Cấu trúc hình sóng khổng lồ trong Dải Ngân hà
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện cấu trúc khí lớn nhất, trải dài trên khoảng cách 9.000 năm ánh sáng trong Dải Ngân hà.
Cấu trúc này chứa nhiều khu vực tạo sao và di chuyển lên xuống – tương tự như sóng, với biên độ dao động 500 năm ánh sáng so với mặt phẳng thiên hà.
Minh họa về sóng Radcliffe
Phát hiện nói trên đã giải thích được bí ẩn kéo dài 150 năm nay. Một số “cái nôi tạo sao” trong vũ trụ trông giống như các sóng – đó là sóng Radcliffe.
“ Mặt trời nằm cách sóng Radcliffe chỉ 500 năm ánh sáng tính từ điểm gần nhất. Sóng Radcliffe ở ngay trước mắt chúng ta, vậy mà cho đến nay chúng ta không nhận ra nó. Chúng ta không biết cái gì tạo ra hình dạng sóng Radcliffe. Nó hình thành giống như gợn sóng nước trên mặt hồ, và ở trung tâm có thể có cái gì đó rất nặng. Chúng ta biết rằng, Mặt trời tương tác với cấu trúc sóng Radcliffe này” – Giáo sư Joao Alves ở ĐH Vienna (Áo) cho biết như vậy.
Video đang HOT
Các nhà khoa học phát hiện ra sóng Radcliffe nhờ các quan sát từ tàu không gian Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Năm 2013, tàu không gian này được phóng lên khu vực quanh điểm Lagrange L2 giữa Mặt trời và Trái đất. Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu vị trí, khoảng cách và chuyển động của hàng tỷ ngôi sao.
Nhờ tàu không gian Gaia, các nhà thiên văn học đã tạo lập thành công bản đồ 3 chiều về vật chất liên sao. Trong quá trình đó, các nhà nghiên cứu chú ý đến một cấu trúc khí khác thường trong “cánh tay xoắn” của thiên hà. Hóa ra, cấu trúc này kéo dài trên 9.000 năm ánh sáng, rộng khoảng 400 năm ánh sáng. Đó là một cấu trúc dài và mảnh, lượn sóng.
Sóng khác thường này chứa nhiều khu vực tạo sao mà trước đó các nhà thiên văn học tưởng nhầm là Vành đai Goulda.
“Chúng tôi nghi ngờ rằng, có những cấu trúc lớn hơn. Để tạo được bản đồ chi tiết khu vực vũ trụ lân cận, cần phải kết hợp các quan sát từ kính viễn vọng vũ trụ với xác suất thiên văn, dữ liệu hình ảnh và các mô phỏng số hóa” – bà Catherine Zucker, một trong các tác giả của phát hiện, cho biết như vậy.
Các nhà khoa học đã phải tạo ra bản đồ chính xác 3 chiều Dải Ngân hà với khoảng cách chía xác giữa các “nôi tạo sao”. Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới đối với thiên hà của chúng ta và khu vực vũ trụ lân cận Trái đất.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Giải mã cụm thiên hà quái đản đang hình thành trong vũ trụ
Các nhà thiên văn sử dụng dữ liệu từ Đài thiên văn Chandra X-Ray của NASA và các kính viễn vọng khác đưa ra một bản đồ chi tiết về vụ va chạm hiếm gặp giữa bốn cụm thiên hà.
Cả bốn cụm, mỗi cụm có khối lượng ít nhất vài trăm nghìn tỷ lần so với mặt trời sẽ hợp nhất để tạo thành một trong những vật thể lớn nhất trong vũ trụ.
Các cụm thiên hà này là cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được giữ bởi trọng lực. Các cụm bao gồm hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn thiên hà được nhúng trong khí nóng và chứa một lượng lớn vật chất tối vô hình.
Các quan sát mới cho thấy, một cấu trúc khổng lồ đang được lắp ráp trong một hệ thống có tên Abell 1758, nằm cách Trái đất khoảng ba tỷ năm ánh sáng. Nó chứa 2 cặp cụm thiên hà va chạm đang hướng về nhau.
Các nhà khoa học lần đầu tiên công nhận Abell 1758 là một hệ thống cụm thiên hà bốn cực vào năm 2004 khi sử dụng dữ liệu từ Chandra và XMM-Newton, một vệ tinh được điều hành bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Mỗi cặp thiên hà trong hệ thống đang trên đường hợp nhất. Trong cặp phía bắc (trên cùng) được nhìn thấy trong hình ảnh tổng hợp, chúng hình thành khoảng 300 đến 400 triệu năm trước và cuối cùng sẽ gặp nhau trong tương lai. Cặp phía nam ở dưới cùng của hình ảnh có hai cụm gần nhau sẽ tiếp cận nhau sớm.
Tia X trong ảnh được hiển thị qua màu xanh lam và trắng, tương ứng mô tả phát xạ khuếch tán mờ hơn. Các nhà nghiên cứu ước tính hai cặp cụm thiên hà đang di chuyển về nhau ở tốc độ 2.000.000-3.000.000 dặm một giờ (3-5.000.000 km một giờ).
Trong tương lai, vụ va chạm giữa các cụm cũng ảnh hưởng đến các thành phần thiên hà của chúng, cũng như dòng khí nóng bao quanh chúng.
Theo Infonet.vn
"Khách không mời" từ ngoài Hệ Mặt trời Trong vòng 2 năm nay, các nhà thiên văn học đã quan sát 2 vật thể thiên văn đến từ bên ngoài Hệ Mặt trời. Một tiểu hành tinh bay gần Trái đất. Theo các nhà khoa học, đây mới là sự khởi đầu, còn trong tương lai chúng ta sẽ quan sát thấy nhiều "vị khách không mời" như vậy nữa. Cũng...