Cầu thủ Việt Nam ở nước ngoài: Vinh quang luôn đầy thách thức
Bóng đá Việt Nam hiện còn 2 tuyển thủ quốc gia đang thi đấu ở nước ngoài, đó là Đoàn Văn Hậu ( SC Heerenveen) và Đặng Văn Lâm ( Muangthong United). Chưa thành công, nhưng cả hai vẫn rất giàu quyết tâm.
Trước Đoàn Văn Hậu và Đặng Văn Lâm, hầu hết các gương mặt khác từng ra nước ngoài thi đấu gồm Nguyễn Công Phượng (Sint Truidense – Bỉ, Incheon United – Hàn Quốc, Mito Hollyhock – Nhật), Lương Xuân Trường (Incheon United, Gangwon FC – Hàn Quốc, Buriram United – Thái Lan), Nguyễn Tuấn Anh (Yokohama FC – Nhật) cũng thất bại.
Họ đều là những cầu thủ ưu tú hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện tại, nhưng tất cả họ đều có mẫu số chung là không thành công khi xuất ngoại. Điều đấy có thể phản ánh những hạn chế của cầu thủ Việt Nam, khi ra nước ngoài đá bóng, như thể hình, thể lực chưa tốt, khả năng hoà nhập với môi trường mới chậm, khả năng làm việc độc lập chưa cao…
Tuy nhiên, không vì thế mà các cầu thủ nản. Bất cứ việc gì cũng khó khăn ở thời điểm bắt đầu. Sở dĩ chính cầu thủ Việt Nam chưa thành công ở nước ngoài vì cầu thủ ngại thích nghi, ngại phải làm việc đơn độc ở môi trường mới. Giờ, chính các cầu thủ của thế hệ hiện tại đang muốn thay đổi điều đó.
Cầu thủ Việt Nam chưa thành công ở nước ngoài, nhưng khó khăn là động lực để các cầu thủ tiếp tục phấn đấu
Bản thân Đoàn Văn Hậu dù có mùa giải đầu tiên không thành ở SC Heerenveen, nhưng vẫn muốn tiếp tục ở lại Hà Lan, để tìm đến thành công nơi chính CLB mà anh vừa trải qua giai đoạn vất vả.
Trong khi đó, thủ môn Đặng Văn Lâm hiện đã mất suất thi đấu chính thức tại CLB Muangthong United (Thái Lan), vẫn quyết tâm cạnh tranh vị trí trở lại ở đội bóng này, thậm chí còn hy vọng được chuyển đến thi đấu ở giải có đẳng cấp cao hơn, đó là giải J-League của Nhật Bản, nếu được các CLB của Nhật quan tâm.
Video đang HOT
Ngoài Đoàn Văn Hậu và thủ môn Đặng Văn Lâm, 2 cầu thủ nổi tiếng khác của bóng đá nội gồm Nguyễn Văn Toàn và Vũ Văn Thanh cũng vừa công khai bày tỏ ý định được ra nước ngoài thi đấu, ngay khi có cơ hội, bất chấp những thất bại từ chính các đồng đội hoặc cựu đồng đội của họ tại CLB HA Gia Lai như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường.
Đoàn Văn Hậu vẫn muốn tiếp tục ở lại Hà Lan thêm mùa nữa, sau mùa giải đầu tiên chưa như ý
Tức là nhiều cầu thủ Việt Nam ở thế hệ hiện tại không ngại việc phải gặp khó khăn, bởi khó khăn là điều bắt buộc với một cầu thủ từ một nền bóng đá thấp hơn, bước sang thi đấu ở nền bóng đá cao hơn.
Đấy là tinh thần nên được khuyến khích ở các cầu thủ Việt Nam, bởi không có thành công nào đến dễ dàng, và các cầu thủ giờ đã hiểu được điều đó.
Và trong hoàn cảnh càng khó khăn, nếu các cầu thủ vượt qua được, để trụ vững ở các CLB nước ngoài, thành công của họ sẽ càng đáng giá. Thứ nhất là vừa giúp cho từng cầu thủ nâng cao năng lực chuyên môn, thứ nhì là giúp cho các cầu thủ sau này có những tấm gương để phấn đấu, và không còn e ngại chuyện phải xuất ngoại đầu quân cho các đội bóng nước ngoài.
Đây cũng là hình ảnh từng gặp nơi các cầu thủ Nhật Bản và nền bóng đá Nhật Bản. Cách nay hơn 20 năm, các cầu thủ Nhật khi ra châu Âu thi đấu cũng gặp thất bại nhiều hơn thành công, nhưng cầu thủ thuộc xứ sở mặt trời mọc vẫn không nản, trước khi họ có được ngày hôm nay, góp phần nâng cao trình độ chung của bóng đá Nhật.
HLV Kiatisuk đánh giá sai tốc độ vươn lên của các đội tuyển Việt Nam
Chỉ một thời gian ngắn trước đây, tượng đài của bóng đá Thái Lan Kiatisuk còn nhận định rằng: "Phải chục năm nữa, bóng đá Việt Nam mới bắt kịp bóng đá Thái Lan". Để rồi sau bình luận đấy của "Zico Thái", các đội tuyển Việt Nam tiến nhanh đến mức chính Kiatisuk cũng phải... sửng sốt.
HLV Kiatisuk vốn là người rất hiểu bóng đá Đông Nam Á nói chung, trong đó có bóng đá Việt Nam. Ngoài chuyện từng thi đấu và từng cầm quân tại Việt Nam (tất cả đều dưới màu áo CLB HA Gia Lai), Kiatisuk còn sống chung với chuyển động của bóng đá trong khu vực.
Đến tận cuối năm 2017, Kiatisuk mới rời khỏi cương vị HLV đội tuyển Thái Lan, sau những thành công liên tiếp cùng đội tuyển quốc gia và đội U23, đội Olympic của đất Chùa Vàng.
Có nghĩa là ông Kiatisuk, chia tay bóng đá đỉnh cao chưa lâu. Còn riêng với các đội tuyển Việt Nam, Kiatisuk từng vài lần đánh bại các đại diện của chúng ta trong thời gian ông nắm các đội tuyển Thái Lan, đặc biệt là 2 chiến thắng trước đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2018, diễn ra hồi năm 2015 (1 trận thắng 1-0 và 1 trận thắng 3-0).
Bóng đá Việt Nam tiến nhanh đến mức đáng kinh ngạc (ảnh: An An)
Từ kinh nghiệm của chính mình, Kiatisuk mới rút ra được kết luận, rằng: "Phải mất 10 năm nữa, bóng đá Việt Nam mới bắt kịp bóng đá Thái Lan".
Nhưng điều mà Kiatisuk không ngờ, đó là bình luận của "Zico Thái"... lỗi thời quá nhanh, nhanh đến mức mà trước khi Kiatisuk nói riêng và cả làng bóng đá Thái Lan nói chung nhận ra thực tế, thì họ đã bị các đội tuyển Việt Nam qua mặt về mặt thành tích lúc nào chẳng hay.
Kỳ SEA Games vừa rồi tiếp tục như xát muối vào vết thương của bóng đá đất Chùa Vàng, trước nỗi đau nhìn bóng đá Việt Nam vượt lên trên mình: Khi cần đánh bại đội bóng của HLV Park Hang Seo để giành quyền đi tiếp, U22 Thái Lan đã không thực hiện được.
Cứ cho rằng U22 Việt Nam khó thắng Thái Lan, chỉ hoà 2-2 với họ trong trận đấu diễn ra cuối vòng bảng, nội dung bóng đá nam SEA Games, nhưng bản thân đội bóng đất Chùa Vàng giờ muốn đánh bại các đội tuyển Việt Nam càng khó hơn.
Đến Kiatisuk cũng... bị hố khi nhận định về các đội tuyển Việt Nam cách nay không lâu
Điểm lại cả năm 2019, các đội tuyển Thái Lan toàn hoà và thua các đội tuyển Việt Nam. 2 lần gặp nhau ở vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, đôi bên có 2 trận hoà cùng với tỷ số 0-0. Đội U22 Thái Lan hoà với U22 Việt Nam 2-2 tại SEA Games.
Còn những trận thua là các thất bại của U23 Thái Lan trước U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á, với tỷ số chóng mặt: 0-4, hoặc trận thua 0-1 của đội tuyển quốc gia Thái Lan trước đội tuyển Việt Nam tại King's Cup, ngay trên đất Thái.
Qua rồi cái thời cầu thủ Việt Nam ra sân là gặp "vấn đề tâm lý trước Thái Lan, vì thua quá nhiều" như chính Kiatisuk từng nhận định. Giờ, cầu thủ Thái Lan khi đối đầu với các đội tuyển Việt Nam họ lại sợ không thắng được chúng ta thì đúng hơn, dẫn trước đến 2 bàn rồi mà vẫn không tin rằng mình sẽ thắng, đến nỗi mất tự tin rồi đánh mất chiến thắng, như ở SEA Games vừa rồi.
Giờ, chính Kiatisuk phải rút lại quan điểm cách nay không lâu của mình, thay bằng quan điểm khác hẳn: "Tôi không ngờ bóng đá Việt Nam lại thành công nhanh đến vậy!".
Ngay đến Kiatisuk vốn hiểu bóng đá Việt Nam, bóng đá Thái Lan và bóng đá Đông Nam Á cỡ đó mà còn không ngờ, thì đúng là cả khu vực ai mà ngờ cho được. Các đội tuyển Việt Nam tiến với tốc độ nhanh đến mức cả Đông Nam Á đi từ ngạc nhiên này đến sửng sốt khác!
Theo Kim Điền (Dantri)
Có Troussier nên 'không cần' Gede? Những ngày qua, câu chuyện giám đốc kỹ thuật (GĐKT) của VFF Juerden Gede, người Đức không tái ký hợp đồng và sẽ ra đi vào đầu tháng 6 ồn ào từ nhiều phía. Thậm chí, không ít bàn tán cho rằng vì có ông Philipe Troussier người Pháp là GĐKT của PVF kiêm HLV trưởng U-19 nên chuyên gia này sẽ được...