Cây cầu huyết mạch kinh tế nối biên giới Mỹ-Canada thông thương trở lại
Cầu Ambassador nối giữa biên giới Mỹ và Canada đã thông thương trở lại vào 14/2 (theo giờ Việt Nam) sau nhiều ngày “đóng băng” vì biểu tình xe tải tại Canada.
Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình gây tắc nghẽn cầu Ambassador tại Ontario (Canada). Ảnh: CNN
Cầu Ambassador nối giữa biên giới Mỹ và Canada đã thông thương trở lại vào 14/2 sau nhiều ngày “đóng băng” vì biểu tình xe tải tại Canada.
Hàng trăm xe tải đã chặn đường gây tắc nghẽn tại thủ đô Canada từ 29/1, đề nghị chính phủ chấm dứt yêu cầu tất cả người lái xe tải muốn sang lãnh thổ Mỹ phải tiêm vaccine COVID-19 hoặc chịu 2 tuần cách ly. Sau đó biểu tình xe tải lan rộng và cây cầu Ambassador đã tắc nghẽn vì phong trào này.
Cây cầu Ambassador nối giữa Mỹ và Canada được coi là tuyến đường kinh tế quan trọng nhất ở Tây bán cầu. Hàng ngày có đến 10.000 phương tiện di chuyển qua cầu Ambassador nối giữa Detroit (Mỹ) và thành phố Windsor, Ontario (Canada).
Kênh CNN dẫn dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng cộng có 664 tỷ USD hàng hóa qua lại giữa Mỹ và Canada trong năm 2021. Theo bang Michigan, có đến 30% tổng số hàng hóa này được vận chuyển qua cầu Ambassador.
Video đang HOT
Cảnh sát trưởng thành phố Windsor-ông Pamela Mizuno vào chiều 13/2 cho biết đã có 30 người biểu tình bị bắt giữ gần cầu Ambassador.
Biểu tình xe tải tại Canada 'lây lan' sang nhiều quốc gia
Cuộc biểu tình xe tải tại Canada đang dẫn đến hiện tượng "bắt chước" tại nhiều quốc gia khác từ châu Âu cho đến Nam Mỹ, Australia.
Người dân tập trung trong biểu tình tại Ottawa (Canada) ngày 5/2. Ảnh: AP
Hàng trăm xe tải đã chặn đường gây tắc nghẽn tại thủ đô Canada từ 29/1, đề nghị chính phủ chấm dứt yêu cầu tất cả người lái xe tải muốn sang lãnh thổ Mỹ phải tiêm vaccine COVID-19. Sau đó, nhiều công dân Canada cũng tham gia cuộc biểu tình này nhằm phản đối các biện pháp phòng chống dịch trong nước.
Biểu tình xe tải sau đó đã tạo "cảm hứng" cho nhiều người dân tại châu Âu có quan điểm phản đối bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 các các chính sách hạn chế dịch của chính phủ.
Một số kênh trên các mạng xã hội đã được tạo ra dành cho người lái xe tải từ các quốc gia châu Âu muốn tổ chức biểu tình xe tải tương tự ở Canada. Theo đó, lịch trình được đưa ra là vào ngày 14/2 có thể diễn ra biểu tình xe tải ở châu Âu với điểm đến cuối cùng là Brussels (Bỉ).
Ngày 10/2, giới chức Bỉ đã cấm đoàn xe tải biểu tình tại Brussels. Cảnh sát dự kiến kiểm tra tại biên giới và những người biểu tình đến Brussels sẽ chuyển hướng đến Atomium tại thủ đô Bỉ. Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden cho biết: "Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để Brussels không bị tắc nghẽn".
Trong khi đó, hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết người biểu tình đã lái xe tải từ Lille, Perpignan, Nice và nhiều thành phố khác đổ về Paris bất chấp cảnh báo từ chính quyền rằng họ sẽ bị cấm đi vào thủ đô. Vào ngày 12/2, người biểu tình xe tải gây ảnh hưởng đến giao thông tại Khải Hoàn Môn và Đại lộ Champs Elysees khiến cảnh sát buộc phải sử dụng hơi cay để giải tán (video dưới, nguồn: RT).
Cùng ngày 12/2, hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết đoàn xe tải từ khắp Hà Lan đã đổ về trung tâm thành phố La Haye (The Hague) gây tê liệt tạm thời.
Người biểu tình phản đối các hạn chế liên quan đến COVID-19 đã đổ về La Haye từ sáng sớm, họ lái xe tải, ô tô máy cày. Hàng trăm xe đã chặn đường tiếp cận tòa nhà quốc hội Hà Lan. Sau khi cảnh sát Hà Lan cảnh báo sẽ xử phạt và bắt giữ nếu người biểu tình không rời đi trước giữa buổi chiều, những người lái xe tải bắt đầu rút lui.
Ban đầu họ từ chối với những người tổ chức biểu tình tuyên bố chỉ rút lui khi "những thay đổi cơ bản và lâu dài" được thi hành cũng như mọi hạn chế về COVID-19 được nới lỏng trên toàn quốc.
Hãng truyền thông địa phương ANP cho biết hầu hết người biểu tình đã rời khỏi khu vực một cách bình tĩnh, nhưng một số cuộc xô xát nhỏ nổ ra sau khi các xe tải di chuyển. Theo đó cảnh sát kỵ binh đã giải tán một nhóm người và có ít nhất hai người bị bắt.
Trong tháng 1/2020, tại Hà Lan đa xảy ra bạo lực và vào tháng 11 cùng năm bạo loạn diễn ra ở một số thành phố như La Haye cùng Rotterdam liên quan đến phản đối các hạn chế nhằm phòng chống dịch COVID-19 của chính phủ.
Người biểu tình tại thành phố La Haye. Ảnh: AFP
Biểu tình xe tải giống như tại Canada không chỉ xảy ra ở châu Âu mà còn lan đến Nam Mỹ. Tại Chile, những người lái xe tải đã chặn nhiều đường phố và dựng chướng ngại vật kể từ vụ đụng độ ngày 10/2 khiến một đồng nghiệp của họ thiệt mạng tại thành phố miền Bắc Antofagasta.
Cuộc biểu tình ngày 12/2 đã gây tắc nghẽn nhiều đường phố tại miền Bắc và miền Trung Chile, cũng như ngoại ô thủ đô Santiago. Ở thành phố cảng Iqique, xe tải chắn nhiều đường dẫn đến sân bay, dẫn đến nhiều chuyến bay phải hủy lịch trình.
Chính phủ Chile vào ngày 12/2 tuyên bố các biện pháp mới chống tội phạm ở miền Bắc nước này đồng thời cho phép quân đội hỗ trợ cảnh sát. Bộ trưởng Nội vụ Chile Rodrigo Delgado tuyên bố các biện pháp mới sau cuộc họp kéo dài 5 tiếng đồng hồ với liên đoàn những người lái xe tải. Ông Delgado cho biết các biện pháp mới có hiệu lực từ 14/2.
Tuyến đường chính dẫn đến thủ đô Santiago (Chile) bị tắc nghẽn trong biểu tình của người lái xe tải. Ảnh: AFP
Cảnh sát New Zealand trong khi đó đã sử dụng hệ thống âm thanh phát các bài hát của Barry Manilow để xử lý tụ tập tại Wellington. Tuy nhiên, biện pháp này không đạt hiệu quả khi số người biểu tình lại đông đảo hơn vào ngày 12/2. Trước đó, vào ngày 10/2, cảnh sát đã bắt giữ 122 người biểu tình. Người biểu tình tại New Zealand lấy cảm hứng từ biểu tình xe tải ở Canada và phản đối các quy định của chính phủ nước này yêu cầu người lao động như giáo viên, bác sĩ, cảnh sát, quân nhân phải tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đám đông người biểu tình cũng đổ về tòa nhà quốc hội tại Canberra (Australia) vào ngày 12/2 yêu cầu chính phủ ngừng lệnh bắt buộc tiêm vaccine COVID-19. Đám đông biểu tình di chuyển qua các con phố. Kênh RT (Nga) cho biết cuộc biểu tình tại Canberra này được lấy cảm hứng từ biểu tình xe tải ở Canada.
Dòng chảy hàng hóa bị gián đoạn: 162 hiệp hội doanh nghiệp Canada 'kêu cứu' Hơn 160 hiệp hội doanh nghiệp Canada ngày 11/2 đã gửi thư ngỏ kêu gọi chính phủ có biện pháp để chấm dứt các cuộc phong tỏa đang làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa qua biên giới với Mỹ - vốn là điểm đến của 75% hàng hóa xuất khẩu của Canada. Cuộc biểu tình của các lái xe tải làm tắc...