Cầu thủ Việt lận đận ‘khắc tên’ trên ’sân ngoại’
Cầu thủ Việt ra nước ngoài thi đấu có thể bắt đầu từ Công Vinh, rồi đến Công Phượng, Văn Lâm, Xuân Trường và Văn Hậu.
Khi họ lên đường kèn trống ầm ỉ của truyền thông, nhưng rồi nơi đất khách cô đơn, họ hầu như dần mất hút và cuối cùng chọn con đường quay về.
Công Phượng đã về thi đấu cho CLB TPHCM sau thời gian không thành công ở Bỉ
Sự ra đi của họ là điều đáng tôn trọng cho sự phát triển sự nghiệp. Một môi trường thi đấu mới, khắc nghiệt hơn V.league sẽ giúp họ trưởng thành trong cách tiếp cận bóng đá. Ở đây, họ không còn là ngôi sao của bóng đá Việt Nam mà là một cầu thủ bình thường, phải tập luyện, ngồi dự bị và hy vọng có tên trong danh sách thi đấu.
Cả thủ môn Văn Lâm và Xuân Trường chọn sang Thái Lan thi đấu với giới chuyên môn là một sự khôn ngoan, vì dù sao đó là giải đấu vừa tầm của họ. Nhưng cuối cùng cuộc hành trình của họ cũng long đong.
Rời Việt Nam từ Tết nguyên đán 2019, Xuân Trường đến Buriram United theo bản hợp đồng cho mượn từ HAGL có thời hạn một năm. Sau hơn 4 tháng, anh đã thi đấu 9 trận cho Buriram United, trong đó có 3 trận ở AFC Champions League nhưng phần lớn thời gian Trường đều vào sân từ băng ghế dự bị. Những gì Xuân Trường làm được trong màu áo Nhà ĐKVĐ Thai League là một kiến tạo và một bàn thắng.
Kể từ sau King’s Cup 2019, Xuân Trường đã mất hút tại Buriram United. Trong trận đấu thuộc FA Cup Thái Lan, anh thậm chí còn không được điền tên vào đội hình xuất phát.
Cuối cùng, mối lương duyên giữa CLB Buriram United và Lương Xuân Trường kết thúc nhanh chóng. Đặng Văn Lâm khá hơn Xuân Trường nhiều, anh là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh Muangthong United sa sút phong độ, nhưng dần dân anh không còn được bắt chính và CLB lên tiếng sẽ chuyển nhượng anh nếu được giá.
Văn Lâm mất suất thi đấu tại CLB và có khả năng anh sẽ ra đi
Trước khi Văn Hậu chuyển sang Hà Lan thi đấu, có một niềm tin lớn đó là cầu thủ người Thái Bình có thể được chơi 20% số trận tại Hà Lan trong đội hình chính của Heerenveen. Nhưng thực tế lại là những con số đáng buồn.
Tính riêng Cúp Quốc gia và giải VĐQG cho đến khi LĐBĐ Hà Lan quyết định chấm dứt mùa giải năm nay tại đây, Heerenveen đã chơi 30 trận. Theo thống kê, Văn Hậu chỉ ra sân… 1 phút chính thức cho Heerenveen, trong trận đấu thuộc vòng 2 Cúp Quốc gia (thắng Roda JC).
Tính thoáng hơn, Văn Hậu có thêm 3 phút bù giờ nữa trong trận đấu này. Nhưng ngay cả như thế thì đó vẫn là con số quá khiêm tốn so với mức 20% số trận (tương đương 6 trận) cho đội 1 Heerenveen. HLV Johnny Jansen từng nhiều lần khẳng định sẽ tạo điều kiện để Văn Hậu có thể thi đấu ở giai đoạn 2. Nhưng những gì vị chiến lược gia trẻ tuổi này làm được chỉ là đăng ký Văn Hậu trong danh sách dự bị hoặc thi đấu cho Jong Heerenveen ở giải Beloften Eredivisie dành cho đội dự bị.
Lại nói đến giải đấu này, Văn Hậu quả thực được Heerenveen tạo điều kiện. Theo thống kê, Văn Hậu đã thi đấu 9 trận cho Jong Heerenveen (717 phút chính thức) và có 1 đường kiến tạo. Đáng nói hơn là trong 9 trận đấu đó, Văn Hậu đều đá chính và thi đấu trọn vẹn 8 trận. Trận duy nhất Văn Hậu không thể chơi cả trận cũng là lần mà anh buộc phải rời sân vì chấn thương.
Hồi tháng 6/2019, Công Phượng rời Incheon để tìm cơ hội mới ở trời Âu. Anh không để lại nhiều dấu ấn khi khoác áo đội bóng Hàn Quốc. Điểm đến tiếp theo của anh là Sint-Tridense. Tuy nhiên, những gì anh có được tại đội bóng nước Bỉ chỉ là khoảng 20 phút vào sân trong suốt nửa mùa giải vừa qua. Anh ra sân trong trận gặp Club Brugge hồi đầu mùa. Sau đó, anh gần như không được HLV đưa vào danh sách đăng ký thi đấu.
Và cuối cùng Công Phượng cũng như Xuân Trường chọn giải pháp an toàn là về nước thi đấu tại V.League
Dù tương lai còn mịt mờ, nhưng Văn Hậu vẫn khát khao ở lại Châu Âu: “Những trận đấu tại giải trẻ Hà Lan giúp tôi hiểu hơn về bóng đá hiện đại. Những gì còn thiếu sót về chuyên môn, tôi đã được chỉ bảo rất nhiều. Tôi cũng đã cải thiện được các điểm yếu.
Sau thời gian tập luyện tại Heerenveen, tôi thấy mình tiến bộ rất nhiều và hòa nhập tốt với các đồng đội. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng tôi chưa bao giờ nản chí. Tôi muốn được ở lại đây để cạnh tranh vị trí chính thức. Tôi chưa bao giờ từ bỏ ước mơ được chơi bóng tại châu Âu”, Văn Hậu cho biết.
Tuấn Ngọc
Quang Thanh phơi bày góc khuất cầu thủ Việt
"Tôi đi chơi, sắm đồ, tối đi bar này nọ. Mọi thứ gần như không có sự suy nghĩ nhiều về chuyện tiêu tiền.
Nếu tính ra thì tôi từng tiêu xài phải tầm cỡ 200 triệu một ngày", cựu hậu vệ ĐTQG Huỳnh Quang Thanh vừa tiết lộ với giới truyền thông nhằm nhắn nhủ thế hệ đàn em về thói quen tiêu xài, mà cũng phần nào phơi bày một góc rất xa hoa của giới cầu thủ Việt.
Không chỉ có Quang Thanh, một cựu trợ lý HLV ĐTQG trò chuyện cùng phóng viên đã cho biết những tiết lộ của cựu hậu vệ ĐTLA và B.Bình Dương như thế là bình thường. Trong giai đoạn bùng phát làn sóng chuyển nhượng cầu thủ những năm 2002-2012, Quang Thanh với lý lịch tuyển thủ quốc gia nhận hơn 20 tỷ thì nhiều đồng nghiệp khác, chơi ở vị trí tấn công thậm chí còn có giá trị gấp đôi, gấp ba.
Những đồng đội của Quang Thanh khi đó như Đoàn Việt Cường khi chuyển từ Đồng Tháp tới HAGL hay N.Sài Gòn, XMXT Sài Gòn cũng không thấp hơn giá trị của cựu hậu vệ B.Bình Dương. Hay Như Thành, cầu thủ nổi tiếng với nhiều vụ "áp phe" từ B.Bình Dương tới V.Ninh Bình..., cũng thậm chí có giá trị cao hơn hai người đồng nghiệp.
Một hậu vệ đắt giá khác là Lê Phước Tứ dù kín tiếng nhưng khi HLV Trần Tiến Đại bật mí về khoản tiền "tươi" hơn chục tỷ đồng để thuyết phục cầu thủ Quảng Nam về Sài Gòn thi đấu sau AFF Cup 2008 cũng khiến dư luận dậy sóng.
Đó là đối với các hậu vệ, còn những tiền vệ như đội trưởng ĐTQG Tài Em, các tiền đạo Quang Hải, Công Vinh... giá trị chuyển nhượng của họ thậm chí còn ăn đứt các đồng nghiệp chơi tuyến dưới.
Thế nên chuyện cựu hậu vệ ĐTQG Huỳnh Quang Thanh vừa qua tiết lộ công khai khoản tiêu tiền của mình một ngày có khi hết 200 triệu đồng cũng là bình thường thời điểm đó.
Cựu trợ lý HLV ĐTQG cho biết trong chuyến tập huấn ở Qatar năm 2013, nhiều cầu thủ đội tuyển Việt Nam đã dốc hầu bao cả trăm triệu đồng để "săn" hàng hiệu tại các cửa hàng của quốc gia nổi tiếng đắt đỏ này.
Khi còn ở đỉnh cao phong độ, Quang Thanh là hậu vệ phải số một của bóng đá Việt Nam. Ảnh: VSI
"Nhiều cầu thủ xách ra cả túi đồ. Mỗi cái áo tôi thấy cũng bình thường mà có giá cả chục triệu đồng, rồi giày dép, ba lô... Nhìn cầu thủ mình hồi đó sành điệu lắm, cũng không khó hiểu khi họ kiếm được cả chục tỷ đồng tiền chuyển nhượng lúc đó", cựu trợ lý HLV ĐTQG này nói.
Một chi tiết khác mà HLV hiện tại vẫn đang làm việc ở V-League tiết lộ về thói quen tiêu xài không tiếc tiền của các cầu thủ là các đôi giày. "Mỗi đôi giày xịn, hàng hiệu của Nike, adidas mới ra, các cầu thủ nổi tiếng thế giới mang trên chân có giá ít cũng 5-7 triệu đồng.
Là cầu thủ, hiếm người không mê giày và sẵn có tiền, họ cũng liên tục mua mới, cập nhật cho giống các ngôi sao thế giới. Chi phí cho tiền giày của họ vài tháng cũng đã thấy hết cả trăm triệu đồng rồi.
Hiện tại, bạn để ý đi, cũng có nhiều cầu thủ khá giả đấy. Hãy chú ý xem đôi giày hàng tuần họ mang ra sân thi đấu, chịu khó lên mạng tìm một chút về giá trị đôi giày họ mang và tình trạng mới, cũ ra sao là biết ngay", HLV này nói.
Trở lại với Huỳnh Quang Thanh và nhiều cầu thủ cùng thời, số tiền họ có được rất dễ dàng nên tiêu pha hoang phí vì không có người định hướng. Những quán bar ở TP.HCM là khách quen của họ và nhiều cầu thủ chọn Sài thành hoa lệ để đầu quân một phần cũng bởi những thú tiêu khiển đầy sức hút ở đây. Sự hào nhoáng còn thể hiện ở bề ngoài với những chiếc xế hộp hạng sang như Audi mà nhiều cầu thủ khi đó thích sở hữu.
Tuy nhiên, như Quang Thanh chiêm nghiệm và nhắn nhủ các đàn em, bóng đá hiện tại dù vẫn ở mức thu nhập cao của xã hội nhưng đã không còn là mỏ vàng như thời kỳ trước.
Không nhiều ngôi sao hạng A như Quang Hải, Công Phượng... được các thương hiệu "chọn mặt gửi vàng". Có hàng loạt đồng nghiệp của Quang Thanh hiện tại đã "mất tích" hoặc người khá hơn thì về quê sống cảnh đời như bao người nông dân khác.
Điều may mắn nhất với thế hệ này chính là danh tiếng của họ vẫn được duy trì và nhiều người dù có thể hoang phí trong quá khứ nhưng còn cơ hội đứng dậy với nghiệp "gõ đầu trẻ". Họ tự mở những Trung tâm bóng đá cộng đồng hoặc làm thuê cho các đồng nghiệp.
Từ lời tâm sự của Huỳnh Quang Thanh, có lẽ thế hệ đàn em cũng hiểu thêm bài học đắt giá mà cuộc sống mang lại. Cuộc chơi này có thể hào nhoáng hôm nay nhưng nếu không biết tiết chế thì sẽ là màu xám xịt cho tương lai.
Việt Hà
Cơ hội nào cho SLNA trong câu chuyện đào tạo trẻ? Việc VFF quyết định từ mùa giải 2021 cả 3 giải đấu V.League 2020, hạng Nhất và hạng Nhì đều có 14 đội sẽ khiến cho thị trường cầu thủ nội sôi động hẳn lên. Đây cũng là cơ hội để "lò" SLNA kinh doanh cầu thủ. Theo nhận định của một quan chức VFF, trong năm tới các giải hạng Nhất và...