Cây cầu cổ bằng đá dài nhất Trung Quốc
Cầu An Bình được xây dựng từ các khối đá to, dài hơn 2 km, nằm ở phía tây thành phố Phúc Châu, Trung Quốc.
Cầu An Bình nguyên thủy bắc ngang qua cửa sông Shijing, phân chia thị trấn An Hải, Tân Giang ở phía đông con sông và thị trấn Thủy Đầu, Nam An ở phía tây con sông. An Hải là tên gọi trước đây của An Bình, được dùng để đặt tên cho cây cầu.
Cầu được xây dựng từ năm 1138 đến năm 1151 trong thời Nam Tống (Thiệu Hưng). Đến đời nhà Minh và nhà Thanh, cầu cũng thường xuyên được tu bổ. Cầu bao gồm 331 nhịp dầm bằng đá hoa cương được xếp theo hình chiếc thuyền, nhịp lớn nhất nặng 25 tấn. Dọc theo cầu có bốn trụ đá xây dựng cách điệu thành bốn ngôi chùa hình vuông và hai ngôi chùa hình tròn đối xứng nhau ở mỗi bên. Cầu cũng có 5 ngôi đình làm nơi nghỉ chân, nhưng hiện nay chỉ còn lại một.
Các nhịp cầu được xếp theo hình thuyền (nhọn ở phần đầu) nhằm mục đích tạo sự thông thoáng cho dòng chảy của nước.
Cửa sông Shijing ngày này bị lắng bùn phần lớn ở khu vực này, và con sông chảy qua bên dưới cầu đã bị thu hẹp. Do đó, cây cầu hiện nay chủ yếu đi qua một chuỗi các hồ, ao, cách nhau bởi một vùng đất ngập nước. Một đường cao tốc hiện đại chạy ngang qua sông Shining vài trăm mét về phía nam của cầu An Bình trên một cây cầu khá ngắn.
Do vào thời đó không có chất kết dính như xi măng hiện nay, nên các thanh đá hoa cương chủ yếu xếp chồng lên nhau theo một trật tự nhất định. Số nhịp cầu lên đến hơn 300 dù chiều dài của nó chỉ hơn 2 km. Tuy nhiên, cầu vẫn duy trì tình trạng khá tốt sau gần 900 năm tồn tại.
Video đang HOT
Cầu An Bình hiện nay là một di tích lịch sử quốc gia được bảo vệ. Các khu vực xung quanh cầu hiện đang được phát triển thành công viên.
Theo VNExpress
Cận cảnh cầu cổ được đề cập trong thư gửi Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng
Nhiều chuyên gia lên tiếng, sau khi đại diện Liên danh SBTECH (Việt Nam) - Fyfe Asia Pte Ltd gửi thư cho cơ quan chức năng, trong đó có ông Đinh La Thăng, về việc giữ lại cầu Nhị Thiên Đường.
Nhiều người dân luyến tiếc khi có quyết định đập cầu - Ảnh: Vũ Phượng
Bà Lê Mỹ Lệ (56 tuổi), buôn bán gần khu vực cầu Nhị Thiên Đường chia sẻ: "Tôi bán ở đây nhiều năm nay thấy cầu vẫn kiên cố, cầu vẫn như xưa không thay đổi gì từ màu sắc tới kiểu dáng. Chỉ có khác là sau này người ta gỡ đường ống nước to ở bên hông cầu ra và đổ bê tông lên cho người đi bộ".
Ông Nguyễn Văn Hai (69 tuổi) thì cho rằng cây cầu vẫn có thể sửa chữa được bằng cách làm thêm nhịp giữa, như vậy vừa giữ lại được kiến trúc, cuộc sống người dân cũng không có nhiều thay đổi.
Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Năm (62 tuổi) thì cho biết: "Buổi sáng ở khu vực này kẹt xe dữ dội, việc đập đi xây lại mọi người nhìn bằng mắt thường nên thấy vẫn tốt chứ tôi nghĩ cơ quan chức năng xem xét kỹ lắm rồi mới quyết định. Không dưng mà bỏ ra hơn trăm tỉ xây cây cầu".
Theo ghi nhận của chúng tôi sáng 18.2, khu vực cầu Nhị Thiên Đường nhộn nhịp người qua lại; các thanh sắt hai bên cầu nhiều đoạn bị gãy hoặc cong sau thời gian chống chọi với thời gian. Nhiều đoạn hai bên cầu đổ xi măng cũng bị đứt gãy.
PGS. TS Lê Trung Hoa (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho biết cầu Nhị Thiên Đường bắc qua Kênh Đôi trên đường Tùng Thiện Vương nối P.12 với P.5 (Q.8). Đồng thời nối liền khu vực Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây. Cầu dài 150,9m, rộng 8m, mỗi lề 0,8m. Cầu được xây dựng năm 1925 hoàn toàn bằng bê tông cốt thép, lúc đầu gọi là Cầu Mới. Đây là chiếc cầu có kiểu dáng xưa của thành phố, hai bên thành cầu có các trụ đèn bằng xi măng màu xanh rêu. Vì cầu xây cạnh nhà thuốc sản xuất dầu Nhị Thiên Đường nên có tên trên. Nhị Thiên Đường tức là nhà thuốc cứu người như ông trời thứ hai.
Mặc dù được xây dựng từ lâu và chứng kiến nhiều thay đổi trong lịch sử tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Trung Hoa nếu cầu đã yếu có thể gây nguy hiểm cho người lưu thông thì việc xây lại cầu mới là điều cần thiết.
Ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường Cảng TP.HCM cũng cho rằng việc đập bỏ xây mới cầu Nhị Thiên Đường là cần thiết, vì cầu có thể sập bất kỳ lúc nào. Theo ông Trường , lưu lượng phương tiện lưu thông qua cầu ngày càng đông, cầu đã cũ và hư hại nên không chịu được áp lực này. Cho nên không còn cách gì khác là phải xây mới lại.
"Hiện tại cầu đã xuống cấp rất nhiều. Theo tôi nên mở rộng, tăng thêm khả năng chịu tải, giữ lại những trụ đèn cổ", ông Trường nói.
Thành cầu bị uốn cong theo thời gian - Ảnh: Phạm Hữu
Hàng cột xanh rêu là đặc điểm nổi bật trong kiến trúc của cầu - Ảnh: Vũ Phượng
Cầu được xây dựng từ năm 1925 - Ảnh: Phạm Hữu
Màu xanh đặc trưng trong kiến trúc Pháp - Ảnh: Phạm Hữu
Theo thời gian, lớp sơn bị bong tróc - Ảnh: Phạm Hữu
Thành cầu nhiều đoạn bị đứt gãy - Ảnh: Vũ Phượng
Thanh sắt mất hẳn tạo thành mối nguy hiểm cho người tham gia lưu thông - Ảnh: Vũ Phượng
Nhiều thanh sắt uốn lượn... - Ảnh: Vũ Phượng
...Nguy hiểm cho người đi bộ - Ảnh: Vũ Phượng
Vũ Phượng - Phạm Hữu
Theo Thanhnien
Khi vừa ân ái xong chồng đã tát tôi Trong lòng tôi trào dâng nỗi uất hận, đau vì cái tát của anh một thì đau vì bị bạo hành tình dục còn lớn gấp bội... Tôi năm nay 27 tuổi, chồng tôi 30. Chúng tôi kết hôn 6 năm nay và đã có hai con. Trước khi cưới chúng tôi có hơn hai năm tìm hiểu nhau, hồi đó anh hiền...