Cầu treo vừa khánh thành nửa tháng đã bị lở mố cầu
Cầu treo có kinh phí đầu tư gần 3,2 tỉ đồng, vừa khánh thành, bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng hôm 11.11, nhưng chỉ vài ngày sau đã xuất hiện tình trạng sụt lở ở mố cầu, nhiều khối bê tông nứt toác…
Sụt lở tại mố cầu treo thôn 2 Tiên Lãnh gây trở ngại lưu thông cho người dân – Ảnh: C.T.V
Ông Nguyễn Duy, Ban quản lý dự án giao thông, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam, khẳng định chất lượng hạng mục chính của cầu treo ở thôn 2 xã Tiên Lãnh ( huyện Tiên Phước) không bị ảnh hưởng, dù mố cầu bị sụt lở.
Đây là công trình thuộc nhóm 12 cầu treo dân sinh trên địa bàn Quảng Nam do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư, thuộc đề án xây cầu treo ở 28 tỉnh miền núi trên cả nước được Bộ GTVT phê duyệt với tổng kinh phí lên đến hơn 8.000 tỉ đồng.
Riêng cầu treo ở thôn 2 Tiên Lãnh có kinh phí đầu tư gần 3,2 tỉ đồng, vừa khánh thành, bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng hôm 11.11. Nhưng chỉ vài ngày sau đã xuất hiện tình trạng sụt lở ở mố cầu, nhiều khối bê tông nứt toác… gây trở ngại lưu thông cho người dân địa phương.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Duy, sự cố có nguyên nhân từ thiết kế, không có mặt bảo vệ áp mái taluy.
Sụt lở tại mố cầu treo thôn 2 Tiên Lãnh gây trở ngại lưu thông cho người dân – Ảnh: C.T.V
“Phía Tổng cục Đường bộ chỉ đầu tư kinh phí cho hạng mục chính là 2 trụ tháp để treo dây văng, còn phần đường dẫn do các địa phương lồng ghép. Tại cầu treo thôn 2 Tiên Lãnh, phần mố cầu và đường dẫn cao dễ gây sụt lún, lại chịu tác động của mương dẫn nước gây xói mạnh sau mấy ngày mưa lớn vừa qua”, ông Duy giải thích.
Hiện nhà thầu thi công (đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng) đang vào hiện trường để nghiên cứu khắc phục, còn Sở GTVT Quảng Nam gợi ý với các địa phương xử lý kết nối dự án đường dân sinh để hoàn thiện toàn bộ công trình (cầu, đường dẫn).
Ông Duy cảnh báo nguy cơ xói lở tại các mố cầu treo sẽ còn xảy ra ở nhiều công trình khác trong mùa mưa, nhưng trấn an về chất lượng hạng mục chính với 3 năm bảo hành theo quy định.
Tại Quảng Nam, hiện vẫn còn 1 công trình nữa, trong tổng số 12 cầu treo, đang trong quá trình hoàn thiện, bàn giao tại huyện Hiệp Đức.
Hứa Xuyên Huỳnh
Theo Thanhnien
Ẩn họa cầu treo
Tỉnh Kon Tum hiện có hàng trăm cầu treo dân sinh đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng chưa được sửa chữa, trở thành mối họa đối với người dân hằng ngày đi lại sinh hoạt.
Cầu treo Kon Nu bị đứt cáp - Ảnh: Phạm Anh
Mới đây, các ông A Mau, A Blưm, A Khoan và Phạm Công Nhuần (ở thôn Kon Nu, ở xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) dắt 7 con bò đi qua cầu treo tại địa phương thì cầu treo bị đứt. Hậu quả, 2 con bò bị chết, còn người thì rớt xuống sông bơi được vào bờ. Theo UBND huyện Kon Rẫy, cầu treo bị đứt là do quá xuống cấp.
Đó là một trong số những vụ tai nạn từ cầu treo quá xuống cấp xảy ra thời gian qua ở Kon Tum. Về xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, nếu ai từng đi trên một vài cầu treo ở đây mà tim "không nhảy ra ngoài" mới lạ. Tại cầu treo bắc qua suối vào làng Kon Kuông, xã Ngọc Linh, chúng tôi chứng kiến người dân đi lại qua đây nhưng hai tay phải bám chặt vào dây buộc, cây cầu thì đung đưa như võng. Thử bước lên cầu này, thấy cầu quá rung rinh, chẳng ai trong chúng tôi dám cả gan bước qua bên kia đầu cầu.
Ông A Ngăn, thôn trưởng Kon Kuông bảo, đây là cây cầu do người dân tự làm với dây sắt được cuốn vào những cây to rồi níu vào những phiến đá hai bên suối, mặt cầu là những tấm ván cũ đã lõm xuống như chữ V. "Dù biết là mất an toàn nhưng đây là đường duy nhất của 60 hộ dân làng Kon Kuông sinh hoạt, làm ăn. Không đi qua cầu treo thì đi đâu", ông A Ngăn nói. Cũng theo ông A Ngăn, hộ nào có sắm xe máy thì đến đầu cầu cũng phải gửi lại, đi bộ về làng. "Khổ nhất là khi người dân trong làng bị đau, phải cáng xuống trạm y tế xã. Ai cũng sợ khi cáng qua cầu treo, không cẩn thận là cả người đau lẫn người khỏe rơi xuống suối", ông A Ngăn ngao ngán.
Chủ tịch xã Ngọc Linh, ông A Hen cho hay, hiện xã có 8 cây cầu treo do người dân tự làm, vì vậy chính quyền lúc nào cũng nhắc nhở vào những lúc có mưa to, gió lớn không nên đi qua những cầu treo này. Thống kê của huyện Đăk Glei cho biết, địa phương có 75 cầu treo thì đã có 40 cây được cắm biển cảnh báo, đồng nghĩa với việc tất cả cầu treo này cần phá đi để xây dựng lại mới.
Theo thống kê (chưa đầy đủ), tỉnh Kon Tum hiện có 270 cầu treo, trong đó chỉ có 162 cầu đang an toàn trong việc đi lại, 108 cầu còn lại chưa đảm bảo an toàn. Hầu hết cầu treo chưa đảm bảo an toàn là do xây dựng đã lâu, nay xuống cấp, trong đó còn đang khai thác là 81 cầu. Tỉnh Kon Tum cũng vừa lắp đặt biển báo nguy hiểm ở 168 cầu treo. Theo Sở GTVT Kon Tum, địa phương nào trong tỉnh cũng còn khá nhiều những cây cầu treo do nhân dân tự làm không đảm bảo an toàn nhưng người dân vẫn hàng ngày đi qua, đối mặt với hiểm nguy. Dù biết được điều này nhưng do kinh phí hạn hẹp nên chưa thể sửa chữa, xây mới cầu treo cho dân đi lại. "Sở đã có báo cáo thực trạng cầu treo gửi lên Bộ GTVT nhưng Bộ chỉ mới đồng ý cho khảo sát xây mới 6 cầu ở 3 huyện Tu Mơ Rông, Đắk Tô và Kon Rẫy", một lãnh đạo ngành giao thông Kon Tum cho biết.
Phạm Anh
Theo Thanhnien
Chi hơn 46,6 tỉ đồng đầu tư thay thế 9 cầu treo sắp sập Hôm nay 27.8, Sở GT-VT Lâm Đồng, cho biết UBND tỉnh đã giao Sở làm chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng thay thế 9 cầu treo trên địa bàn các huyện Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông và TP.Đà Lạt, với tổng vốn đầu tư hơn 46,6 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Cầu Sa Bung -...