Cây bồ đề buông rễ ‘ôm’ ngôi đình trăm tuổ.i ở Tiề.n Giang
Đình Tân Đông tọa lạc tại xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiề.n Giang, là một di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Đặc biệt, hai cây bồ đề buông rễ ôm trọn ngôi đình là điểm nhấn kiến trúc cổ kính và độc đáo của nơi đây.
Hai cây bồ đề buông rễ ôm trọn ngôi đình là điểm nhấn kiến trúc cổ kính và độc đáo của nơi đây. Ảnh: Đạt Thành
Theo Cổng TTĐT tỉnh Tiề.n Giang, đình Tân Đông, còn được gọi là đình Gò Táo, được xây dựng vào năm 1901. Ban đầu, ngôi đình có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 100m. Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão năm Thìn (1904), đình được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1907, với sự đóng góp của người dân và một hào phú trong làng.
Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão năm Thìn (1904), đình được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1907. Ảnh: Đạt Thành
Đình Tân Đông được xây dựng theo kiểu chữ Tam, với một bức bình phong cao 1,5m và hai miếu thờ Thổ thần và Ngũ Hành ở hai bên. Bàn thờ Thần Nông quay vào trong đình, thờ Thành Hoàng làng, thể hiện lòng tôn kính đối với những bậc tiề.n hiền đã có công khai khẩn đất đai.
Rễ cây bồ đề “ôm trọn” cột đình. Ảnh: Đạt Thành
Ngôi đình sở hữu kiến trúc phức hợp, gồm các phần như Võ ca, Đình chánh và Nhà khói. Mặt tiề.n của đình có năm cửa vòm kiểu châu Âu, gian giữa có cửa lớn, các gian bên nhỏ; mái đình lợp ngói âm dương.
Trong những năm tháng lịch sử, đình Tân Đông đã chứng kiến nhiều thăng trầm. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình là nơi tổ chức hội họp của cán bộ cách mạng, nhưng cũng từng bị quân thù chiếm đóng và sử dụng để giam cầm những người tham gia cách mạng.
Video đang HOT
Sau giải phóng, do hậu quả của chiến tranh, đình trở nên hoang tàn, không ai hương khói hay dọn dẹp. Khoảng năm 1986, gian Võ ca bị hư hại, để trống không gian phía trước. Lúc này, có ba cây bồ đề con mọc trên mặt trước của đình chánh, hai cây mọc ở hai góc và một cây mọc giữa.
Sau đó, người chơi kiểng đã bứng đi cây ở góc bên phải, còn lại hai cây lớn nhanh, buông rễ chạy dài bám theo vách tường và kèo cột, góp phần nâng đỡ ngôi đình khỏi bị đổ sập. Hai cây bồ đề với chùm rễ buông dài tạo thêm vẻ cổ kính, độc đáo cho ngôi đình, thu hút nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm.
Năm 2010, đình Tân Đông được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Đạt Thành
Năm 2010, đình Tân Đông được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Sau nhiều lần trùng tu, đặc biệt là vào năm 2020 với kinh phí khoảng 2,6 tỉ đồng, đình đã được phục dựng và bảo tồn nguyên vẹn các giá trị lịch sử và văn hóa.
Hằng năm, đình Tân Đông tổ chức bốn lễ cúng lớn, gồm cúng Kỳ Yên (16 tháng 2 Âm lịch), cúng Hạ điền (16 tháng 5 Âm lịch), cúng Thượng điền (16 tháng 8 Âm lịch) và cúng Cầu bông (16 tháng 11 Âm lịch).
Những nghi lễ này không chỉ thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các vị thần linh mà còn là dịp để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, đình Tân Đông là một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh Tiề.n Giang.
Vẻ đẹp cổ kính của đình làng hơn 500 tuổ.i
Đình làng Túy Loan được xây dựng lần đầu tiên ước chừng vào năm 1470 ở một nơi khác.
Đến năm 1787, đình được trùng tu lần đầu.
Túy Loan (hay còn gọi là Thúy Loan) là một làng cổ ở xã Hòa Phong, Hòa Vang, TP Đà Nẵng, được khai phá dưới thời vua Lê Thánh Tôn niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497). Tương truyền cùng với quá trình khai phá lập làng, nhân dân cũng xây dựng các thiết chế văn hóa tín ngưỡng cổ truyền, trong đó có ngôi làng.
Đình làng Túy Loan được xây dựng lần đầu tiên ước chừng vào năm 1470 ở một nơi khác. Đến năm 1787, đình được trùng tu lần đầu. Năm 1888, đình bị cháy và được xây dựng lại ở mảnh đất bên cạnh dòng sông Túy Loan.
Trải qua nhiều lần thay đổi vị trí, kiểu thức, đình làng Túy Loan hiện nay được xây dựng dưới thời vua Thành Thái năm Canh Tý (1900) trên cơ sở mô phỏng quy mô, kiểu thức ngôi đình cũ, được xây dựng từ thời Đồng Khánh đã bị gió bão hủy hoại. Từ đó đến nay đình làng Túy Loan thường xuyên được tu tạo, nhưng giá trị kiến trúc ban đầu không thay đổi.
Đình làng Túy Loan có không gian rộng thoáng, vị trí đẹp, trước mặt là một đoạn sông Túy Loan uốn khúc với những bãi bồi quanh năm xanh màu cây trái. Đây là một công trình có giá trị điển hình về mặt kiến trúc, bao gồm tiề.n đường, chính điện và hậu tẩm được nối liền liên tục từ trước ra sau.
Tiề.n đường có kiểu kết cấu hỗn hợp, vừa có liên kết rường, vừa có liên kết kèo. Phần giữa của các vì, tức liên kết giữa hai cột cái (cột nhất) là liên kết rường theo kiểu thức chồng rường giả thủ; từ hai cột cái tỏa về hai phía trước và sau là các thanh kèo nối với các cột quân tạo nên kiểu kết cấu thượng rường hạ kèo.
Phía đầu hồi, từ cột cái tỏa ra các kèo đấ.m, quyết để tạo thành hai chái như các công trình có vì kèo truyền thống. Trong kiến trúc đình làng Đà Nẵng, kiểu kết cấu này tuyệt nhiên không tìm thấy ở bất kì ngôi đình nào khác.
Bước qua cổng tam quan là đến các trụ biểu đứng cùng bình phong được đặt phía trước. Đây được xem như là một tam quan nội của đình. Trên thân trụ đều có các câu đối. Bình phong xây theo kiểu cuốn thư, mặt trong là hình hổ, mặt ngoài là hình long mã được đắp nổi.
Đi vào trong nội điện và hậu tẩm là nơi thờ cúng, gồm bàn thờ chính, bên tả, bên hữu. Hai bên còn có tả ban, hữu ban. Gian giữa có bàn thờ hội đồng cao hơn các bàn thờ khác, trên bàn có cặp hạc đứng chầu, hai bên có hai dãy lỗ bộ.
Bên cánh phía Đông của đình là ngôi nhà thờ Chư Phái Tộc thờ các vị Tiề.n hiền. Đây là ngôi nhà thờ 5 vị tiề.n hiền của các tộc Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê. Đặc biệt, đình làng Túy Loan hiện còn 25 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng và một văn bia ở đình Túy Loan niên đại Thành Thái thứ nhất (1889).
Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ Lớn Hà Nội Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse. Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội. Đây cũng là một trong những công...