Cầu thủ SLNA học luật với cảnh sát hình sự
Các đội trẻ từ U11 đến U21 của Nghệ An đều phải trải qua kỳ thi do đội bóng và Công an tỉnh Nghệ An tổ chức.
Với phương châm “phòng còn hơn chống” đồng thời mong muốn xây dựng môi trường bóng đá sạch, lò đào tạo bóng đá trẻ SLNA phối hợp cùng phòng Hình sự, Công an tỉnh Nghệ An tiến hành dạy và thi tìm hiểu pháp luật cho các học viên từ lứa tuổi U11 đến U21.
Đàn em của Công Vinh và các đồng đội được đội bóng quan tâm giáo dục về nhận thức. Ảnh: Báo Nghệ An.
Bóng đá Việt Nam trong năm 2014 rúng động vì những vụ án đánh bạc, dàn xếp tỷ số do những cầu thủ vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên như ở Ninh Bình, Đồng Nai.
Trước đó, chính một số cầu thủ SLNA cũng nhúng chàm, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ kém hiểu biết, trong khi cái giá phải trả lại quá đắt, có thể chấm dứt cả cuộc đời quần đùi áo số. Chính vì vậy, lãnh đạo SLNA tiến hành giáo dục nhận thức về pháp luật Nhà nước, nội quy của CLB thông qua các bài học trực quan sinh động và kỳ thi sát hạch.
Ngay từ đầu tháng 8, ban đào tạo trẻ SLNA thành lập “Ban kiểm tra” với 5 thành viên do ông Nguyễn Đình Nghĩa làm trưởng ban với mục đích giám sát, kiểm tra đời sống cầu thủ trong Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Bên cạnh đó, CLB đã có công văn đề nghị với phòng Hình sự, Công an tỉnh Nghệ An cắt cử cán bộ về với trung tâm nói chuyện pháp luật và tìm hiểu kỹ tác hại của việc đánh bạc, cá độ bóng đá… Đồng thời, đội bóng xứ Nghệ cũng mời các luật sư, văn phòng luật sư về dạy cho cầu thủ hiểu về luật cơ bản liên quan đến đời sống bóng đá mà giới cầu thủ thường hay vi phạm.
Để các học viên tránh sự nhàm chán, SLNA tổ chức phối hợp giữa các bên trong suốt tháng qua với nhiều phương pháp như toạ đàm nói chuyện, tìm hiểu pháp luật qua từng câu chuyện thực tế…
Video đang HOT
Sáng qua, tại bản doanh CLB, SLNA tiến hành buổi thi sát hạch cho tất cả học viên từ lứa tuổi U11 đến U20 (đội U21 đang bận tham dự vòng chung kết quốc gia sẽ được thi sau) với hình thức thi viết bài tự luận trong 60 phút. Sau đó, các bài thi sẽ được chấm điểm và phân loại, đối với các học viên không thi đạt đợt một sẽ phải tiến hành học lại và tiến hành thi tiếp lần hai.
Giám đốc công ty cổ phần bóng đá SLNA Hồ Văn Chiêm cho biết: “Học viên bắt buộc phải tham dự kỳ thi sát hạch. Kết quả này không phải là tiêu chí xét tuyển học viên, nhưng qua đó chúng tôi muốn nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết của các học viên SLNA trước các vấn đề liên quan đến pháp luật, đời sống xã hội. Những kiến thức này không phải bây giờ chúng tôi mới dạy, mà trước đây đã thành quy chế, bắt các em học, đọc nhưng nhiều em vẫn còn thờ ơ. Nay tổ chức thi sát hạch thì các em sẽ có ý thức học hỏi hơn”.
Phần thi tự luận có 5 câu hỏi, trong đó có câu 4 hỏi thẳng vấn đề như: “Bạn đang là VĐV SLNA thi đấu giải, nếu một đồng đội, một nhóm người rủ rê bạn tham gia vào việc cá độ, dàn xếp tỷ số để có tiền thì bạn sẽ làm gì?”. Với câu hỏi này, rất nhiều học viên SLNA đã thể hiện được những quan điểm cá nhân riêng khiến ngay cả thành viên ban giám khảo cũng bất ngờ. Cầu thủ U13 Nguyễn Mạnh Quỳnh viết: “Việc đầu tiên tôi sẽ báo cho thầy của tôi để phát hiện ngăn chặn kịp thời…”.
HLV Lê Văn Hùng cho hay: “Với lứa tuổi các em chúng tôi không yêu cầu các em phải viết hay, viết cảm xúc mà chỉ chấm điểm các em có nhận thức sự việc đúng đắn. Quy chế như thế nên bắt buộc các em phải học đầy đủ, nếu thi chưa đạt thì phải học lại cho đến đạt thì mới được ra tập chuyên môn”.
Theo TTVH
SLNA lên tiếng chuyện loại Công Phượng
GĐĐH SLNA Hồ Văn Chiêm cho rằng việc chọn từ cả trăm, nghìn cầu thủ để lấy khoảng 10 người là điều không dễ dàng nên khó tránh khỏi chuyện bỏ sót nhân tài.
Đến nay, rất nhiều người vẫn quan tâm câu chuyện vì sao một tài năng như Công Phượng lại bị loại khỏi "lò" Sông Lam. Không ít người trách móc SLNA khi chứng kiến Phượng tỏa sáng, trở thành cầu thủ sáng nhất của khóa đầu tiên, học viện HAGL Arsenal JMG. Chúng tôi đã tìm gặp người có trách nhiệm cao nhất ở SLNA thời điểm đó (2007) là GĐĐH SLNA, Hồ Văn Chiêm để có câu trả lời.
Khi đến với HA.GL - Arsenal HMG, Công Phượng nặng 25,4kg. Nhưng nhờ chế độ dinh dưỡng tốt, Phượng giờ cao 1m68 với thân hình rắn chắc.
Ông Hồ Văn Chiêm cho biết, "lò" Sông Lam một năm thử việc hàng trăm cầu thủ nhưng con số tuyển dụng thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thêm vào đó, ở cái tuổi 11,12, trình độ giữa các cầu thủ khá cân bằng, ai có năng khiếu, chỉ nhỉnh hơn chút ít. Tài năng ở Nghệ An thì ai cũng biết rồi, nhiều vô kể nên chuyện lấy trong số hàng trăm, hàng nghìn cầu thủ ấy ra hơn 10 cầu thủ là hết sức khó khăn.
Ông Hồ Văn Chiêm cho rằng trình độ của Công Phượng khi dự tuyển vào SLNA không nổi trội nhiều so với các tài năng xứ Nghệ khác và thể hình không đạt yêu cầu khiến em không được chọn.
"Chúng tôi phải thành lập hội đồng, rồi đưa ra những tiêu chí khắt khe để tuyển cầu thủ trẻ. Mọi cái không theo cảm tính của một ai đó hay chịu tác động của mối quan hệ. Tất cả đều rất khách quan...", ông Chiêm nhấn mạnh.
Công Phượng thể hiện kỹ năng tốt so với các cầu thủ SLNA khi đó nhưng các HLV xứ Nghệ khi đó e ngại cầu thủ này khó phát triển với thể hình nhỏ thó.
Thực tế, lứa cầu thủ mà SLNA tuyển năm ấy (bây giờ là U19) cũng khá thành công. Họ vô địch U17 quốc gia, rồi vào chung kết U19 với nhiều cái tên sáng giá như Tuấn Tài, Văn Khánh, Văn Đức...Năm 2013, trận giao hữu giữa U19 SLNA và U19 học viện HAGL Arsenal JMG cũng kết thúc mà bất phân thắng bại. Nói thế để thấy rằng, trong khó khăn, "lò" Sông Lam cũng đã rất nỗ lực và không quá thua kém một U19 HAGL Arsenal JMG với sự đầu tư tiền bạc gấp hàng chục lần.
GĐĐH Hồ Văn Chiêm chia sẻ thêm: "Cũng may, Công Phượng vào Gia Lai, nơi có chế độ dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt, tập luyện cực tốt nên thành tài. Ngày xưa ốm yếu như thế, giờ Phượng cũng cao được 1m68, cái đó ai cũng thấy rõ tác động của dinh dưỡng rồi".
Công Phượng (bìa phải) lớn hẳn lên nhờ được hưởng chế độ dinh dưỡng khác biệt ở HAGL Arsenal JMG.
"Nói thật, ở SLNA thời điểm ấy, chế độ dinh dưỡng chỉ có 30.000 đồng/ngày, cốc sữa chỉ là giấc mơ. Chế độ dinh dưỡng như thế thì cầu thủ làm sao phát triển thể trạng được. Thử hỏi, một cầu thủ nhỏ bé, gầy gò như Công Phượng và áp dụng chế độ dinh dưỡng như vậy thì sẽ phát triển như thế nào. Chúng tôi không ngại khó khăn để đào tạo chuyên môn, nhưng thú thực, tự ti về chế độ dinh dưỡng bao giờ cũng ám ảnh", ông Chiêm nói về cái nghèo của "lò" Sông Lam.
Đến người quản lý SLNA cũng thừa nhận, việc Công Phượng bị loại và trúng tuyển học viện HAGL Arsenal JMG là điều đáng mừng, chứng tỏ có những nỗi khổ khó nói của đội bóng xứ Nghệ. Có thể, không phải họ không nhận ra tài năng của Công Phượng nhưng với một cầu thủ thiếu chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng như thế lại phát triển trong một môi trường mà chế độ dinh dưỡng hạn chế, liệu có thành tài và họ phải ưu tiên những trường hợp khác.
Sự khác biệt giữa lò HAGL Arsenal JMG với SLNA là sau khi băn khoăn về thể hình nhỏ của Công Phượng, các HLV nước ngoài đã yêu cầu Phượng dẫn bố đến gặp. Chỉ khi nhìn thấy ông Bảy (phải) cao lớn thì các HLV này mới nhận Công Phượng vào học viện..
Có thực mới vực được đạo, sự khác biệt về chế độ, điều kiện dinh dưỡng ở HAGL Arsenal JMG mới là khác biệt để tạo ra một Công Phượng thăng hoa như ngày hôm nay.
Theo Zing
Chia tay Nghệ An, Công Vinh úp mở tương lai 'Biết đâu tôi thi đấu ở một đội bóng nước ngoài thì sao', CV9 nói về kế hoạch chọn đội bóng chưa rõ ràng cho mùa giải tới. "Có thể tôi ra nước ngoài thi đấu chứ không ở Việt Nam như kế hoạch ban đầu", tiền đạo sinh năm 1985 từng bóng gió về tương lai cách đây chưa lâu. Công Vinh...