Cầu thủ Việt kiều tại Ukraine: “Nếu có CLB Việt Nam trao cơ hội, em sẽ về thử việc ngay!”
Tiền vệ Việt kiều tại Ukraine, Nguyễn Mạnh Cường, đã được CLB Haderslev FK của Đan Mạch gửi lời mời khi đang đi tị nạn.
Thời điểm này tại Đan Mạch và Đức, nhiều cầu thủ trẻ Ukraine được nhận vào tập luyện và thử việc ở các trung tâm bóng đá địa phương, nơi các trại tị nạn được dựng lên gần đó. Trong số những cầu thủ may mắn tới từ Ukraine, có một cái tên đáng chú ý – Nguyễn Mạnh Cường.
Nguyễn Mạnh Cường năm nay 17 tuổi, hiện đang là thành viên của U17 Metalist 1925 Kharkiv. Cường cao 1m73, thuận chân phải, có thể thi đấu ở nhiều vị trí như hậu vệ cánh, tiền đạo và tiền đạo cánh. Cường đang có hai quốc tịch là Việt Nam và Ukraine.
Hiện tại, Mạnh Cường đang cùng gia đình theo dòng người tị nạn tại Copenhaghen (Đan Mạch). Trong thời gian nghỉ ngơi ở trại Haderslev, Cường đã được một đội bóng đá địa phương mời về thử việc. Đó là CLB Haderslev FK – đội bóng “mẹ” của Sonderjyske (hiện đang chơi ở giải Ngoại hạng Đan Mạch).
Chúng tôi đã liên hệ với Mạnh Cường, để hỏi thăm và chia sẻ cùng cầu thủ trẻ này.
Phóng viên: Xin chào! Em hãy giới thiệu một chút về bản thân và gia đình?
Em là Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 2005 tại Kharkiv (Ukraine). Em cao 1m73, thi đấu ở vị trí hậu vệ hoặc tiền đạo cánh, hiện đang là thành viên đội U17 Metalist 1925 Kharkiv.
Bố em là du học sinh, quê gốc ở Hoằng Châu (Thanh Hóa), sang đây sinh sống, học tập từ cuối năm 1995. Trước khi đi, bố cũng từng là giáo viên dạy nghề ở quê nhà.
Năm 2004, bố về nước nghỉ phép, cưới mẹ rồi cả hai dẫn nhau sang Ukraine sống. Một năm sau đó thì em và em gái lần lượt ra đời. Tuổi thơ của 2 đứa cứ gắn liền với những lần đi đi về về giữa Việt Nam và Ukraine. Nguyên nhân là vì bố muốn hai anh em phải nói và hiểu được ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam.
Mạnh Cường từng có tuổi thơ được sinh sống tại Việt Nam. Bởi vậy nên anh nói tiếng Việt khá tốt.
Trước khi tị nạn ở Đan Mạch, gia đình em sống tại Kharkiv (Ukraine). Gia đình em kinh doanh quán ăn ở chợ. Đây là nguồn thu nhập chính của cả nhà. Tiền ăn, tiền học của hai anh em đều nằm trong đó.
Tiếng Việt của em rất tốt. Dường như em từng sống ở Việt Nam?
Video đang HOT
Tuổi thơ của em gắn liền với cả Việt Nam và Ukraine. 5 tuổi, em lần đầu về nước học mẫu giáo. Năm 2014, bố đưa cả nhà quay lại Ukraine, được 1 năm thì lại quay về. Ông bà nội có nhà ở quận Hoàn Kiếm nên gia đình em về đó.
Năm 2017, em tham dự trại hè bóng đá do Toyota tổ chức (thí sinh vào vòng chung kết sẽ có cơ hội sang Nhật tập luyện), nhưng chỉ đến vòng loại cuối thì dừng bước.
Ngay hôm đó, bố đã đặt vé đưa cả nhà quay lại Ukraine. Bố làm vậy vì thấy việc học của em ở Việt Nam áp lực quá. Sang Ukraine, em có thể vừa học văn hóa vừa tập luyện bóng đá.
Hành trình đến với bóng đá của em như thế nào?
Trong nhà em không có ai đam mê bóng đá. Bố chỉ thỉnh thoảng mới xem các trận của đội tuyển Việt Nam. Nhưng em thì yêu thích đá bóng từ nhỏ. Cũng không có ai dẫn dắt cả, trong nhà có quả bóng, em cứ dắt bóng lòng vòng rồi sút. 6 tuổi, em bắt đầu ra phố Lý Thái Tổ (Hà Nội) chơi với chúng bạn. Sau này, có điều kiện thì em tham gia trại hè bóng đá do Milo tổ chức.
Em bắt đầu tập luyện ở trung tâm bóng đá chuyên nghiệp từ khi nào?
Năm 2017, sau khi quay lại Kharkiv – thành phố mà cả gia đình đã gắn bó từ lâu, em ứng tuyển vào đội trẻ Metalist 1925 Kharkiv (đội 1 hiện đang chơi ở giải Ngoại hạng Ukraine mùa này), được nhận vào rồi ăn tập ở đó suốt 5 năm qua.
Ở Ukraine, các đội bóng không chăm sóc cầu thủ trẻ từ A-Z như Việt Nam. Người tham gia tự bỏ tiền mua dụng cụ thi đấu, tập luyện và cả việc ăn học. Việc chăm lo cho cầu thủ chỉ bắt đầu từ lứa U19.
Một tuần, bọn em tập 6 buổi, cuối tuần đi thi đấu. 6h sáng, em thức dậy ăn uống rồi đón tàu lên bản doanh của đội. Sau đó họ có xe đưa đến sân tập nằm ở ngoại ô thành phố.
Buổi tập chỉ kéo dài 1,5 tiếng. Tan tập, cả đội được chở về trường. Giờ học bắt đầu từ 12h đến 16h30. Thông thường, đến 17h30 là em có mặt ở nhà. Đây cũng là lúc mà bố mẹ em cũng từ quán về tới.
Nguyễn Mạnh Cường (hàng trước – thứ 6 từ phải sang) trong màu áo của đội trẻ Metalist 1925 Kharkiv.
Nhiều năm ở Ukraine, em và gia đình nói gì về cuộc sống tại đây?
So với Việt Nam thì cuộc sống ở Kharkiv không nhộn nhịp bằng. Nhà cửa và đường xá cũng khá cũ kỹ. Nhưng được cái giao thông ổn định, an toàn. Cuộc sống khá bình yên. Em có nhiều kỷ niệm đẹp ở Ukraine.
Ở đây, em chưa từng bị phân biệt. Chủ yếu mình đi học, đi đá bóng rồi về nhà.
Sau này, bố mẹ sẽ quay lại Ukraine tiếp tục công việc. Về phần em gái thì cả nhà muốn nó học Đại học ở châu Âu.
Về phần mình, em có dự tính nào cho tương lai chưa?
Em năm nay 17 tuổi, theo đúng lý là sắp tốt nghiệp phổ thông (ở Ukraine cấp phổ thông chỉ đến lớp 11). Sau đó, em dự tính học đại học thể thao. Đó là kế hoạch ban đầu. Nhưng giờ thì việc thi cử không biết khi nào mới diễn ra được.
Ngoài chuyện học, em cũng mơ ước trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Ở bên này, người trẻ gốc Việt yêu bóng đá rất ít. Đa phần họ chơi đến hết tuổi 17 là nghỉ để đi học.
Em thì muốn trở thành cầu thủ và xa hơn là được khoác lên mình màu áo đội tuyển Quốc gia. Thế nên, nếu có đội bóng Việt Nam nào trao cơ hội, em sẽ lập tức về nước thử việc ngay.
Bật mí với anh là từ ngày sang trại mới, em đã được một CLB địa phương ở Đan Mạch mời thử việc đó.
Đội này có tên là Haderslev FK. Đây là đội bóng “mẹ” của Sonderjyske (hiện đang chơi ở giải Ngoại hạng Đan Mạch). Haderslev FK tổ chức các hoạt động bóng đá ở sau lưng trại tị nạn. Em biết tin nên đến xin tham gia cùng. Họ bảo tuần này em có thể thử việc để vào đội nếu muốn.
Cảm ơn em về cuộc trao đổi này!
Hoàng Đức bị ốm, 4 thủ môn tuyển Việt Nam thiếu HLV
Đội tuyển Việt Nam có nhiều nhân sự gặp vấn đề về sức khoẻ ở đợt tập trung lần này.
Chiều 15/3, HLV Park Hang-seo vẫn còn nhiều cầu thủ gặp vấn đề sức khỏe như Tiến Linh, Đức Chiến, Hoàng Đức. Một số cầu thủ nằm trong danh sách tập trung ban đầu cũng phải rời đội vì chấn thương hoặc Covid-19 (Ảnh: Hiếu Lương)
Tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức bị ốm nhẹ. Anh vẫn có thể ra sân tập luyện nhưng không đạt thể trạng tốt nhất
Đội tuyển Việt Nam có buổi tập đầu tiên tại sân Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF vào chiều 15/3. Một số gương mặt ít xuất hiện ở đội tuyển Việt Nam được chú ý như Châu Ngọc Quang (giữa)
Trung vệ Adriano Schmidt (phải) lần đầu được gọi lên tuyển. Anh giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, có thể nói tiếng Việt cơ bản. HLV Park Hang-seo nói cầu thủ Việt kiều có tên là Duy
Tiền vệ Nguyễn Hải Huy (số 27) cũng đáng chú ý. Anh có lối chơi tương đồng Hùng Dũng nhưng sau nhiều năm mới có suất lên tuyển
Đội tuyển Việt Nam dành 25 phút đầu tiên cho phóng viên tác nghiệp. Các cầu thủ khởi động, tập chuyền bóng phối hợp theo nhóm nhỏ. Số lượng thành viên ban huấn luyện phải chia sẻ cho cả đội U23 Việt Nam
4 thủ môn phải tập chay do HLV thủ môn Nguyễn Thế Anh chưa thể lên tuyển. Ông Thế Anh thuộc biên chế Hà Nội FC, đội bóng thủ đô có trận đấu với Thanh Hoá vào chiều mai (16/3)
Các thủ môn tự tập với nhau, trợ lý Lưu Danh Minh đứng ngoài hỗ trợ. Thủ môn Văn Hoàng (phải) được triệu tập bổ sung sau khi thủ môn Tấn Trường nhiễm Covid-19
Thủ môn Vũ Tuyên Quang có lần đầu tiên được gọi lên đội tuyển Việt Nam. Anh sinh năm 1995 cùng lứa U19 Việt Nam với Công Phượng, Xuân Trường
Adriano Schmidt cười nói trong buổi tập đầu tiên với tuyển Việt Nam, đánh tan nghi ngờ về khả năng tiếng Việt Tân binh tuyển Việt Nam Adriano Schmidt bị đặt dấu hỏi về khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với các đồng đội, nhưng đích thân HLV Park Hang-seo đã khẳng định anh hoàn toàn không gặp khó khăn gì. Tân binh tuyển Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của truyền thông và người hâm mộ Adriano Schmidt đã có buổi...