Cầu vượt nhẹ thứ 8 ở Hà Nội được thông xe
Dài gần 600 m, tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng, cầu vượt Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh thông xe vào sáng 21/5, góp phần giảm ùn tắc và xung đột giao thông khu vực cửa ngõ phía Tây của thủ đô.
Sau 5 tháng thi công, sáng 21/5, Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội thông xe cầu vượt nhẹ Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh (Cầu Giấy, Hà Nội). Cầu vượt do Ban quản lý dự án Thăng Long – Bộ Giao thông làm chủ đầu tư.
Cầu dài 595,7 m gồm phần cầu và đường dẫn. Trong đó, phần cầu vượt gồm hai làn xe, bề rộng 9 m, cho phép phương tiện chạy với tốc độ 40 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn dư của dự án đường Vành đai 3, giai đoạn 2 do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Mặt cầu rộng 9 m, chia thành hai làn xe cơ giới. Nhà thầu được chỉ định thi công là Tổng công ty Thăng Long.
Lan can cầu được thiết kế bằng thép, tương tự cầu vượt nhẹ trước đó đã khánh thành tại Hà Nội.
Video đang HOT
Hệ thống thoát nước trên cầu được chắn bởi tấm gang có đường kính khoảng 20 cm.
Cầu vượt cấm xe đạp, người đi bộ và các loại xe tải. Theo ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư), cầu vượt được áp dụng công nghệ thi công móng cọc thép xoay tròn với nhiều ưu điểm có thể làm trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, giảm tiếng ồn, độ rung chấn thấp, không gây ô nhiễm môi trường.
Cầu vượt sử dụng kết cấu gồm 5 nhịp dầm hộp thép bê tông liên hợp, bản mặt cầu bê tông cốt thép đổ tại chỗ dài tối thiểu 200 mm được liên kết với dầm thông qua các neo chống sắt. Trụ cầu dạng tròn bằng bê tông cốt thép, kết cấu móng cọc ống thép xoay tròn.
Phần gầm cầu, trong sáng nay, công nhân tiếp tục thi công hoàn tất việc lát gạch.
Sau khi thông xe cầu vượt, vào giờ cao điểm sáng nay, ngã tư Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám không còn diễn ra cảnh ùn ứ. Phát biểu tại lễ thông xe, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, công trình cầu vượt nhẹ đưa vào khai thác sẽ góp phần rất lớn trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc tại khu vực nút giao Trung Hòa.
Trước đó, TP Hà Nội đã đưa vào hoạt động 7 cầu vượt thép như cầu vượt Tây Sơn – Chùa Bộc, Láng Hạ – Thái Hà, Lê Văn Lương – Láng, Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt và Nam Hồng – Mai Dịch – Nội Bài. Những cầu vượt này đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả và là một trong những giải pháp tốt của Hà Nội giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở các nút giao trọng điểm.
Bá Đô
Theo VNE
Chủ đầu tư bác tin dầm cầu vượt Hoàng Minh Giám bị sập
Chủ đầu tư cầu vượt Hoàng Minh Giám - Hà Nội khẳng định do xe chở dầm đứng ở vị trí khó khăn nên bị nghiêng mâm quay khiến dầm bị nghiêng xuống mặt đường.
Khi dầm bị nghiêng xuống thì dầm thép vẫn được giữ an toàn bởi 02 các cáp cẩu (01 cẩu 400 tấn; 01 cẩu 200T)
Ban quản lý dự án Thăng Long vừa có báo cáo Bộ GTVT về sự cố vận chuyển và lắp dựng dầm thép nhịp trụ P2 - trụ P3 cầu vượt thép Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh thuộc tiểu dự án xây dựng nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh vừa diễn ra sáng sớm nay.
Cụ thể, ngày 10/3, bắt đầu từ 23h00, nhà thầu thi công tiến hành vận chuyển và lắp dựng nhịp dầm thép từ trụ P2 - trụ P3 (dài 58m) theo hồ sơ biện pháp thi công được tư vấn giám sát tại văn bản số HRR4-5888-1.33.4 ngày 24/2/2016, phương án phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công của Sở GTVT tại Thông báo số 190/TB-SGTVT ngày 08/3/2016 về việc phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục vận chuyển và lao lắp dầm cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh.
""Theo đánh giá tại hiện trường, mặc dù dầm bị nghiêng xuống mặt đường nhưng do đã được neo giữ an toàn nên không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kích thước hình học của dầm thép. Sự cố cũng không gây ra bất cứ thương vong nào", ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long khẳng định."
Khoảng 0h30 ngày 11/3/2016, dầm được vận chuyển ra công trường bằng xe chuyên dụng và đưa vào vị trí hạ tạm xuống đường để chuẩn bị đưa dầm vào vị trí cẩu lắp. Trong quá trình hạ tạm xuống đường (dầm được treo cáp đầy đủ vào móc cẩu) do xe chở dầm đứng ở vị trí khó khăn ngay sát bo vỉa hè đường, gây mất cân bằng mâm quay xe chở dầm khiến dầm bị nghiêng xuống đất. Tuy nhiên, khi dầm bị nghiêng xuống thì dầm thép vẫn được giữ an toàn bởi 02 các cáp cẩu (01 cẩu 400 tấn; 01 cẩu 200T).
Ngay sau đó, Nhà thầu đã dùng cẩu đưa dầm về vị trí cân bằng và tiến hành sàng dầm vào vị trí cẩu lắp dầm lên nhịp. Nhà thầu đã nhấc dầm vào vị trí theo đúng biện pháp được chấp thuận.
Công tác cẩu lắp vào vị trí thiết kế đã được thực hiện đúng theo biện pháp và đảm bảo an toàn và kết thúc vào lúc 03h00 ngày 11/3/2016.
"Theo đánh giá tại hiện trường, mặc dù dầm bị nghiêng xuống mặt đường nhưng do đã được neo giữ an toàn nên không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kích thước hình học của dầm thép. Sự cố cũng không gây ra bất cứ thương vong nào", ông Phạm Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long khẳng định.
Về phía Bộ GTVT, lãnh đạo Bộ này cho biết đã nắm được thông tin về sự cố. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ GTVT thì sự cố này không nghiêm trọng. "Đây là những sự cố bình thường xảy ra trên công trường, việc xử lý cũng diễn ra nhanh chóng và đảm bảo công tác thi công các công trình" - lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.
Đây là gói thầu số 4 - xây dựng nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh, hạng mục điều tiết giao thông, đảm bảo giao thông cho Nút giao Trung Hòa thuộc dự án đầu tưxây dựng đường vành đai 3 TP. Hà nội đoạn Mai Dịch Bắc Hồ Linh Đàm giai đoạn 2. Ban quản lý Dự án Thăng Long được giao làm Chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công là Liên danh Hanshin - Cienco 4.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phân luồng giao thông tại Lăng Cha Cả: Người dân đã 'dễ thở' Sau hai ngày tổ chức phân luồng mới tại khu vực Lăng Cha Cả, quận Tân Bình, Thanh Niên Online đã ghi nhận vào giờ cao điểm sáng và chiều tình trạng kẹt xe tại đây đã thuyên giảm. Nút giao thông Cộng Hòa - Út Tịch (quận Tân Bình) đã thông thoáng - Ảnh: Phạm Hữu Ghi nhận vào sáng nay, 9.11...