Cây bông trang đột biến được một anh nông Đồng Tháp nhân giống đẹp cỡ nào mà bán đến 20 triệu/cây
Từ ý định trồng cây bông trang lấy hoa làm thuốc nam, một nông dân ở Đồng Tháp đã nhân giống những cây bông trang đột biến bán thu tiền thấy ham.
Anh Đinh Văn Thạnh (45 tuổi, ngụ ấp An Thái, xã Mỹ Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), người sưu tầm nhân giống những cây bông trang đột biến độc lạ bán giá lên đến gần 20 triệu đồng mỗi cây.
Hai vườn ươm cây giống của anh Thạnh rộng khoảng 5.000 m2 trồng hơn 30 loại bông trang đang được thị trường ưa chuộng, trong đó những cây bông trang đột biến có giá trị cao.
Nhân giống bông trang đột biến bán giá tiền triệu mỗi cây. Ảnh: T.L
Anh Thạnh cho biết, cách đây hơn một năm, anh đặt mua giống và trồng rất nhiều loại bông trang trong vườn nhà để lấy bông phơi khô tặng cho các cơ sở thuốc nam từ thiện chứ không nghĩ đến chuyện kinh doanh.
“Lúc đầu mua cây giống bông trang giá chỉ 37 ngàn đồng/cây sau hai tháng trồng thì bán ra với giá cao gấp 5 lần, thấy mô hình này sinh lời nên quyết định đầu tư mạnh làm nhà màng ươm cây giống bông trang”, anh Thạnh chia sẻ.
Vườn ươm hơn 30 loại cây bông trang, trong đó dòng bông trang đột biến có giá trị cao. Ảnh: T.L
Nhằm cung cấp ra thị trường giống bông trang độc lạ mang giá trị kinh tế cao, anh Thạnh quyết định tìm bông trang đột biến mang về trồng.
Anh Thạnh chi 90 triệu đồng mua 30 cây giống bông trang đột biến hường sọc, cây giống khi mua chỉ có một cặp lá, cao chưa đến 5cm, giá 3 triệu đồng/cây.
Video đang HOT
Cây giống bông trang đột biến có giá từ 1 – 1,5 triệu đồng/cây. Ảnh: T.L
Sau nửa năm chăm sóc, những cây bông trang đột biến hường sọc đầu tiên được anh Thạnh bán ra thị trường với giá lên đến gần 20 triệu đồng/cây. Theo anh Thạnh, thời điểm đó bông trang đột biến rất “sốt” nên vườn ươm được bao nhiêu cây giống là có khách mua hết.
Từ những thành công với cây bông trang đột biến, anh Thạnh thuê thêm người và mở rộng quy mô vườn ươm. Cây giống sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng là có thể bán ra thị trường, giá bán bông trang đột biến luôn ở mức tiền triệu mỗi cây.
Anh Thạnh cho biết, thời điểm bông trang “sốt” mỗi tháng anh bán ra thị trường từ 1.000 – 2.000 cây giống, giá cây bông trang đột biến khoảng 1 – 1,5 triệu đồng/cây.
Bông trang đột biến được anh Thạnh bán cho các nhà vườn và khách hàng khắp cả nước. Không tiết lộ doanh thu nhưng anh Thạnh cho biết, tiền bán bông trang đột biến thấy ham, ngoài sức tưởng tượng.
Hai loại bông trang đột biến được nhiều người chơi nhất là dòng bông trang vàng sọc và vàng sọc cánh bầu. Ảnh: T.L
Là người đam mê sưu tầm và có tiếng trong giới chơi bông trang đột biến, anh Trần Văn Pháp (34 tuổi, ngụ TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, ưu điểm của bông trang là nở hoa quanh năm, đặc biệt những dòng bông trang đột biến độc lạ hơn những dòng hoa thường.
Theo anh Pháp, bông trang thường chỉ có một màu còn với những loại đột biến thì trên cánh hoa có hai màu. Bông trang đột biến có nền màu vàng chạy sọc màu đỏ hoặc màu hường chạy sọc màu vàng, hai màu pha lẫn trên cánh hoa nên nhìn rất nổi trội.
Ngoài bông trang đột biến, vườn ươm của anh Thạnh còn nhiều loại khác được thị trường ưa chuộng. Ảnh: T.L
Cây bông trang tím sen có giá gần 100 triệu đồng. Ảnh: T.L
Hiện nay, hai loại bông trang đột biến được nhiều người chơi nhất là dòng bông trang vàng sọc và vàng sọc cánh bầu.
Anh Thạnh nhận định, hiện nay, phong trào chơi bông trang đột biến đã bão hoà, giá cây giống cũng giảm đi rất nhiều. Hiện, giá cây giống bông trang đột biến còn khoảng từ 300 – 500 ngàn đồng/cây.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình Hội quán, Hợp tác xã tại Đồng Tháp và gợi ý điều này
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến thăm Hội quán cùng nhau làm du lịch ở TP Sa Đéc và Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình Hội quán, HTX và gợi ý điều này
Sáng nay 29/3, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến thăm Hội quán cùng nhau làm du lịch (TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến làm việc với HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Văn Khương
Tại Hội quán cùng nhau làm du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa báo cáo với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác rằng, hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có khoảng 120 hội quán, trong đó có khoảng 80% là hội quán về nông nghiệp.
Riêng Hội quán cùng nhau làm du lịch được thành lập vào năm 2019, hiện có 27 thành viên. Hội quán là nơi sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin thị trường, xây dựng sản phẩm, liên kết hỗ trợ nhau cùng phát triển lĩnh vực trồng hoa và làm du lịch.
Theo ông Nghĩa, hội quán là mô hình giúp bà con thay đổi tư duy, hướng đến xây dựng người nông dân chuyên nghiệp và là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế hợp tác.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu cứ sản xuất riêng lẻ thì không thể chống chọi với nền kinh tế thị trường có quy mô lớn, mang tính chất toàn cầu. Việc hội quán giúp nâng cao thu nhập cho nông dân là một thành quả rất lớn, gắn với lợi ích thiết thực của bà con.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gợi ý, TP Sa Đéc có thể tổ chức lễ hội hoa để phát triển du lịch. Riêng người trồng hoa cần liên kết, hợp tác sản xuất quy mô lớn theo hướng hữu cơ, nghiên cứu đa dạng các sản phẩm từ hoa.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan mô hình phun thuốc bằng máy bay điều khiển từ xa tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Văn Khương
Sau buổi làm việc với Hội quán cùng nhau làm du lịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến làm việc với HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 (huyện Tháp Mười).
Theo báo cáo của HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2, nơi đây được thành lập từ năm 2013 với 108 thành viên, hoạt động 3 dịch vụ chính là: Dịch vụ tưới tiêu, nạo vét kênh mương và liên kết tiêu thụ lúa.
Đây là HTX đầu tiên được tỉnh Đồng Tháp chọn thực hiện thí điểm mô hình "Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0" với tổng diện tích thực hiện khoảng 66,5 ha.
Mô hình sử dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo trồng đến khâu sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất từ 150 - 250 đồng/kg, tăng thu nhập cho người dân hơn từ 5 - 8 triệu đồng/ha so với canh tác bình thường.
Đặc biệt, đây là vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những kết quả của HTX, nhất là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự động hóa trên cánh đồng. Kết quả của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 là kinh nghiệm để áp dụng rộng rãi cho các Hợp tác xã Nông nghiệp tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định, HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 đã tổ chức tốt khâu liên kết đầu vào và đầu ra gắn với thị trường, đặc biệt là nâng cao thu nhập cho người nông dân theo hướng bền vững.
Đồng Tháp: Cây sộp cổ thụ hơn 100 tuổi dáng rồng bay, khách trả tiền tỷ, chủ khẽ lắc đầu Hiện nay, cây cảnh sộp đang được trưng bày tại CLB Mai Vàng TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận xác lập kỷ lục độc bản vào năm 2021. Cây sộp vừa lập Kỷ lục Châu Á có chiều dài 12m với thân ngang và cành uốn cong theo kiểu kiểng cổ. Cấu trúc...