Cây cầu
Trong cuộc đời bạn, chắc chắn bạn đã đi qua không ít cây cầu! Có cầu gỗ, cầu đá, cầu bê-tông và cầu thép. Công dụng của chúng đều như nhau, giúp bạn đi qua bờ bên kia của con sông. Chúng lặng lẽ nằm đó, trên dòng nước chảy êm ả hay cuồn cuộn.
Nơi nào có sông thì thường có cầu. Khi người ta không nhẫn lại nổi với những chiếc thuyền bè chậm chạp thì người ta dựng lên cầu gỗ; khi cầu gỗ mục nát thì đổi thành cầu đá; khi cầu đá sụt nở thì xây cầu bê-tông; khi cầu bê-tông nứt vỡ thì bắc cầu thép, rồi sau này sẽ có những kết cấu mới mẻ hơn. Vì vậy cùng là một cây cầu, trăm ngàn năm trước đến trăm ngàn năm sau, nhiều lần thay thế, kiểu dáng cây cầu và vật liệu xây cầu cũng thay đổi, duy nhất một điều không đổi: ” Nó là một cây cầu”. Một cây cầu giúp bạn đi, nối liền hai bờ, thu ngắn khoảng cách.
Từ thời đại xa xưa khi tri thức còn chưa mở mang, cho đến cái thời hiện đại khoa học hưng thịnh; từ cầu độc mộc tạm thời dễ mục đến cầu thép kiên cố bền chắc; từ người cống hiến nhỏ bé đến người có ảnh hưởng sâu xa, tất cả đều là những chiếc cầu. Cầu đời trước hư hỏng, cầu đời này được dựng lên; cầu đời này mục, cầu đời sau lại được xây lên. Chỉ cần con người còn tồn tại ngày nào thì không thể không có cầu, ngàn vạn năm, con người cứ thế mà gieo trồng hạt giống văn hoá lịch sử.
Thời đại là một dòng nước lũ, chúng ta bắc một chiếc cầu trên đó. Chúng ta đi trên chiếc cầu của thế hệ trước sang bờ bên kia, rồi lại dựng lên chiếc cầu của chúng ta cho thế hệ sau đi qua. Chúng ta biết rằng: bất luận là cầu gỗ, đá, bê-tông, thép hay vật liệu mới nào, không có chiếc cầu nào là vĩnh viễn không mục nát. Nhưng chúng ta biết rằng:
Trên dòng nước lũ của thời đại, luôn có một chiếc cầu của sự sống đó là câu cầu của lich sử, văn hoá, nghệ thuật, tâm linh.
Theo Guu
Video đang HOT
Yên Tử bị cô lập bởi dòng nước lũ
9h30 sáng nay (3/8), đường lên danh thắng Yên Tử vẫn ngập sâu đến 1,5m. Lực lượng chức năng phải lập rào chắn, ngăn người và các phương tiện qua lại.
Mưa to tiếp tục dội xuống miền Bắc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn Trung ương, trong 12 giờ qua, mưa to đến rất to đã xảy ra ở hàng loạt tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó mưa lớn nhất là Tiên Yên (Quảng Ninh) 130mm, Uông Bí (Quảng Ninh) 120mm, Sơn Động (Bắc Giang) 110mm, Sapa (Lào Cai) 90mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 90mm...
Dự báo nay đến hết đêm mai (4/8), mưa to đến rất to sẽ vẫn tiếp tục dội xuống các tỉnh Bắc Bộ. Tổng lượng mưa cả đợt ở khu vực Việt Bắc và Tây Bắc 100-200mm, có nơi trên 200mm.
Mưa lớn khiến đập Huổi Củ, Điện Biên vỡ tung
Mưa lớn liên tục khiến lũ trên các sông lớn như sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Kỳ Cùng và sông Thao tiếp tục lên.
Đến sáng nay (3/8), mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương: 5,8m (trên BĐ 2: 0,5m), trên sông Lục Nam tại Lục Nam: 6,1m (xấp xỉ BĐ 3: 6,3m), sông Thao tại Yên Bái: 31,5m (dưới BĐ 3: 0,5m), sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn: 255,0m (BĐ 2).
Hàng loạt tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình... có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối.
Yên Tử bị cô lập
Sau khi quyết định phá đập, xả lũ cứu dân tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh lại tiếp tục căng mình trước nguy cơ sạt lở tại Yên Tử.
Bắt đầu từ chiều qua, khu vực đường lên Yên Tử bị lũ nhấn nhìm, một số đoạn xảy ra sạt lở, cô lập với bên ngoài.
Đập khe 3, đường lên Yên Tử đang ngập 1,5m và các phương tiện không thể qua lại.
Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã phải lập rào chắn, ngăn người và các phương tiện qua lại.
Đến 9h30 sáng nay, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Dược, Phó Trưởng ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết, khu vực đường lên danh thắng vẫn ngập sâu đến 1,5m.
"Chúng tôi vẫn đang cắt cử người túc trực chắn rào để ngăn các phương tiện qua lại. Khi nước rút, sẽ cho dọn dẹp đường để đảm bảo giao thông thông suốt" - ông Dược nói.
22 người chết, 41 người bị thương
Trận mưa lũ lịch sử kéo dài từ 25/7 đến nay tại Bắc Bộ đã khiến 22 người chết, 3 người mất tich, 41 người bị thương.
Quảng Ninh là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với 17 người chết, 32 người bị thương, kế đó là Lạng Sơn, Lai Châu mỗi tỉnh 2 người chết, Sơn La 1 người chết, Cao Bằng có 3 trường hợp mất tích do lở núi, 5 người bị thương, Điện Biên 4 người bị thương.
Tổng thiệt hại tài sản ước tính lên tới gân 2.500 tỷ đồng. Riêng Quảng Ninh thiệt hại sơ bộ đến hết ngày 2/8 khoảng 2.200 tỷ đồng (trong đó ngành than khoảng 1.200 tỷ).
Sau Quảng Ninh, Điện Biên là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất trong mưa lũ 2 ngày vừa qua. Trong đó do vỡ đập Huổi Củ, huyện Tuần Giáo bị ngập chìm trong lũ với 19 xã bị thiệt hại nặng, hơn 200 ngôi nhà dân bị ngập lụt, sạt lở, 1 cầu treo và gần 160 công trình thủy lợi bị cuốn trôi. Ước tổng thiệt hại của huyện Tuần Giáo trên 110 tỷ đồng. Theo T.Hạnh/vietnamnet
Theo_Hà Nội Mới
Người dân Myanmar oằn mình chống lũ lụt Trận lũ lụt ở Myanmar làm 27 người thiệt mạng và phá hoại hàng trăm ngôi nhà dân. Cơ quan Cứu trợ và tái định cư của chính phủ Myanmar ước tính, toàn bộ 14 tỉnh và hơn 110.000 người dân sinh sống ở phía bắc và phía tây Myanmar đã bị ảnh hưởng bởi những cơn lũ quét, đặc biệt ở tỉnh...