Cầu thủng lớn, hàng trăm xe mắc kẹt trên quốc lộ
Khoảng 17h ngày 18/11, chính giữa lòng cầu Kênh thuộc tuyến quốc lộ 1A (giáp ranh xã Tịnh Phong và thị trấn Sơn Tịnh) xuất hiện một lỗ thủng có đường kính khoảng 60cm, gây ách tắc giao thông hơn 2 giờ đồng hồ.
Lỗ thủng trên mặt cầu
Ngay sau khi lỗ thủng xuất hiện ở phía Bắc giữa cầu Kênh, một điểm sạt lở cũng xuất hiện dưới chân cầu, có khả năng gây nguy hiểm dẫn đến sập cầu nếu xe trọng tải nặng đi qua.
Trước sự cố trên, lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và địa phương kịp thời có mặt để thông luồng, ngăn chặn xe khách, xe tải lưu thông qua cầu Kênh. Hàng trăm xe bị ách tắc dài hơn 10km.
Trung tá Trần Dần – Đội trưởng Đội tuần tra Phòng CSGT thuộc Công an tỉnh Quảng Ngãi – cho biết nguyên nhân ban đầu do mưa lũ kéo dài khiến cầu yếu, trong khi cầu đã quá cũ nên xuất hiện lỗ thủng trên cầu.
Video đang HOT
Dòng xe kéo dài gần 10km
Ông Nguyễn Hoàng – Phó Giám đốc Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Ngãi thuộc Khu đường bộ 5 – cho biết: “Chúng tôi khẩn trương bố trí lực lượng triển khai dầm cầu tạm bằng sắt, cắm đèn và biển báo để các phương tiện có thể lưu thông đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, dùng dầm thép và đổ bê tông gia cố tạm thời mố cầu để điều tiết xe đi lại 1 chiều”.
Ngoài nỗ lực của đơn vị thi công, lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên túc trực để điều tiết các phương tiện đi đúng làn đường, tránh xe trọng tải nặng đi vào vị trí lỗ thủng vừa gia cố.
Các công nhân khắc phục sự cố
Đến 19h cùng ngày, các phương tiện lưu thông đã đi lại đảm bảo an toàn thông suốt. Hiện các cơ quan chức năng tiếp tục thẩm định chất lượng cầu Kênh, bàn phương án đào 2 mố cầu sửa chữa lại để đảm bảo an toàn lâu dài.
Văn Danh – Hồng Long
Theo Dantri
Hơn 90 tỷ đồng sửa mặt cầu Thăng Long: Coi như... phí thử nghiệm
"Trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có khoản tiền để đầu tư thử nghiệm, phải có thất bại mới thành công, khoa học là thế", ông Trường nói. Mặt cầu Thăng Long sẽ là bài học cho các dự án khác không lặp lại điều tương tự.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, vì lớp thảm mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) áp dụng công nghệ mới, vừa làm vừa thử nghiệm, nên toàn bộ chi phí bỏ ra để sửa chữa mặt cầu xem như khoản tiền dành cho nghiên cứu khoa học (nằm trong tổng thể đầu tư xây dựng).
Mặt đường cầu Thăng Long dùng công nghệ (Mỹ) đã tốt hơn. Ảnh: sỹ lực.
"Trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có khoản tiền để đầu tư thử nghiệm, phải có thất bại mới thành công, khoa học là thế", ông Trường nói. Mặt cầu Thăng Long sẽ là bài học cho các dự án khác không lặp lại điều tương tự.
Cuối năm 2009, mặt cầu Thăng Long được sửa chữa với kinh phí 91 tỷ đồng, thay toàn bộ lớp thảm mặt cầu bằng công nghệ SMA (của Đức). Tuy nhiên, chỉ khai thác vài tháng mặt cầu đã xảy ra hư hỏng. Nhiều lần sửa chữa, sau đó, mặt cầu vẫn bị hỏng. Hiện Bộ GTVT đang cùng Hà Nội tiếp tục sửa chữa bằng vật liệu bê tông nhựa polyme (của Mỹ).
Theo Lê Hữu Việt
Tiền Phong
Mở 1 cửa xả lũ để bảo bảo vệ hồ Định Bình Chiều 17/11, ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác các công trình thủy lợi Bình Định cho biết, Công ty đã mở 1 cửa hồ xả nước với lưu lượng 400 m3/giây, khoảng 3 giờ chiều xả với lưu lượng 720m3/giây để bảo vệ hồ. Ông Phú nói thêm, hiện mực nước hồ đang ở cao trình 89 m,...