Cây bạch mai trăm tuổi ‘từ linh khí sinh ra’, quý hiếm bậc nhất Sài Gòn
Trải qua hơn 100 năm tuổi, cây bạch mai tại chùa Phụng Sơn vẫn cho hoa trắng muốt cùng hương thơm ngào ngạt mỗi độ Tết đến, xuân về.
“Lão” bạch mai quý hiếm bậc nhất TP.HCM trong khuôn viên chùa Phụng Sơn. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Chùa Phụng Sơn (Quận 11, TP.HCM) ẩn mình dưới bóng mát của một “rừng” đại thụ. Tuy nhiên, trong số những cổ thụ này, “lão” bạch mai là nổi tiếng hơn cả.
Sau khi cây bạch mai có tuổi đời hơn 300 năm tại chùa Giác Viên (Quận 11) không còn, “lão” bạch mai của chùa Phụng Sơn trở thành cây hoa quý, hiếm bậc nhất TP.HCM.
Bạch mai là loài hoa quý của miền Nam. Tuy nhiên hiện nay, tại TP.HCM, mai cổ thụ đang ngày càng ít dần. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Hòa thượng Thích Trí Định, Trụ trì chùa Phụng Sơn cho biết, cây bạch mai tại chùa được nhà sư Huệ Minh đem giống từ chùa Cây Mai (còn gọi là Mai Sơn tự trên gò Mai, thuộc Gia Định xưa) về trồng từ năm 1909. Trải qua hơn 100 năm tuổi, cây vẫn cho hoa trắng muốt cùng hương thơm ngào ngạt mỗi độ Tết đến, xuân về.
Cây bạch mai được trồng từ năm 1909. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
“Bạch mai tại chùa cho hoa trắng nhưng rất lạ. Không như hoa của các loài khác, hoa bạch mai tại chùa nứt ra từ thân, cành cây. Hoa nhỏ, màu trắng, thường nở về đêm và rất thơm. Hoa thường nở vào dịp Tết, mang mùi thơm nhẹ nhàng nên càng quý”, Hòa thượng Thích Trí Định thông tin thêm.
Do quá già cỗi, một phần gốc bạch mai đã mục, ruỗng bên trong. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Tìm mọi cách bảo vệ, nhân giống cây quý
Tại chùa Phụng Sơn, bạch mai cổ thụ vút cao khỏi mái chùa. Cây không còn nhiều cành, nhánh lớn mà đã được cắt, tỉa gọn gàng. Phía trên thân cây lớn khoảng 1 người ôm là những nhánh nhỏ, xanh tốt, phủ lên một góc mái chùa.
“Lão” bạch mai được các sư thầy trong chùa Phụng Sơn bảo vệ, chăm sóc chu đáo. Hòa thượng Trí Định cho biết, do tuổi đã cao, một phần gốc cây bị mục ruỗng khiến cây nghiêng, đổ về phía mái chùa. Lo sợ cây quý gãy đổ, bật gốc, chùa đã họp bàn với chính quyền địa phương tìm cách bảo vệ, chăm sóc bạch mai.
Video đang HOT
Cành lá bạch mai cổ thụ vẫn xanh tốt và cho hoa mỗi dịp Tết. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Sau khi xử lý phần thân bị ruỗng, sâu bệnh, cây được níu giữ, cố định bằng hệ thống dây cáp chắc chắn. Trụ trì chùa Phụng Sơn kể: “Từ lúc tôi còn bé xíu đã thấy cây bạch mai này. Nhớ ngày thầy tôi còn sống, mỗi năm dịp hoa nở, thầy lại gọi chúng tôi đem khăn, vải ra trải dưới gốc cây để hứng hoa bạch mai”.
“Vì hoa nở về đêm nên sáng ra, chúng tôi đến xem đã thấy hoa rụng trắng muốt, hương thơm ngào ngạt. Chúng tôi đem hoa ấy để trong chùa khiến khuôn viên Phụng Sơn tự lúc nào cũng thoang thoảng hương bạch mai”, Hòa thượng Trí Định kể thêm.
Hiện, cây đang có xu hướng ngã, đổ về phía chùa do phần gốc đối diện bị mục, ruỗng. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Cũng theo Hòa thượng Trí Định, sau khi nở hoa, bạch mai cho trái nhỏ, tròn, chín có màu như trái thanh trà. Thuở nhỏ, ông từng nhặt trái của cây bạch mai này ăn thử và thấy vị chua, thanh ngọt nơi đầu lưỡi. Để lâu sau khi lột vỏ, trái bạch mai đổi từ vị ngọt sang chua, đắng rất nhanh.
Gần như sống trọn đời người cùng “lão” bạch mai, sư trụ trì chùa Phụng Sơn nhiều lần chứng kiến cây quý đổ bệnh, héo tàn. Lo sợ bạch mai không thể vượt qua quy luật tự nhiên, ông loay hoay tìm cách nhân giống, ươm hạt, trồng cây con.
Cây bạch mai được cố định, giữ vững bằng hệ thống dây cáp. (Ảnh: Nguyễn Sơn)
Thế nhưng, đúng như người xưa nói, bạch mai dường như tự sinh, tự diệt không chịu sự chăm bón của bàn tay con người. Sau khi nứt mầm, chồi non vươn được quá gang tay người, bạch mai có thể bất ngờ héo úa, rữa thân không rõ nguyên nhân.
Cho đến nay, Phụng Sơn tự chỉ mới trồng thành công một cây bạch mai lấy giống từ “lão” bạch mai trong chùa. Cây này đã ngoài 70 tuổi và nằm cách cây mẹ không xa.
Tại chùa Phụng Sơn, cây bạch mai được bảo vệ, chăm sóc chu đáo. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Hòa thượng Trí Định kể: “Tôi cũng tặng hạt, cây con bạch mai cho một số phật tử của chùa. Thật vui mừng, cách đây ít hôm, một phật tử thông báo cho tôi trong hạnh phúc rằng, cây đã sống và ra hoa”.
“Phật tử này có gửi ảnh hoa cây đó cho tôi xem. Thế nhưng thật kỳ lạ, hoa của cây không giống với hoa của bạch mai trong chùa. Tôi cũng không hiểu vì sao như vậy”, Hòa thượng Trí Định chia sẻ thêm.
Cũng như Hòa thượng Thích Trí Định, người dân TP.HCM đang đợi chờ giây phút màu hoa trắng muốt trên cây bạch mai bung nở. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Hiện, cây bạch mai của chùa đã già, không còn sung sức như nhiều năm trước. Hòa thượng Trí Định nói, ông từng sợ cây chết, chùa mất đi một “di sản” quý.
Ông nói: “Sau khi cây bạch mai ở chùa Giác Viên chết, TP.HCM gần như chỉ còn cây bạch mai này. Tôi cũng lo một ngày nào đó, vì quá già, cây chết đi. Rất may, từ rễ cây mẹ đã kịp mọc lên một thân cây con. Chúng tôi hết sức vui mừng và đang chăm sóc, bảo vệ cây con này”.
Sở thú 156 tuổi giữa lòng Sài thành hút giới trẻ
Thảo Cầm Viên là một trong những công trình lâu đời nhất, mang tính biểu tượng khi nhắc tới TP.HCM. Nơi đây được coi là ngôi nhà của hàng nghìn động, thực vật quý hiếm.
Ảnh: Thảo Cầm Viên.
Mới đây, bài viết kêu gọi hỗ trợ để Thảo Cầm Viên vượt qua giai đoạn dịch Covid-19 khó khăn thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. 300 nhân viên ở đây đã tự nguyện xin giảm 30% lương. Thông tin chia sẻ rộng rãi trên các hội nhóm du lịch, yêu động vật và được giới trẻ hưởng ứng tích cực. Năm nay, Thảo Cầm Viên phải đóng cửa 2 tháng (20/3-14/5). Mở cửa từ 15/5, khách tham quan đông trở lại, nhưng diễn biến Covid-19 phức tạp lại khiến sở thú đìu hiu.
Ảnh: Thảo Cầm Viên.
Thảo Cầm Viên vốn là điểm đến cuối tuần của nhiều gia đình và giới trẻ Sài thành. Địa điểm du lịch này nằm gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phường Bến Nghé, quận 1. Tới đây, bạn có thể vào bằng một trong 2 cổng ở số 2B, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và số 1, đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Ảnh: Takaaki.shirai.9.
Thảo Cầm Viên là vườn thú có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, đến nay đã 156 tuổi. Nơi đây chăm sóc và bảo tồn 1.373 cá thể thuộc 145 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, báo lửa, báo gấm, hươu vàng... và hơn 900 loài thực vật.
Ảnh: Y Kiện.
Lãnh đạo nơi đây cho biết chế độ dinh dưỡng của từng loài thú luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Trả lời Zing, ông Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc Xí nghiệp động vật thuộc Công ty TNHH Thảo Cầm Viên Sài Gòn, cho biết: "Thảo Cầm Viên có hệ thống IT quản lý thông tin động thực vật và khẩu phần ăn thay đổi mỗi ngày cho từng cá thể. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn gồm bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi... đảm bảo chăm sóc thú tốt nhất".
Ảnh: Meodien32, nganshuu.
Thời gian gần đây, địa danh này thường xuyên xuất hiện trong ảnh check-in của giới trẻ. Thảo Cầm Viên là địa điểm cung cấp không gian xanh hiếm có giữa lòng thành phố. Du khách tới đây không chỉ được chiêm ngưỡng nhiều loài động vật quý hiếm mà còn có thể tận hưởng khung cảnh thiên nhiên xanh mát, trong lành.
Ảnh: Anhtins_, 30.3t.
Giá vé vào cổng đối với người cao trên 1,3 m là 50.000 đồng. Trẻ em có chiều cao từ 1-1,3 m mua vé với giá 30.000 đồng. Sở thú miễn phí vé cho các bé cao dưới 1 m. Để tránh phải xếp hàng, chờ đợi lâu, bạn có thể mua vé trực tuyến trước khi đến.
Ảnh: Huynhnguy, ddaoiscute.
Từ khi mở cửa lần đầu cho tới nay, người dân TP.HCM vẫn quen gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là sở thú. Nếu là tín đồ yêu thích chụp ảnh, điểm đến này có thể là gợi ý dành cho bạn với nhiều góc sống ảo xịn xò từ vườn lan đến bức tường vàng cổ kính.
Nhà vườn TP HCM đua nhau trồng mai Tết Người trồng mai ở TP HCM lo lắng sức mua năm nay sẽ yếu do ảnh hưởng dịch Covid-19 Thời điểm này chỉ còn đúng 2 tháng nữa sẽ tới Tết nguyên đán 2021, hầu hết vườn mai ở TP HCM đã bắt tay vào vụ Tết. Đáng chú ý, diện tích trồng mai tại các làng mai đều tăng đáng kể. Tăng...