Cầu thủ trẻ Việt Nam được học cách trả lời phỏng vấn, sử dụng mạng xã hội
Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF là nơi hiếm hoi tại Việt Nam chú trọng đến phát triển kỹ năng mềm cho cầu thủ trẻ.
Ngày 26/11, cầu thủ lứa 2003 – 2006 được tham dự buổi chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn. Người đứng lớp là bình luận viên Đặng Phương Nam, một cựu cầu thủ và HLV có tiếng.
Theo Trung tâm PVF, buổi học cung cấp lý thuyết, ví dụ thực tế thông qua các cuộc trả lời phỏng vấn người nổi tiếng. Mục đích cuối cùng là giúp các cầu thủ trẻ hiểu về tầm quan trọng của kỹ năng trả lời phỏng vấn báo chí.
BLV Đặng Phương Nam chia sẻ về cách trả lời phỏng vấn báo chí với các cầu thủ trẻ tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF (Ảnh: PVF)
Cầu thủ trẻ PVF thực hành trả lời phỏng vấn với người hỏi là BLV Đặng Phương Nam (Ảnh: PVF)
Hình ảnh Trung tâm PVF chia sẻ từ lớp học có thể thấy BLV Đặng Phương Nam đưa ra cả một số mẹo trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi phức tạp như “trung lập hoá các cầu hỏi tiêu cực”, “nhắc lại câu hỏi nếu bạn cần thời gian”, “nói tôi không biết”,…
Không chỉ có kỹ năng trả lời phỏng vấn, Trung tâm PVF từng tổ chức các buổi chia sẻ kỹ năng mềm với các chủ đề như “nhận biết hình ảnh cá nhân, cách sử dụng mạng xã hội”; “cách đặt mục tiêu cùng kỹ năng hoàn thành mục tiêu”.
Ở Việt Nam, các học viện, trung tâm đào tạo trẻ vẫn tập trung chủ yếu vào rèn luyện và phát triển kỹ năng bóng đá cho cầu thủ trẻ. Trong khi đó, khía cạnh kỹ năng mềm như trên thường để các cầu thủ tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ lứa đàn anh,… Nhiều cầu thủ khi được triệu tập lên đội tuyển quốc gia đã rất bối rối khi được yêu cầu trả lời phỏng vấn trực tiếp trước báo chí.
Thế hệ cầu thủ trước đây chủ yếu chịu sức ép trực tiếp từ báo chí, truyền thông. Đến hiện tại, sức ép đến cả từ người hâm mộ trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh.
Mạng xã hội có thể trở thành kênh xây dựng hình ảnh cá nhân tốt, giúp cầu thủ kiếm thêm thu nhập ngoài bóng đá. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến những hệ luỵ ảnh hưởng xấu. Những vụ lùm xùm của cầu thủ Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây hầu hết bắt nguồn từ mạng xã hội.
Trường hợp gần nhất liên quan đến việc thủ môn Bùi Tấn Trường “livestream muộn trên một mạng xã hội”, từ đó nhiều thông tin tiêu cực được tạo nên xoay quanh cá nhân thủ môn sinh năm 1986.
Vụ việc thậm chí còn liên quan đến đội tuyển Việt Nam. HLV Park Hang-seo có buổi trò chuyện riêng với Tấn Trường. Kết quả là thủ môn này cam kết không livestream trên mạng xã hội trong thời gian tập trung cùng đội tuyển Việt Nam.
Trước đó, nhiều cầu thủ Việt Nam vướng vào lùm xùm lớn trên mạng xã hội, có thể kể đến “ Quang Hải bị hack Facebook cá nhân, lộ nhiều thông tin nhạy cảm”; “bảng báo giá quảng cáo của thủ môn Bùi Tiến Dũng”, “ảnh nhạy cảm của Công Phượng và bạn gái cũ”,…
Tấn Trường: Sao mọi người lại ghét tôi, chửi tôi
Đỗ Hùng Dũng trở lại đội tuyển để làm gì?
Gần một tháng sau khi CLB Hà Nội từ chối khéo việc đưa Đỗ Hùng Dũng lên tuyển quốc gia theo quyết định triệu tập từ HLV Park Hang-seo, bất ngờ tiền vệ này tái xuất với đồng đội ở nơi tập trung.
Tin từ đội tuyển cho biết, sau khi hoàn toàn hồi phục chấn thương, tiền vệ Hùng Dũng đã chính thức góp mặt trở lại vào lực lượng đang có mặt tại Bà Rịa Vũng Tàu tập huấn chuẩn bị tham dự AFF Cup 2020.
Như vậy, cầu thủ của đội Hà Nội chỉ có gần 10 ngày làm quen với đồng đội trở lại cho chiến dịch bảo vệ ngôi vua Đông Nam Á, sau hơn nửa năm nghỉ dưỡng thương khi bị gãy chân trong một trận đấu tại V-League.
Đáng chú ý cách đây gần một tháng, CLB Hà Nội không chấp thuận cho Hùng Dũng lên tuyển chuẩn bị AFF Cup, với lý do chưa hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, gần đến ngày HLV Park Hang-seo chốt sổ cho giải đấu này ở Singapore, đội bóng chủ quản thông báo anh đã sẵn sàng.
HLV Park Hang-seo từng rất lo lắng cho chấn thương của trò cưng Hùng Dũng và ngay sau khi anh bình phục đã lập tức gọi lại tuyển quốc gia. Ảnh: AN.
"Sau một tháng điều trị và tập luyện với đội ngũ y tế của CLB, thể chất của cầu thủ Đỗ Hùng Dũng đã đảm bảo để theo các bài tập nặng. CLB Hà Nội sẽ để tiền vệ này lên tập trung đội tuyển quốc gia nếu được triệu tập trong thời gian tới" - Thông báo của CLB Hà Nội là tín hiệu xanh và ngay lập tức ông Park đã gọi lên tuyển.
Tuy nhiên, chuyên gia y tế Kim Kwang Jae của CLB cũng khuyến cáo Hùng Dũng cần tập luyện theo chế độ tăng dần từ nhẹ đến nặng theo giáo án của ông. Khả năng ra sân của Hùng Dũng tại đấu trường AFF Cup vẫn chờ thời gian trả lời, nhưng theo các chuyên gia là rất khó, thậm chí không thể mạo hiểm đánh cược với sự nghiệp.
Ai cũng biết Hùng Dũng được đánh giá là nhân tố chủ chốt của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, là mảnh ghép quan trọng vào tứ kết Asian Cup 2019, là một trong hai cầu thủ trên 22 tuổi đóng góp vào chiếc huy chương vàng lịch sử ở SEA Games 2019.
Tiền vệ của Hà Nội sẽ cần nhiều hơn thời gian để tập luyện theo khối lượng tăng dần. Ảnh: AN.
Năm trận đầu tiên ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, tiền vệ của Hà Nội là chỗ dựa đáng tin cậy của đội tuyển và góp công nhiều vào chuỗi trận bất bại. Vì thế, việc thiếu Hùng Dũng tại vòng loại thứ ba cúp thế giới càng khiến ông Park và giới hâm mộ nhớ anh nhiều hơn, sau 6 trận toàn thua.
Thực chất, nếu có Hùng Dũng vẫn không chắc đội tuyển Việt Nam sẽ thắng các trận gặp toàn đối thủ lớn châu Á, nhưng dù sao cấu trúc của đội hình có phần vững vàng hơn.
Trước đó, VFF từng có văn bản triệu tập Đỗ Hùng Dũng lên đội tuyển. Tuy nhiên, các chuyên gia điều trị cho Hùng Dũng khuyên anh nên tiếp tục ở lại CLB, hoàn thành giáo án đã được lên bởi Trung tâm PVF và chuyên gia Kim Kwang Jea.
Khó khăn cho Hùng Dũng là khả năng hòa nhập với đồng đội chỉ trong vài ngày, sau hơn nửa năm nghỉ dưỡng thương. Ảnh: AN.
Cái khó của Hùng Dũng ở lần tái xuất này không chỉ là vết thương chưa quá ổn (nếu không đã không có khuyến cáo tập theo khối lượng tăng dần), mà thời gian cho anh hòa nhập không nhiều. Cần biết đội tuyển Việt Nam với thành phần chủ chốt có hơn bốn tháng rèn luyện chung với nhau và trải qua nhiều trận đấu tại các vòng loại cúp thế giới 2022.
Vấn đề chính là Hùng Dũng có chưa đầy một tuần luyện tập theo giáo án chung với đội tuyển quốc gia, chưa kể phải mất thêm thời gian để tìm lại cảm giác bóng. Anh cũng không thể sớm ra sân trong một trận đấu căng thẳng tại AFF Cup có thể gây ra những sự cố không hay. Đấy là chưa tính phong độ của cựu binh này vẫn đọng lại một dấu hỏi lớn sau hơn 6 tháng không thi đấu trận nào.
Cũng có thể hiểu HLV Park Hang-seo triệu tập học trò cưng nhằm giúp Hùng Dũng làm quen trở lại với không khí đội tuyển sau hơn nửa năm xa cách. Ông thầy Hàn cũng mong muốn tiền vệ của Hà Nội kịp hồi phục hoàn toàn cho những trận đấu gay go hơn của tuyển Việt Nam vào tháng 2-2022, khi cuộc chơi lớn vòng loại thứ ba World Cup 2022 tiếp tục bốn trận còn lại.
Nỗ lực của cầu thủ đội Hà Nội rất đáng trân trọng sau chuỗi ngày dài bị chấn thương. Ảnh: AN.
Như vậy, với sự góp mặt của Hùng Dũng, quân số đội tuyển Việt Nam hiện tại là 35 cầu thủ. HLV Park Hang-seo gạch 5 cái tên trước khi đội sang Singapore vào ngày 1-12. Sở dĩ Ban tổ chức cho đăng ký danh sách đến 30 cầu thủ là nhằm phòng ngừa rủi ro dịch bệnh COVID-19 giúp các đội tuyển có người thay thế.
Thầy trò ông Park nằm ở bảng B AFF Cup 2020 với các đối thủ Malaysia, Indonesia, Lào và Campuchia; bảng A gồm năm đội Thái Lan, Myanmar, Philippines, Đông Timor và chủ nhà Singapore.
Các đội thi đấu vòng tròn một lượt, chọn hai đội nhất, nhì mỗi bảng vào bán kết. Tại vòng đấu knock out này, hai cặp đội sẽ chơi hai lượt trận đi - về như thể thức cũ. Tương tự, chung kết cũng gồm hai lượt trận. AFF Cup khai mạc ngày 5-12-2021 và kết thúc ngày 1-1-2022.
Lời cảnh báo cho Tấn Trường Việc HLV Park Hang-seo triệu tập gấp thủ môn Phạm Văn Cường không đơn thuần vì đội tuyển Việt Nam thiếu thủ môn. Đó còn có thể là lời nhắc nhở cho thủ môn Bùi Tấn Trường. Chiều 20/11, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thông báo bổ sung thủ môn Phạm Văn Cường. Lần đầu tiên tuyển Việt Nam hội quân với...