Cầu thủ U22 Thái Lan bị loại vì lừa dối HLV Nishino
Hậu vệ Kevin Deeromram đã bị HLV Akira Nishino bỏ khỏi danh sách đội tuyển U22 Thái Lan sau khi viện lý do chấn thương để từ chối tập trung cùng đồng đội.
Đầu tháng 10, đội tuyển U22 Thái Lan có đợt tập trung đầu tiên chuẩn bị cho SEA Games 30 và xa hơn là vòng chung kết U23 châu Á 2020. Kevin Deeromram là một trong những cái tên góp mặt vào danh sách triệu tập của HLV Akira Nishino, nhưng cầu thủ Thái kiều này sau đó được miễn tập trung cùng đồng đội do chấn thương.
Deeromram nhiều lần viện cớ để không phải tập trung cùng các đội tuyển Thái Lan. Ảnh: Bangkokpost.
Tuy nhiên, đó chỉ là cái cớ để cầu thủ này không phải lên tuyển tập trung. Theo Bangkokpost, Deeromram sau khi trở về vẫn có tên trong danh sách thi đấu của Port FC ở trận giao hữu diễn ra cùng thời điểm với lịch tập trung của U22 Thái Lan.
Nói về điều này, trợ lý Anurak Srikerd cho biết: “Kevin là một trong những cầu thủ thú vị nhất ở Port FC. Cậu ấy tấn công tốt và có thể thi đấu bền bỉ suốt 90 phút”.
“Chúng tôi đã đề xuất với HLV Nishino, nhưng sau đó lại nhận được thông báo cầu thủ này không thể lên tuyển vì chấn thương. Đây không phải lần đầu tiên cậu ấy viện cớ chấn thương để từ chối đợt tập trung của các đội tuyển quốc gia”, ông Anurak cho biết thêm.
Cũng theo trợ lý Anurak, HLV Nishino trước mắt sẽ không gọi lại Deeromram cho bất cứ đội tuyển nào, bởi thái độ thiếu sẵn sàng của cầu thủ này. Tuy nhiên, ban huấn luyện có thể thay đổi quyết định tùy theo thái độ của hậu vệ 22 tuổi trong tương lai.
Video đang HOT
“Cánh cửa chưa khép lại hoàn toàn. Chúng tôi muốn Kevin thay đổi thái độ, bởi cậu ấy đủ khả năng trở thành trụ cột của bóng đá Thái Lan trong tương lai”, ông Anurak nhấn mạnh.
HLV Nishino sẽ phải đau đầu tìm người thay thế Deeromram tại U22 Thái Lan. Ảnh: Getty Images.
Deeromram sinh ra trong gia đình có bố người Thụy Điển, còn mẹ là người Thái Lan. Anh từng tập luyện tại các lò đào tạo danh tiếng của CLB Djugardens (Thụy Điển) và Werder Bremen (Đức), khoác áo các đội tuyển U17 và U19 Thụy Điển trước khi trở về Thái Lan thi đấu năm 2017.
Với việc không triệu tập Deeromram, HLV Nishino sẽ phải tìm kiếm cái tên mới cho vị trí hậu vệ trái tại U22 Thái Lan nhằm chuẩn bị cho SEA Games 30 cũng như xa hơn là U23 châu Á 2020.
Theo Zing
Tại sao Công Phượng, Ánh Viên từng bị trầm cảm?
Nữ viên viên, ca sĩ nổi tiếng Hàn Quốc - Sulli tự tử vì trầm cảm đã gây chấn động cả châu Á. Chủ đề trầm trở thành từ khóa được nhiều người quan tâm.
Có một nghịch lý cực lớn là sự trầm cảm đang trở thành chủ đề đáng sợ trong thể thao, nhất là môn bóng đá. Nhiều tên tuổi lớn như thủ môn Enke đã phải ra đi vì trầm cảm.
Điều đó chứng tỏ rằng, thể thao chỉ có tác dụng giải quyết sự trầm cảm, strees cho những ai tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe, còn VĐV đỉnh cao thì ngược lại. Sức ép thành tích, dư luận, người hâm mộ... chính là nguyên nhân khiến họ rơi vào trầm cảm.
Bóng đá Việt Nam là ví dụ. Chuyện các cầu thủ bị chửi trên mạng xã hội sau mỗi trận đấu thực sự mang đến sự ác cảm lớn. Năm 2017, Hồ Tuấn Tài bị rất đông cư dân mạng đả kích vì không ghi bàn vào lưới U22 Indonesia. Áp lực nặng đến mức Công Phượng nói với Tuấn Tài trước thời khắc đá quả 11m ở trận đấu U22 Việt Nam và U22 Thái Lan: Để tôi đá đi. Bạn đang bị áp lực lắm rồi. Có gì tôi nhận hết.
Sau đó, Công Phượng sút hỏng phạt đền, còn khán giả chỉ trích rất nhiều. Bi kịch xảy ra là Công Phượng bị rơi vào trầm cảm. Tiền đạo người xứ Nghệ phải cần một thời gian để lấy lại cân bằng trong cuộc sống và sân cỏ.
Công Phượng từng bị trầm cảm, phải mất một thời gian dài để tìm lại nụ cười trên sân cỏ.
Công Phượng được rất nhiều người yêu mến và kỳ vọng. Nhưng chính tình yêu càng lớn thì sức ép càng đè nặng. Mỗi khi Công Phượng ra sân nhưng trình diễn không tốt thì lập tức bị chê đủ các kiểu. Sự khen chê cứ xoay liên tục khiến cho Công Phượng phải gánh chịu nhiều áp lực.
Chúng ta cũng hiểu được tại sao Công Phượng từng xin người hâm mộ đừng vào trang của CLB Bỉ bình luận, chỉ trích là thế. Vì những lần bình luận tiêu cực đó tạo nên sức ép rất lớn cho Công Phượng.
Một trong những cái tên nổi tiếng nhất thể thao Việt Nam và Đông Nam Á, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên từng được tiết lộ bị trầm cảm trong suốt 3 tháng, phải cần đến chuyên gia để điều trị. Nguyên nhân là Ánh Viên bị áp lực thành tích, từ sự kỳ vọng lẫn những chỉ tiêu cho chính mình.
Gần nhất, Ánh Viên tham gia giải bơi thế giới ở Hàn Quốc năm 2019, những đồng đội của Ánh Viên tâm sự với tôi rằng: "Chúng em không dám cho chị Viên xem các bài báo hay các chia sẻ từ mạng xã hội. Chị Viên đọc được sẽ đau buồn lắm...".
Sau ánh hào quang, Ánh Viên từng rơi vào cảnh trầm cảm suốt 3 tháng vì áp lực thành tích.
Dòng tâm sự ngắn ngủi đó đủ khái quát lên sự áp lực cho Ánh Viên lớn như thế nào. Ánh Viên từng có gần 10 năm không về quê ăn Tết, chấp nhận cô đơn ở xứ người để luyện tập, nhằm mang vinh quang về cho thể thao Việt Nam. Nhưng chính hai chữ THÀNH TÍCH đã khiến Ánh Viên phải rơi vào trầm cảm.
Trầm cảm trong thể thao nhìn từ lăng kính Công Phượng, Ánh Viên có thể thấy đến từ các nguyên nhân: Sức ép từ người hâm mộ, sự nổi tiếng và thành tích.
Với người hâm mộ, cách tốt nhất giúp cho các cầu thủ, VĐV giảm bớt áp lực là bớt đi những tiếng chửi, nhất là chỉ trích trên mạng xã hội.
Theo SaoStar
Quang Hải vướng tin đồn tình ái: Vết xe Công Phượng? Tiền vệ Quang Hải đang trải qua ngày tháng ồn ào đằng sau sân cỏ khiến nhiều người nghĩ tới hình ảnh Công Phượng trước đây. Những ngày qua, thông tin tiền vệ Quang Hải chia tay bạn gái Nhật Lệ để tìm đến với một hotgirl mới ở TP. HCM xuất hiện dày đặc trên các trang báo và mạng xã hội....