Cầu thủ Việt đi Thái, cầu thủ Thái đi Nhật
Trong khi cầu thủ Thái Lan ồ ạt xuất khẩu sang giải vô địch Nhật Bản để tích lũy toàn diện về năng lực và tài chính thì cầu thủ Việt Nam lại sang đá giải Thai-League mong đổi đời.
Bóng đá Việt Nam (VN) tự hào có thứ hạng cao hơn Thái Lan và gặt hái nhiều thành tích hơn trong hai năm qua nhưng thực tế, chất lượng cầu thủ không hơn. Thủ môn Văn Lâm chơi rất hay ở AFF Cup 2018 và vòng chung kết Asian Cup 2019 mới có cửa cập bến CLB Muang Thong chơi giải Thai-League với mức lương tháng khoảng 10.000 USD.
Chanathip “tắt điện” trước Tuấn Anh nhưng con đường hội nhập của cầu thủ Thái Lan này lại trơn tru và ổn định hơn. Ảnh: NGỌC DUNG
Tuyển thủ Lương Xuân Trường đáng tiếc chỉ sau hơn bốn tháng khoác áo CLB Buriram United đã chia tay không kèn trống. Đấy là một bước lùi tiếp theo của cầu thủ HA Gia Lai sau hai mùa không thể trụ lại ở các giải đấu Hàn Quốc.
Trong khi đó, các tuyển thủ Thái Lan dù hai năm qua thua kém đồng nghiệp VN ở nhiều mặt trận quốc tế nhưng bản thân họ rất có giá trên thị trường chuyển nhượng, đặc biệt tại Nhật Bản. Sau thành công của tiền vệ Chanathip Songkrasin từng đoạt giải xuất sắc nhất CLB Consadole Sapporo và lọt vào danh sách hay nhất J-League 2018, nhiều cầu thủ Thái ao ước như đồng nghiệp.
Thành danh cùng với Chanathip ở giải Nhật Bản còn có hậu vệ biên trái Theerathon Bunmathan chơi thường xuyên và góp công lớn giúp Yokohama Marinos lên ngôi vô địch.
Chính từ làn sóng cầu thủ Thái thành công lớn trong môi trường bóng đá hàng đầu châu Á nhờ năng lực thực sự giúp các đồng nghiệp của mình thơm lây. Ngay cả lão tướng 31 tuổi Teerasil Dangda cũng có bản hợp đồng mới hai năm với CLB Shimizu S-Pulse, hay thủ môn kỳ cựu Kawin Thamsatchanan khoác áo Consadole Sapporo. Cách đây hai năm, tiền đạo Dangda từng có kinh nghiệm đá J-League khi đầu quân cho CLB Sanfrecce Hiroshima theo dạng cho mượn, giờ thì có chuyển nhượng hẳn hoi.
Video đang HOT
Dễ thấy làng bóng đá Thái bên cạnh mối quan hệ chặt chẽ với Nhật còn sở hữu khả năng hòa nhập rất nhanh về chuyên môn, thích nghi thân thiện với môi trường giao tiếp văn hóa mới.
Người ta thường trầm trồ so sánh tiền vệ Quang Hải nổi bật hàng đầu bóng đá VN và cho rằng thừa sức đá giải châu Âu, châu Á nhưng đến nay vẫn còn cân nhắc sau khi Văn Hậu mòn mỏi ngồi dự bị ở giải vô địch Hà Lan. Hậu vệ trái của tuyển VN rất tốt vẫn mờ mịt cơ hội ra sân chính thức trong đội hình một CLB Heerenveen do chưa thể ăn ý hơn đồng nghiệp và hạn chế ở khả năng ngoại ngữ. Những cầu thủ Việt giao tiếp ổn như Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng thì trình độ chuyên môn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các ông thầy khó tính ở Nhật, Hàn, Bỉ.
Việc xuất ngoại của cầu thủ vẫn còn là bài toán nhiều ẩn số nhưng trước mắt, người Thái có vẻ trơn tru hơn.
Bóng đá Việt Nam hay và may
Từ thời của HLV Park Hang-seo, làng bóng VN gặt hái nhiều chiến tích ngoài sự mong đợi từ lứa U-23 cho đến tuyển quốc gia. Ông Park rất tự hào về các học trò và tiết lộ bí quyết giành chiến thắng nhờ tinh thần VN lẫn gặp nhiều may mắn.
Nó cũng giống như bóng đá Thái Lan một thời đá đâu thắng đó tại giải Đông Nam Á và từng vào đến vòng loại cuối cùng World Cup 2018 – cái đích mà thầy trò ông Park đang hướng đến mùa này.
Không may cho các đội tuyển Thái Lan gần đây sa sút so với chính họ và thường về sau VN ở hầu hết các đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, trong cuộc chơi bóng đá đường dài, người Thái vẫn bộc lộ những nền tảng chất lượng và căn cơ hàng đầu Đông Nam Á.
Theo Công Tuấn ( Pháp luật TPHCM)
Khi Công Phượng ghi bàn...
Bàn thắng vào lưới chủ nhà Yangon United giúp TP.HCM không thua trong trận ra quân ở đấu trường AFC Cup 2020.
Cầu thủ của bầu Đức lại nhận đầy đủ những lời chúc tụng ngọt ngào như ngày nào. Đã có thống kê tính ra con số 386 ngày trôi qua, Công Phượng mới biết ghi bàn. Nó đánh dấu từ pha bóng solo lắt léo của Công Phượng qua hàng loạt hậu vệ Jordan ghi bàn cho tuyển Việt Nam ở vòng chung kết Asian Cup hồi tháng 1-2019.
Suốt hơn một năm qua, Phượng tịt ngòi xuyên suốt từ màu áo Incheon (Hàn Quốc), Sint Truiden (Bỉ) cho đến đội tuyển quốc gia. Thậm chí cú sút luân lưu của Công Phượng trong trận chung kết King's Cup 2019 tưởng dễ hạ thủ môn thế mà lại bay lên trời.
Nhưng chỉ với pha đánh đầu vào lưới Yangon United gỡ hòa 2-2 cho CLB TP.HCM ở sân chơi châu Á, cái tên Công Phượng 25 tuổi đã đánh dấu sự trở lại vui vẻ.
Công Phượng ghi bàn và được các đồng đội mới chúc mừng sau bàn thắng cho TP.HCM. Ảnh: AFC
Nổi lên như một thần đồng của bóng đá Việt Nam sau thời của Văn Quyến, Công Vinh cùng gốc gác Nghệ An, chân sút Công Phượng lúc 19 tuổi đã không thiếu thứ gì. Thế mà định mệnh cứ như thử thách Công Phượng bởi sự phập phù, lúc tỏa sáng rực rỡ, cũng có khi chìm nghỉm trong nỗi thất vọng.
Điểm đặc biệt của Công Phượng dù rơi vào hoàn cảnh nào, chân sút trẻ này vẫn cứ "trơ trơ" như bất chấp với một nụ cười, ngạo nghễ hoặc chua chát. Khán giả từng lên đồng với pha độc diễn qua hàng thủ dày đặc của Úc ghi bàn ở giải U-19 quốc tế, rồi cũng sẵn sàng "ném đá" không thương tiếc lúc Công Phượng đá hỏng phạt đền trận thua Thái Lan tại vòng bảng SEA Games 2017. Cả hai lần đó, rất lạ Công Phượng đều nhoẻn miệng cười, ngạo nghễ và chua chát.
Cũng không nhiều người biết Công Phượng từng giành đá phạt đền với đồng đội, chỉ vì nếu lỡ sút hỏng, người ta... chửi thì Phượng chịu đựng quen rồi, còn bạn bè dễ suy sụp tinh thần hơn.
Công Phượng rất hiếm khi ghi bàn bằng đầu nhưng đã vừa đánh dấu sự tái xuất của mình với pha cắt mặt hàng phòng ngự Yangon đánh đầu điệu nghệ thành bàn. Có người nửa đùa nửa thật nói Công Phượng đã biết "đá bóng bằng đầu" vì thấy cái cách chơi thông minh hơn, hạn chế ôm bóng cắm đầu đi vào hàng thủ đối phương rồi bị chặn đứng, cứ như thiêu thân lao vào lửa.
Sớm lên tuyển quốc gia từ lứa tuổi đôi mươi, chưa bao giờ các ông thầy từ nội lẫn ngoại quên cái tên Công Phượng, bất chấp phong độ lẫn khả năng ghi bàn lúc thịnh lúc suy. HLV Miura cho đến ông Park Hang-seo cả khi Công Phượng mài mòn đũng quần trên ghế dự bị từ các CLB Nhật, Hàn, Bỉ vẫn gọi trở về chân sút không biết đá đấm ra sao, chỉ tin vào cái bản năng.
Khi Công Phượng đã biết ghi bàn, lại thấy một nụ cười ngạo nghễ.
Vượt qua chính mình
Tuổi 19 của Công Phượng từng "không có 2 m đường để đi" như chia sẻ của thầy cũ Guillaume mỗi khi đội HA Gia Lai ra đường hoặc đến sân tập luyện, thi đấu trên khắp cả nước. Sự nổi tiếng giúp Công Phượng đổi đời nhưng cũng khiến anh phải đánh đổi nhiều thứ. Sau nhiều năm lận đận ở các đội bóng nước ngoài và chơi không nổi bật trên tuyển quốc gia, người ta hy vọng sẽ thấy một Công Phượng khác.
Bầu Đức cố tình giải cứu Công Phượng từ ghế dự bị quen thuộc ở Sint Truiden về với TP.HCM mà không phải HA Gia Lai. Ông nói cho Công Phượng chơi trên sân Thống Nhất giúp bóng đá TP.HCM hấp dẫn nhiều khán giả hơn, không cần tiền bạc chuyển nhượng gì cả, chỉ là mỗi lần đụng độ đội bóng phố núi, Phượng phải ngồi ngoài.
Theo PLO
Lục Xuân Hưng về với HLV Lê Huỳnh Đức Nhà vô địch AFF Cup 2018 không thể cạnh tranh vị trí ở CLB Thanh Hóa, nên muốn có cơ hội thi đấu nhiều hơn cùng CLB Đà Nẵng. Trung vệ Lục Xuân Hưng sẽ khoác áo đội bóng sông Hàn ở mùa giải 2020 theo bản hợp đồng cho mượn từ Thanh Hóa. Đây là nỗ lực trở lại sau chấn thương...