bỏ, tạo cảm giác thoáng đãng hơn. (Ảnh Lê Chấn Phong)
Con đường dẫn ra khoảnh sân sau...
Khoảnh sân sau thường dùng để sửa bát đã được cải tạo lại thành một nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm và khu vực giặt hoàn chỉnh. (Ảnh Lê Chấn Phong)
Cải tạo nhà đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến với các hộ gia đình, đặc biệt là với những gia đình trẻ và có mức tài chính không quá nhiều.
Có thể thấy, dù được cải tạo trên nền của một ngôi nhà cấp 4, không xây nhiều tầng lầu cao nhưng ngôi nhà của Phong vẫn đầy đủ công năng cơ bản với một gia đình 2 - 3 thành viên. Xét về mặt thẩm mỹ, hình ảnh về ngôi nhà cũng nhận được nhiều lời khen của người dùng trên mạng xã hội.
Bảo tàng được ốp gạch đất nung màu trắng ở Mỹ Sau quá trình thi công suốt 14 năm, một bảo tàng nghệ thuật được xây mới và ốp toàn bộ bằng gạch đất nung đã mở cửa chào đón khách tham quan tại bang California, Mỹ từ ngày 8/10. Bảo tàng Nghệ thuật Quận Cam (OCMA) nằm trong khuôn viên của Trung tâm Nghệ thuật Segerstrom tại Santa Anna, bang California, Mỹ. Bảo...