Cầu Việt Trì nỗ lực cán đích theo “lệnh” của Bộ trưởng GTVT
Những vướng mắc mặt bằng gây khó khăn cho thi công cầu Việt Trì mới được lãnh đạo địa phương cam kết giải quyết xong trong tháng 8 này. Đây là cơ sở quan trọng để nhà thầu hoàn thành dự án trước 6 tháng theo “lệnh” của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt trì mới theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) được khởi công xây dựng cuối tháng 11/2013 với tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng. Cầu Việt Trì mới được xây dựng nhằm thay thế cầu cũ đã quá tải và tách hạ tầng chung cầu đường bộ-đường sắt, nối liền giao thông qua sông Lô trên Quốc lộ 2 từ tỉnh Vĩnh Phúc đến Phú Thọ.
Hôm qua (10/8), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã có buổi kiểm tra tiến độ và chất lượng thi công dự án cầu Việt Trì mới. Tại đây, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì báo cáo Thứ trưởng tiến độ dự án đang được đảm bảo. Nhà thầu đã hoàn thành hạng mục quan trọng nhất là phần cầu chính với 3 trụ T7-T8-T9 bắc qua sông, đảm bảo an toàn thi công và không còn lo ngại nếu nước lũ dâng cao trong mùa mưa này.
Công tác thiết kế bảo vệ thi công đã hoàn thành đối với cầu Việt Trì mới, cầu vượt đường sắt, cầu vượt kênh, đường dẫn 2 đầu cầu (sẽ hoàn thành vào ngày 12/8 – PV). Riêng trạm thu phí và nhà điều hành dự án đang thiết kế chi tiết kết cấu, dự kiến 15/8/2014 trình Ban Quản lý Dự án Thăng Long và Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình.
Cầu Việt Trì mới đang được thi công xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 31/5/2015 (vượt tiến độ 6 tháng)
Báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường về vướng mắc lớn nhất gây khó khăn cho việc thi công dự án, ông Quách Bá Vương – Giám đốc Dự án cầu Việt Trì mới – cho biết, chưa được bàn giao mặt bằng sạch, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Phú Thọ khi người dân không chịu di dời và yêu cầu lãnh đạo địa phương giải quyết xong các vấn đề liên quan đến đền bù. Công tác xây dựng hạ tầng khu tái định cư không được phê duyệt trong Dự án đầu tư xây dựng Cầu Việt Trì mới của Bộ trưởng Bộ GTVT, lí do là vốn đầu tư để tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư hoặc hỗ trợ xây dựng khu tái định cư tại địa phương có đất bị thu hồi thuộc trách nhiệm của địa phương và được lấy từ nguồn kinh phí của Quỹ phát triển đất.
Video đang HOT
Thừa nhận tình hình này, ông Hoàng Công Thủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ – cho hay: Diện tích mặt bằng phục vụ dự án phải giải tỏa 15ha nhưng đến nay mới được 13ha. Trong số 37 hộ dân khu vực Bạc Hạc thuộc diện phải di rời để bàn giao mặt bằng cho dự án, có 36 hộ đã đồng ý nhận tiền bồi thường nhưng vẫn chưa di dời vì nguồn quỹ đất của địa phương không có nên địa phương chưa bố trí được chỗ ở cho người dân.
Một vấn đề khác cũng được đơn vị triển khai dự án đề cập trong buổi kiểm tra của Thứ trưởng Trường là việc chưa ký được hhợp đồng tín dụng với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), nên công tác giải ngân cho các nhà thầu còn chậm, chưa đáp ứng được nguồn vốn cho thi công.
Sau khi nghe báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các đơn vị thực hiện dự án phải giữ nguyên tổng mức đầu tư và chỉ đạo Ban PPP (đối tác công-tư) sớm làm việc với ngân hàng BIDV để có câu trả lời rõ ràng về hợp đồng tín dụng triển khai dự án. Nhà đầu tư phải cấp đủ tiền để đảm bảo tiến độ thi công của nhà thầu.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường (áo trắng) trên công trường kiểm tra dự án
Riêng về việc bố trí tái định cư mà địa phương không có khả năng thực hiện, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đồng ý giải quyết theo hướng đưa vào nguồn BOT, tính theo nguồn vốn dự phòng của dự án theo quy định. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định Bộ GTVT và nhà đầu tư sẽ có trách nhiệm cấp đủ vốn cho dự án, trong đó có vốn giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, vị Thứ trưởng này cũng yêu cầu địa phương phải đưa ra một cam kết về hạn chót bàn giao mặt bằng sạch cho dự án này. Về phía địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ hứa sẽ giải quyết dứt điểm mặt bằng cho Dự án xây dựng cầu Việt Trì mới vào ngày 31/8 tới đây.
Giải tỏa được những vướng mắc nói trên, các đơn vị thực hiện dự án cam kết sẽ hoàn thành toàn dự án và thông xe cầu Việt Trì mới vào ngày 31/5/2015, vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch. Đây cũng là mốc thời gian áp “lệnh” của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho Dự án xây dựng cầu Việt Trì mới.
Cũng trong buổi kiểm tra dự án này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã đề cập tới việc nghiên cứu dự án xây dựng cầu Ba Vì, nối Hà Nội với Phú Thọ nhằm đảm bảo giao thông thuận lợi cho nhân dân trong vùng, đặc biệt là những dịp hành hương về đất Tổ.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Ba cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất bị đề nghị truy tố
Công an tỉnh Hậu Giang vừa có kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ án sang VKS đề nghị truy tố các bị can nguyên là cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ".
Theo đó, 3 bị can bị đề nghị truy tố gồm: (SN 1986, ĐKTT tại ấp 6, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy ), Nguyễn Văn Phương ( SN 1983, ĐKTT: Ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh), Nguyễn Duy Giáp (SN 1984, ĐKTT: ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang)
Theo kết luận điều tra, dự án đầu tư xây dựng Hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ-Vị Thanh được Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ký Quyết định phê duyệt ngày 4/5/2007 với tổng vốn đầu tư là 168.885.635.000 đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ và Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang được giao làm chủ đầu tư dự án này.
Đến ngày 10/7/2011 Ban quản lý dự án đã ký hợp đồng về việc giao nhận công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang. Sau đó, Trung tâm phát triển quỹ đất giao cho Phúc, Phương,Giáp làm cán bộ kiểm kê dự án.
Quá trình thực hiện việc kê khai, áp giá để bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng cho các hộ dân thuộc ấp 7, xã Vĩnh Viễn A (gồm Tiêu Văn Vũ, Tiêu Quốc Văn, Đồng Quang Nhật An, Đào Thanh Giảng, Võ Hoàng Hưởng) do chưa xác định được thời điểm cất nhà nên theo quy định mức được áp giá bồi thường bằng 0. Nhưng các hộ gia đình này không chấp thuận nên làm đơn yêu cầu xem xét bồi thường.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các quy định xác định thời gian cất nhà để có hình thức bồi thường thì Phúc, Phương, Giáp đã chủ động đến nhà ông Bùi Tiến Thủ ( trưởng ấp 7) hối thúc tổ chức họp dân, tại đây Giáp có tác động, định hướng cuộc họp để các hộ trên được bồi thường, hỗ trợ.
Sau đó ông Thủ cho họp dân và lập biên bản xác định các hộ trên cất nhà trước ngày công bố quy hoạch. Phạm Hồng Phúc đã lập lại biên bản của 4 hộ gồm Tiêu Quốc Văn, Tiêu Văn Vũ, Đồng Quang Nhật An, Đào Thanh Giảng.
Nguyễn Văn Phương lập biên bản của 3 hộ: Lê Thị Loan, Bùi Thị Đẹp, Võ Hoàng Hưởng. Với nội dung các hộ này cất nhà trước ngày 17/5/2010 giao cho ông Thủ ký và đưa cho Lãnh đạo xã Vĩnh Viễn A đóng dấu xác nhận. Trên cơ sở các văn bản do Phúc, Phương lập, các hộ trên đã được nhận tổng số tiền 372.510.277 đồng sai quy định và sau đó các hộ này đã "lại quả" cho Phúc, Phương, Giáp 111 triệu đồng.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
Ông lão cùng hàng chục "xe ôm" "muối mặt" vì được... "hiến tình" Ngấp nghé tuổi 40 nhưng Hường vẫn "hạ gục" được hàng chục người hành nghề "xe ôm", trong đó có cả ông lão ở tuổi thất thập bằng việc... gạ vào nhà nghỉ. Hàng chục người hành nghề "xe ôm" đã bị Đỗ Thị Thu Hường "hạ gục" Chiều 1-8, TAND quận Long Biên đã mở phiên tòa xét xử Đỗ Thị Thu...