Cầu vượt thép Thủ Đức lại lún, trồi nhựa
Sau hơn 15 tháng đưa vào sử dụng và đã qua một lần sửa chữa, đến nay cầu vượt thép ngã tư Thủ Đức tiếp tục có hiện tượng hư hỏng tạo rãnh và trồi nhựa gây mất ATGT…
Thanh tra Sở Giao thông vận tải (Sở GTVT) TPHCM vừa có công văn đề nghị Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2 (Khu 2, Sở GTVT TPHCM) xử lý, khắc phục khuyết tật tại cầu vượt thép ngã tư Thủ Đức (trên Xa lộ Hà Nội giáp giữa 2 quận 9 và Thủ Đức) vì mặt cầu xuất hiện hiện tượng nhồi nhựa; không đảm bảo ATGT.
Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TPHCM Nguyễn Bật Hận vừa có công văn gửi Khu 2 yêu cầu khắc phục, sửa chữa lún cầu vượt thép Thủ Đức để bảo đảm ATGT.
Chiều 11/6, PV Dân trí đã có mặt tại cầu vượt thép Thủ Đức và ghi nhận tình trạng mặt đường từ đường dẫn lên đến giữa cầu (hướng từ trung tâm thành phố về các tỉnh) bị lún tạo thành rãnh sâu; nhựa trồi nhiều cm dọc mép cầu…
Video đang HOT
Tình trạng lún, trồi nhựa trên cầu vượt thép Thủ Đức (hường TPHCM ra các tỉnh).
“Nhiều xe tải, xe container chở đầy hàng phải chạy nhanh để lấy trớn lên dốc cầu thì bất ngờ phát hiện đường lún có rãnh sâu đã chao đảo tay lái. Nếu tình trạng không sớm khắc phục để càng hư hỏng nặng thì tai họa là khó tránh khỏi khi phía dưới tấp nập người, xe tham gia giao thông”, anh Trương Quốc Khanh, tài xế lái xe đầu kéo cảnh báo.
Nhiều xe tải chạy tốc độ nhanh lên cầu chao đảo tay lái khi gặp đường xấu tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Khu 2 cho biết, trong quá trình khai thác và bảo dưỡng thường xuyên công trình cầu vượt thép Thủ Đức, Khu 2 đã phát hiện một số hư hỏng, nhồi nhựa phát sinh trên đường vào cầu. Do công trình đang trong thời gian bảo hành nên Khu 2 đã yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa, khắc phục và hoàn thành trong thời gian nhanh nhất.
Được biết cầu vượt thép Thủ Đức do Tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công có chiều dài cầu và đường dẫn 570m; mặt cầu rộng 16m với 4 làn xe. Đây là cầu vượt được thiết kế vĩnh cửu, các móng trụ được thi công bằng bê tông cốt thép cho phép xe tải nặng, container lưu thông. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cầu là 277 tỷ đồng và cây cầu được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2013 đã góp phần đáng kể việc giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông ra vào thành phố lớn nhất nước.
Tuy nhiên khi cầu vượt thép này mới đưa vào sử dụng đúng 2 tháng thì bắt đầu có hiện tượng hư hỏng, lún sâu, trồi nhựa. Trước tình trạng trên, Sở GTVT TPHCM đã lập đoàn kiểm tra và xác định nguyên nhân mặt cầu bị lún là do mật độ lưu thông quá lớn (hơn 10 ngàn xe/ ngày/đêm/làn); nhiều xe quá tải chở hàng vượt mức cho phép gấp 2 đến 3 lần; xe tập trung chạy 1 làn tạo áp lực trùng phục gây trồi lún khiến giao thông không êm thuận.
Trước đó hơn 1 năm, khi mới đưa vào sử dụng, cầu vượt thép Thủ Đức đã bị hư hỏng, lún, trồi nhựa và được đơn vị thi công phong tỏa sửa chữa.
Sau đó đơn vị thi công (Tổng công ty xây dựng Thăng Long) đã tiến hành sửa chữa bằng cách lột bỏ lớp nhựa phía trên và trãi lớp nhựa mới bằng chất liệu polymer để tăng sự chịu tải của mặt đường. Đến nay sau hơn 1 năm, tình trạng hư hỏng, lún, trồi nhựa trên mặt cầu vượt thép này tiếp tục tái diễn.
Theo Dantri
Có một quận ở Hà Nội "nói không" với cầu vượt
"Nếu xây cầu vượt thì sẽ thông xe nhanh, nhưng lại dễ gây ùn tắc vào các tuyến nội đô. Không xây cầu vượt sẽ tiết kiệm đáng kể cho nguồn vốn ngân sách".
Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Lê Anh Quân đưa lý do như vậy khi không xây dựng cầu vượt trên địa bàn.
Dù chỉ được coi là giải pháp tạm thời, nhưng hệ thống cầu vượt nội đô đang phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các nút giao trọng điểm.
Tuy nhiên, trước chủ trương đề ra, lãnh đạo quận Long Biên đã đề xuất không xây dựng cầu vượt trên địa bàn quận. Đây có lẽ là quận duy nhất trên địa bàn thành phố "nói không" với cầu vượt mà vẫn đảm bảo lưu thông.
"Thay vì xây cầu vượt, chúng tôi sẽ tổ chức bằng đèn tín hiệu giao thông. Giải pháp này vẫn hiệu quả, lại tiết kiệm đáng kể cho ngân sách Nhà nước" - ông Quân nói.
Hà Nội đang sử dụng hệ thống cầu vượt để giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các nút giao trọng điểm.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã phê duyệt chủ trương xây dựng cây cầu vượt thứ 8 tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch với nguồn kinh phí trên 150 tỷ đồng.
7 cây cầu vượt trước đó được đặt tại các nút giao Thái Hà - Chùa Bộc, Láng - Lê Văn Lương, Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà - Láng Hạ, Nam Hồng - Mai Dịch - Nội Bài, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai.
Ghi nhận của phóng viên, mức đầu tư cho mỗi cây cầu vượt thường trên dưới 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, dù chỉ được coi là phương án tạm thời, nhưng cầu vượt cũng giảm thiểu đáng kể ùn tắc tại các nút giao trọng điểm trên địa bàn thủ đô.
Theo Nguyễn Dũng (Infonet.vn)
Hà Nội chi 156 tỷ đồng xây cầu vượt thép thứ 8 Ngày 26/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã phê duyệt dự án cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch nhằm hạn chế ùn tắc giao thông. Dự án được triển khai trên phần đất hơn 4.000m2, tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách, do Sở GTVT làm chủ đầu...