Cầu Trung Quốc sắp khánh thành đổ sập ở Kenya
Cây cầu trị giá 10 triệu USD do Trung Quốc xây dựng ở miền tây Kenya bị sập khi dự kiến khánh thành vào tháng tới.
Hình ảnh cầu do Trung Quốc xây dựng bị sập ở Kenya được lan truyền trên mạng xã hội – Ảnh: Twitter
Cây cầu trị giá 10 triệu USD do Trung Quốc xây dựng ở miền tây Kenya bị sập chỉ hai tuần sau khi tổng thống Uhuru Kenyatta đến thị sát.
Theo trang Quartz, ít nhất 27 công nhân xây dựng đã bị thương sau khi cầu sập hôm 26-6. Chính quyền Kenya đã cho đình chỉ thi công và đưa đội kỹ sư đến điều tra vụ việc.
Có thể nói đây cũng là sự may mắn bởi cầu dự kiến khánh thành vào tháng tới và nếu được đưa vào sử dụng thì hậu quả nhân mạng chưa biết sẽ đến đâu.
Cầu sập bất ngờ chỉ gần hai tuần sau khi tổng thống Kenyatta đến thị sát trong chiến dịch vận động cho cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 8 tới.
Tập đoàn xây dựng hải ngoại Trung Quốc (COEG) – chi nhánh của China Railway, một trong những công ty xây dựng hạ tầng lớn nhất thế giới, đã trúng thầu với chính quyền Kenya cho dự án xây dựng cây cầu dài 100 mét này.
Công ty Trung Quốc được cho là đã làm việc với tổ chức phi lợi nhuận Safer World của Anh để thuyết phục dân địa phương về độ an toàn của dự án.
Video đang HOT
Ông Jerome Hua, quản lý dự án xây cầu, trả lời trên tờ The Nation của Kenya: “Đây là chuyện bất thường bởi chúng tôi đã thực thi mọi tiêu chuẩn theo yêu cầu của chủ dự án. Chúng tôi có các kỹ sư kinh nghiệm và chúng tôi cũng chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra nguyên nhân cầu sập và xử lý vấn đề”.
Theo phía công ty xây dựng của Trung Quốc, cây cầu dự kiến khánh thành vào tháng tới, có thể sẽ được sửa chữa nhưng chi phí chắc chắn phải đội lên.
Hiện trường vụ cầu sập chưa rõ nguyên nhân ở Kenya – Ảnh: Twitter
Ông Raila Odinga, đối thủ chính trị chính của tổng thống Kenyatta, vốn thường chỉ trích kiểu lòe bịp dân của chính quyền đương nhiệm với các dự án hạ tầng khổng lồ, đã nhân cơ hội này chỉ trích không ngớt kiểu bóng gió: “Đó là dấu hiệu cho thấy chúng sẽ đổ nhào như thế nào. Như trong rừng, khi ngày tàn của con khỉ chúa sắp đến thì mọi cây rừng trở nên trơn tuột”.
Tổng thống Kenyatta, người đặt kỳ vọng chiến thắng trong cuộc bầu cử tới, tỏ ra rất tự hào với các dự án hạ tầng của chính quyền, như hệ thống đường sắt mới nối thủ đô Nairobi với thành phố cảng Mombasa.
Tổng thống Kenyatta đã hứa cho xây cây cầu ở huyện Busia sau khi xảy ra vụ chìm tàu qua sông này làm thiệt mạng 11 người trong đó có cả học sinh.
Vụ sập cầu mới nhất ở Kenya, theo trang Quartz, càng làm ảnh hưởng thêm uy tín của các công ty Trung Quốc đang tập trung làm ăn tại châu Phi.
Trong một thập niên qua, ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng ở lục địa đen, nhờ chính sách cho vay ưu đãi với những quốc gia còn nghèo khó. Điều đó đã khiến người ta phần nào quên đi chất lượng xây dựng cũng như các điều kiện an toàn xây dựng vốn là tiếng xấu của nhiều công ty Trung Quốc.
Những vụ việc như thế không hề hiếm như trường hợp con đường ở Zambia do Trung Quốc xây dựng bị nát tan sau những trận mưa lớn hồi năm 2009, hay như một bệnh viện do công ty Trung Quốc xây dựng ở Angola đã phải cho sơ tán bệnh nhân hồi năm 2010, sau khi các quan chức địa phương lo ngại chất lượng xây dựng kém khiến bệnh viện có thể sụp đổ.
(Theo Tuổi Trẻ)
"Chiến dịch lai tạo" thế hệ sau của các phần tử khủng bố
Khi Salama Ali, một phụ nữ Kenya bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm hai người em trai đột ngột "biến mất" vào năm ngoái, cô đã phát hiện ra điều vô cùng khủng khiếp: Ngoài những người Kenya trẻ tuổi cực đoan bỏ nhà đi để tham gia Tổ chức al-Shabab ở Somalia, còn nhiều phụ nữ bị bắt và buôn bán làm nô lệ tình dục cho các phần tử khủng bố này.
Nhiều phụ nữ Kenya bị bắt và buôn bán làm nô lệ tình dục cho các phần tử khủng bố al-Shabab
"Bí mật" khó tưởng tượng
Salama Ali cho biết, việc cô tìm kiếm thông tin về hai người em trai được thực hiện một cách bí mật vì bất cứ động thái nào có liên quan đến al-Shabab đều rơi vào tầm ngắm của lực lượng an ninh. Salama đã gặp, nói chuyện với nhiều phụ nữ ở Mombasa và khu vực xung quanh, chia sẻ câu chuyện của mình và tìm kiếm thông tin về người thân. "Tôi phát hiện nhiều chuyện mà trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Nhiều phụ nữ đã bị bắt đưa đến Somalia làm nô lệ tình dục", Salama nói.
Phụ nữ bị bắt có cả người trẻ và trung tuổi, đến từ Mombasa và một số khu vực khác ở Kenya. Họ thường được hứa trả lương cao với một công việc hấp dẫn ở nước ngoài hoặc bị dùng vũ lực khống chế, bắt cóc.
Trong căn phòng tối, một phụ nữ trẻ tuổi kể lại rằng: "Trong thời gian 3 năm bị bắt làm nô lệ tình dục, nhiều người đàn ông đến và quan hệ tình dục với tôi. Mỗi tối, họ đưa 2 hoặc 3 người đàn ông đến chỗ chúng tôi. Chúng tôi bị hãm hiếp nhiều lần. Một số phụ nữ đã buộc phải làm vợ của các chiến binh al-Shabab, trong khi những người khác bị giữ như nô lệ tình dục trong nhà chứa".
Cô gái có tên là Faith nói rằng, cô vừa mới trốn thoát khỏi nơi giam giữ của al-Shabab. "Năm tôi 16 tuổi, một cặp vợ chồng già đến gặp bố mẹ tôi và nói rằng, có công việc hấp dẫn ở Malindi. Ngay ngày hôm sau, tôi được đưa đi cùng 14 cô gái khác. Chúng tôi được cho uống nước có hòa thuốc ngủ mà không hề hay biết. Khi tỉnh lại, tôi thấy có 2 người đàn ông trong phòng. Họ trói tay chúng tôi lại và hãm hiếp ngay trong căn phòng đó. Sau đó, chúng tôi được đưa đến một khu rừng. Họ đe dọa sẽ giết chết nếu chúng tôi tìm cách trốn thoát".
Sau những lần bị hãm hiếp, Faith mang thai và sinh đứa con trong rừng. "Giờ đây, hai mẹ con tôi đã quen với cuộc sống như là động vật trong rừng", Faith nói. Một phụ nữ khác nói rằng, cô đã sinh con trong tình trạng bị nhốt trong phòng.
"Chiến lược" thâm độc của al-Shabab
Sarah, vợ của một cựu chiến binh al-Shabab nói rằng, việc bắt cóc phụ nữ làm nô lệ tình dục nằm trong chiến lược của al-Shabab. "Có một chương trình để lai tạo thế hệ chiến binh chiến đấu tiếp theo của al-Shabab. Trẻ em là những người dễ truyền giáo nhất. Hầu hết 300 phụ nữ trong trại của tôi đều là người Kenya", Sarah nói.
Tháng 9-2016, với sự hỗ của các nhà hoạt động nhân quyền, Salama đã thiết lập một nhóm hỗ trợ bí mật cho phụ nữ Kenya trở về sau khi bị bắt làm nô lệ tình dục cho al-Shabab. Mặc dù mới được thành lập nhưng khá nhiều phụ nữ đã tìm đến Salama và xin được tham gia vào nhóm. Một số phụ nữ trở về với đứa trẻ sơ sinh trên tay, một số bị nhiễm HIV, thậm chí có trường hợp mắc bệnh tâm thần do phải trải qua thời gian sống kinh hoàng với các chiến binh al-Shabab. Tất cả đều nói rằng, sợ nói chuyện một cách cởi mở vì có thể bị cho là ủng hộ al-Shabab.
Được biết, al-Shabab đang cố gắng để tạo ra một nhà nước Hồi giáo cực đoan ở Somalia. Để "hiện thực hóa giấc mơ", nhóm này đã tiến hành các cuộc tấn công vào nhiều nước trong khu vực. Kenya là quốc gia đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công chống lại al-Shabab. Chính phủ Kenya thừa nhận, còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong cuộc chiến với al-Shabab, trong đó có việc phụ nữ Kenya bị bắt làm nô lệ tình dục. Tuy nhiên, khó đánh giá quy mô của vấn đề vì phụ nữ thường không dám đứng lên tố cáo.
Theo Tường Phạm
An ninh thủ đô
30 hà mã bị nướng chín vì nắng nóng quá mức ở Kenya Chính quyền chức năng đang phải huy động máy bơm và nhân lực để cấp nước vào các đầm lầy khô cạn nhằm cứu hàng trăm con hà mã khác. Một con hà mã bị cháy đen da. Một kế hoạch giải cứu khẩn cấp đang được thực hiện ở khu vực Lamu, Kenya sau khi nắng nóng hoành hành khiến sinh vật...