Cầu thủ Việt và quảng cáo: Bao giờ là cặp đôi hoàn hảo?
Trong nền bóng đá hiện đại, các ngôi sao bóng đá như Messi, Cristiano Ronaldo, Rooney… kiếm được những khoản tiền cực lớn từ việc quảng cáo hình ảnh của mình. Nhưng ở Việt Nam, những cầu thủ nội có tên tuổi vẫn chưa khai thác giá trị thương hiệu bản thân để kiếm thêm lợi tiền chỉ ít trên đầu ngón tay.
Cầu thủ Việt và đoạn trường gian khổ làm quảng cáo
Kể từ khi V-League ra đời, đời sống HLV và cầu thủ khá giả hẳn lên. Mức lương giới quần đùi áo số lên đến cả trăm triệu/tháng, khoản lót tay cũng đến con số tỷ đồng. Có thể nói cầu thủ Việt Nam trở thành những người thu nhập cao nhất so với mặt bằng xã hội. Tuy nhiên, các nhà tài trợ, các nhà quảng cáo vẫn tỏ ra dè dặt mỗi khi tìm kiếm một cầu thủ đại diện cho sản phẩm của mình.
Nguyên nhân lớn nhất việc cầu thủ Việt Nam vẫn chưa có được sự chuyện nghiệp thật sự, để xây dựng hình ảnh vững chắc trong lòng hâm mộ. Không những thế, nhiều “sao” còn tự làm hỏng hình ảnh bản thân, dẫn đến sự thua lỗ nặng cho các nhà quảng cáo.
Ví dụ như “thần đồng” Phặm Văn Quyến nối lên ở SEA Games 2003. Sức hút Quyến “béo” cực lớn, với hàng loạt các lời mời quảng cáo hấp dẫn. Và quả thực những sản phẩm Văn Quyến đứng tên đều bán rất chạy, sau hình ảnh chân sút sự Nghệ lên sóng truyền hình.
Đùng một cái, hình ảnh lung linh quanh Văn Quyến sụp đổ, khi tiền đạo này bán độ trên đất Philippines tại SEA Games 2005. Hệ quả kéo theo, các nhà quảng cáo méo mặt phá hợp đồng trước thời hạn, chỉ vì Văn Quyến lúc ấy là tội đồ của bóng đá Việt Nam.
Văn Quyến (đỏ) mất rất nhiều hợp đồng quảng cáo vì vụ bán độ ở SEA Games
Video đang HOT
Mấy ngày vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao chuyện cựu tiền đạo U23 Phan Thanh Bình nhận số tiền 1.500 USD nhờ một cảnh tỏ tình với bà xã nhân ngày Lễ tình nhân 14/2. Đây là chiêu quảng cáo hãng hàng không đề nghị với chân sút gốc Đồng Tháp, với bối cảnh lãng mạn thực hiện trên máy bay.
Vừa lấy lòng được bà xã lại nhận được số tiền không nhỏ, chân sút người Đồng Tháp gật đầu chấp thuận. Đấy là cách kiếm tiền hoàn toàn trong sạch và Thanh Bình hưởng lợi từ tên tuổi của mình. Đặt giả sử Thanh Bình vẫn nổi như hồi đá đội U23 Việt Nam, có lẽ chân sút biệt danh Bình “củi” có thể nhận mức phí 7.000 USD như đợt quảng cáo cho hãng Coca Cola thưở nào.
Kể đâu cho xa, bộ đôi Trần Công Minh và Phan Văn Tài Em cùng đứng chung tay thực hiện “show” quảng cáo cho hình ảnh nhãn nước tăng lực. Kể về lần “casting” trong băng quảng cáo, HLV Trần Công Minh cười trừ bảo hồi ấy có người quen mới quảng cáo mới chịu làm, còn số tiền thù lao bộ đôi Đồng Tâm Long An nhận chẳng đáng là bao.
Kiếm tiền từ quảng cáo có khó?
Cầu thủ ta vẫn chưa xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, được coi hình mẫu trong mắt dư luận. Chính lý do ấy, nhà tài trợ cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư tiền, thậm chí biến những tên tuổi bóng đá Việt thành “sao” quảng cáo thật sự.
Nhìn lại bóng đá Việt Nam, con số cầu thủ Việt từng nhận lời mời làm “sao” quảng cáo rất hiếm hoi. Mỗi khi khảo sát, chọn người, các đơn vị quảng cáo hướng đến những ngôi sao sáng giá, có sức hút với khán giả. Vào lúc này, Quả bóng vàng Việt Nam 2009, Phạm Thành Lương, có đủ những tiêu chí trên.
Tiền vệ Thành Lương cũng lấn sân sang lĩnh vực quảng cáo đồ ăn nhanh
Chẳng thế, hình ảnh Thành Lương trong một phim quảng cáo hãng đồ ăn nhanh Popca cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người xem. Thái độ thiện cảm người xem bắt nguồn từ việc Lương “dị” dễ gần, ít gây tai tiếng như các đồng nghiệp khác. Chính lý do ấy các nhà quảng cáo an tâm đầu tư, mà không lo bị phá hợp đồng như trường hợp Văn Quyến thưở nào.
Nếu may mắn hơn, Thành Lương chút nữa là người đại diện hãng thể thao Adidas tại Việt Nam. Tiếc rằng tin đồn ấy chưa trở thành hiện thực và Thành Lương lỡ cơ hội sánh ngang các ngôi sao thể thao khác trong phim quảng cáo của hãng thể thao danh tiếng Adidas.
Quảng cáo thực tế đây là thị trường béo bở mà cầu thủ Việt Nam vẫn chưa khai thác hết. Vì không đâu cho xa, các ngôi sao bóng đá quốc tế như Messi, Ronaldo, Rooney, Backham đều trở thành những nhân vật đắt “show” quảng cáo, nhờ tên tuổi và tài năng bóng đá của chính mình.
Thực tế các ngôi sao thể thao thế giới phải nỗ lực cực lớn mới có được hình ảnh và những khoản tiền cực lớn từ các hợp đồng quảng cáo. Chỉ khi cầu thủ Việt biết xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, không lệch chuẩn như các “sao” ngoại, khi ấy cầu thủ nội và quảng cáo mới trở thành một “cặp đôi hoàn hảo” như ý muốn được.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Emil Lê Giang vỡ mộng ở Navibank Sài Gòn
Hơn một tuần kể từ ngày đặt chân đến Việt Nam, cầu thủ Việt kiều người Slovakia vẫn chưa chứng tỏ được khả năng của mình.
Emil Lê Giang chưa chứng tỏ được nhiều khi tập luyện cùng Navibank Sài Gòn. Ảnh: ĐH.
Nếu không có gì tiến triển, rất có thể Emil sẽ phải sớm rời Navibank Sài Gòn.
Ngoài cái chân trái được coi là chân thuận thỉnh thoảng có những cú chạm bóng khá kỹ thuật, thì Emil Lê Giang gần như chẳng để lại ấn tượng cho giới chuyên môn. Không như tuyên bố, thể hình của cựu cầu thủ của U17 Slovakia thực chất chỉ là cao 1m74 chứ không phải là 1m79 như trong bản lý lịch anh mang về Việt Nam.
Emil Lê Giang cho biết, sở trường của anh chơi tiền đạo, nhưng với thể hình, cũng như những tố chất kỹ thuật, sức bền, tốc độ... chưa có gì vượt trội, sẽ rất khó để Emil Lê Giang đánh bại các những đồng nghiệp cùng "kèo trái" đầy kinh nghiệm như Quang Hải, Văn Nghĩa, Được Em và Quang Hướng. Đó là chưa nói đến việc anh phải cạnh tranh một suất ngoại binh trên hàng công của Navibank Sài Gòn với Fonseca hay Ricardo.
Theo kế hoạch, Emil Lê Giang sẽ đến các CLB đang thi đấu ở V-League trong 3 tuần theo dạng xin thử việc nhằm tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, sau một tuần ăn tập trong màu áo của Navibank Sài Gòn, có thể thấy, triển vọng phát triển sự nghiệp ở Việt Nam của cầu thủ Việt kiều này sẽ rất gian nan, nếu không nói là khó thành công.
Trước anh em Lê Giang, bóng đá Việt Nam từng đón vài cầu thủ Việt kiều về thử việc như Toni Lê Hoàng (Ba Lan), Ludovic Casset (Pháp), Lee Nguyễn (Mỹ)... nhưng đều không thành công. Emil Lê Giang từng nói rằng, gia đình và anh đã tìm hiểu kỹ sự phát triển của V-League, cũng như kế hoạch tổ chức, quản lý và đào tạo của các CLB Việt Nam. Song từ lý thuyết đến thực tiễn rõ ràng còn là một chặng đường rất còn xa.
Ngày cả Lee Nguyễn, một trong những cầu thủ Việt Kiều gây ấn tượng rất nhiều ở Mỹ, khi trở về Việt Nam, cũng gặp khó khăn trong việc hòa hợp với môi trường bóng đá Việt Nam. Cũng cần phải nói lại rằng, Lee Nguyễn là cầu thủ tài năng nhưng vẫn thất bại.
Emil Lê Giang cần thêm thời gian để khẳng định chuyến về Việt Nam của anh không vô nghĩa. Tuy nhiên, nếu không cải thiện được tình hình thì điều ấy có lẽ cũng không lạ, bởi thực tế V-League đã chứng kiến quá nhiều trường hợp như tiền đạo này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cầu thủ Việt kiều và dớp thất bại ở V-League Bóng đá Việt Nam từ khi lên chuyên chưa ghi nhận một trường hợp thành danh nào của các cầu thủ Việt kiều. Từ Ludovic Casset (tên tiếng Việt là Mã Trí), Toni Lê Hoàng mở đầu cho trào lưu cầu thủ Việt kiều về V-League đá bóng. Từ Patrick Lê Giang sang Đặng Văn Robert, đến Lee Nguyễn... chọn Việt Nam là...