Cầu thủ Việt kiều Keven Nguyễn: Cái duyên bóng đá và bóng bầu dục
Tại Việt Nam, có một cầu thủ V-League đã chuyển hóa con đường sự nghiệp của mình từ bóng đá sang tới bóng bầu dục. Đó là Keven Nguyễn.
Keven Nguyễn sinh năm 1997, có mẹ là người Mỹ, bố là người Mỹ gốc Việt, từng ấp ủ giấc mơ đá bóng chuyên nghiệp ở Việt Nam. Ban đầu, sau những nỗ lực tìm kiếm, anh đã được CLB Hải Phòng chiêu mộ với bản hợp đồng 3 năm hồi cuối năm 2015.
Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau đó, Keven Nguyễn đã phải phải dừng bước với mối duyên cùng bóng đá Việt Nam. Trong suốt thời gian khoác áo Hải Phòng, anh không được ra sân một phút nào ở nội bộ V-League.
Sau đó, Keven Nguyễn đành quay lại Mỹ tiếp tục đi học và chơi bóng bầu dục. Thực ra, trước khi tới với V-League, Keven Nguyễn đã từng là cầu thủ bóng bầu dục nghiệp dư và rất tự tin về khả năng này của mình.
Không thành công với bóng đá Việt, Keven Nguyễn đã trở lại với bóng đá kiểu Mỹ
Khi còn học ở trường trung học Ratcho Cotate, tiền vệ này đã được HLV yêu cầu chơi thêm bóng bầu dục để củng cố sức mạnh. Nhờ vậy, Keven Nguyễn được rèn thêm khả năng tranh chấp, phù hợp với vị trí tiền vệ phòng ngự của mình.
Video đang HOT
Sau đó, các đại học danh tiếng đã mời anh về đầu quân cho đội tuyển bóng bầu dục của họ. Tuy nhiên, Keven Nguyễn đã luôn ấp ủ một ngày được tới Việt Nam thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.
Nhưng rốt cuộc, môi trường V-League khắc nghiệt cũng đã không phải nơi có thể chắp cánh cho ước mơ của Keven. Hai năm với không một phút ra sân là quá đủ cho một sự thất vọng.
Vì sao cầu thủ Việt kiều như Martin Lo, Văn Lâm chọn Hải Phòng?
Trước Martin Lo, nhiều cầu thủ Việt kiều như Đặng Văn Lâm, Adriano Schmidt đã thành công khi lựa chọn Hải Phòng làm bến đỗ ở V.League.
Cuối tháng 1/2020, Martin Lo chính thức chia tay CLB Phố Hiến, gia nhập đội bóng đất cảng Hải Phòng theo một bản hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn 2 năm. Cầu thủ sinh năm 1997 trở thành ngôi sao Việt kiều kế tiếp gia nhập Hải Phòng. Trước anh, nhiều Việt kiều như Đặng Văn Lâm, Keven Nguyễn, Adriano Schmidt... đều đã chọn Hải Phòng.
Martin Lo chuyển nhượng hoàn toàn sang CLB Hải Phòng trong 2 năm là hành động cho thấy quyết tâm lớn. Ảnh: Minh Chiến.
Họ có lý do để làm vậy. Sau bản hợp đồng của Đặng Văn Robert cách đây chục năm và hợp đồng của Văn Lâm hồi 2015, Hải Phòng trở thành điểm đến lý tưởng của các cầu thủ Việt kiều. Sau Văn Lâm, đội bóng đất cảng đón thêm Keven Nguyễn ở V.League 2015, Adriano Schmidt (2018) và Michal Nguyễn (2020).
Điều đặc biệt là hầu hết trong số này đều thành công, dựng nên tên tuổi và được gọi lên tuyển.
Đặng Văn Robert được triệu tập lên tuyển dưới thời HLV Toshiya Miura, Văn Lâm được HLV Hữu Thắng trọng dụng và là thủ môn số một của tuyển Việt Nam từ năm 2017 tới nay. Michal Nguyễn cũng từng được lên tuyển trong khi Adriano Schmidt đã nằm trong danh sách sơ bộ của HLV Park Hang-seo ở nhiều đợt tập trung.
So với nhiều CLB khác tại V.League, Hải Phòng có truyền thống trọng dụng cầu thủ Việt kiều và ngoại binh. HLV Trương Việt Hoàng có kinh nghiệm làm việc với các cầu thủ mang nhiều dòng máu. Chính ông là người dũng cảm trao Văn Lâm suất đá chính trước khi anh thăng hoa và chuyển sang Thái Lan thi đấu.
Văn Lâm là cầu thủ Việt kiều thành công điển hình tại CLB Hải Phòng. Ảnh: Minh Chiến.
Nằm cách Hà Nội 100 km, là thành phố cảng biển, Hải Phòng cũng là mảnh đất cởi mở, chấp nhận sự khác biệt. Trước Martin Lo, Văn Lâm hay Schmidt đều từng cảm thấy thoải mái với cuộc sống tại đây.
Chia sẻ với báo giới, Martin Lo cho rằng: "Hải Phòng có HLV rất tốt và nhiều người hâm mộ. Tôi thích điều đó. Tôi cũng thấy Hải Phòng có nhiều Việt kiều, nhiều cầu thủ Tây đá tốt. Tôi nghĩ tôi sẽ hòa nhập đội dễ hơn".
Lối chơi của Hải Phòng cũng mang tới cơ hội cho Martin Lo. Bắt đầu từ mùa giải 2018, tuyến giữa Hải Phòng luôn dành chỗ cho những tiền vệ nhỏ con, sáng tạo. Lê Phạm Thành Long từng thành danh ở vị trí này, thậm chí được gọi lên đội hình sơ bộ Olympic Việt Nam dự Asian Games 2018.
Mùa này, Thành Long và Lương Hoàng Nam đều bị CLB HAGL gọi lại nên vị trí tiền vệ sáng tạo đang bỏ trống ở Hải Phòng. Đó là cơ hội cho Martin Lo lấp vào khoảng trống. Cựu tiền vệ U23 Việt Nam mới 23 tuổi, anh vẫn còn nhiều cơ hội ở Hải Phòng và tương lai là tuyển Việt Nam.
Lê Phạm Thành Long từng thành danh ở vị trí tương tự Martin Lo tại Hải Phòng. Ảnh: Minh Chiến.
Đương nhiên, V.League không chỉ có cơ hội mà còn đầy thách thức với Martin Lo.
Giai đoạn cuối mùa trước, Martin Lo đã không còn được trọng dụng ở CLB Phố Hiến. Anh cũng vắng mặt trong danh sách U22/U23 Việt Nam dự SEA Games và U23 châu Á dù nhiều lần được triệu tập lên tuyển. Nghĩa là ở giải hạng Nhất và cấp độ trẻ, Martin Lo cũng chưa khẳng định được vị trí.
Gia nhập một đội bóng hạng khá, có nhiều kinh nghiệm V.League như Hải Phòng sẽ là thách thức lớn nhất trong sự nghiệp của Martin Lo. Anh có thể thành công như Văn Lâm, Schmidt nhưng cũng có thể dẫm vào vết xe đổ của Keven Nguyễn, một tiền vệ Việt kiều từng thất bại ở đất cảng.
Với Martin Lo, thử thách lớn nhất sự nghiệp đã bắt đầu.
Theo Zing
Văn Lâm có thể mất suất bắt chính vào tay Filip Nguyễn vì lý do này? Cầu thủ Việt kiều Mạc Hồng Quân mới đây đã có những nhận xét về sự cạnh tranh giữa Văn Lâm và Filip Nguyễn trong khung thành tuyển Việt Nam. Filip Nguyễn sẽ đe dọa vị trí của Văn Lâm ở vị trí thủ môn tuyển Việt Nam Dưới thời HLV Park Hang-seo, Đặng Văn Lâm luôn là sự lựa chọn số một...