Cầu thủ nhúng chàm vì vừa bồng bột, vừa tham
‘Họ lóa mắt vì đồng tiền, vừa do nhận thức kém rằng mình làm kín, không ai tìm ra được nên cứ đâm đầu vào con đường sai trái’.
Đinh Kiên Trung, Hà Niệm Tiến, Phan Lưu Thế Sơn, Phạm Hữu Phát, Nguyễn Thành Long Giang và Nguyễn Đức Thiện đều là những cầu thủ có thu nhập cao, có vốn liếng tích lũy trước đó, thậm chí có xe hơi, trang trại nhưng họ vẫn sa ngã…
Các cầu thủ Đồng Nai chấp nhận ‘làm bẩn mình’ vì đồng tiền phi pháp. Ảnh: Kỳ Lân.
“CLB Đồng Nai luôn trả đúng, trả đủ tiền lương, thưởng và thanh toán đúng hẹn tiền lót tay cho các cầu thủ chứ không nợ nần gì. Tôi không hiểu tại sao các cầu thủ này lại làm như vậy. Có thể họ bồng bột, thiếu suy nghĩ và bị cám dỗ bởi ma lực đồng tiền từ lúc nào không hay”, ông Nguyễn Văn Long – Giám đốc điều hành kiêm trưởng đoàn CLB Đồng Nai – cho biết.
Theo khung tài chính của CLB Đồng Nai, một cầu thủ về đội nhận mức lót tay trung bình khoảng 400-500 triệu đồng một năm. Những người có tên tuổi hơn có thể nhận theo mùa giải là 600-700 triệu đồng, lương tháng trung bình khoảng 20-25 triệu đồng, chưa kể thưởng từng trận từ 300-500 triệu đồng cho một trận thắng hoặc hòa tùy sân nhà, sân khách.
Video đang HOT
6 cầu thủ dính chàm đầu quân cho CLB Đồng Nai từ cuối năm 2013 để chuẩn bị cho mùa 2014 với các bản hợp đồng có thời hạn hai năm. Hữu Phát, Long Giang, Đức Thiện, Kiên Trung thuộc nhóm cầu thủ có mức lót tay khoảng 400-600 triệu đồng mỗi năm, còn Thế Sơn, Niệm Tiến có mức thấp hơn. CLB Đồng Nai không trả một lúc mà trả thành nhiều đợt.
Long Giang khi chuyển từ Tiền Giang về Navibank Sài Gòn với giá 5 tỷ đồng (gồm cả tiền trả cho Tiền Giang để đổi lấy sự tự do) cũng có cho mình một khoản kha khá. Thời gian từ 2011, trung vệ họ Nguyễn thi đấu cho các CLB Bình Định, Navibank Sài Gòn, Xuân Thành Sài Gòn và nay là Đồng Nai giúp anh tích lũy cho mình số tiền không nhỏ. Năm 2012, Long Giang tự tin sắm cho mình chiếc xe hơi. Là một người biết lo xa, sau đó, anh còn đầu tư trồng nấm tại quê nhà và tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho bản thân và gia đình.
Phạm Hữu Phát – người được cho là cầm đầu nhóm cầu thủ bán độ vừa bị tạm giữ – cũng là cầu thủ tiền tỷ khi anh chuyển từ Đồng Nai ra Khánh Hòa năm 2012. Tiếp đó, anh cùng các đồng đội từ Khánh Hòa chuyển về Hải Phòng. Đầu mùa giải mới, Hữu Phát chuyển về CLB quê hương Đồng Nai với tiền lót tay thuộc hàng “đỉnh” của đội là khoảng 600 triệu đồng một mùa. Tiền vệ đội trưởng được lãnh đạo đội bóng đặt nhiều kỳ vọng và đang chuẩn bị thương thảo để ký thêm hợp đồng dài hạn. Theo kế hoạch của mình, tiền vệ quê Trảng Bom dự kiến sẽ đầu tư lớn để kinh doanh dịch vụ karaoke.
Đức Thiện khi chuyển ra Bình Định năm 2011 cũng có tiền tỷ trong tay. Các cầu thủ còn lại cũng có thu nhập khá cao với hàng trăm triệu mỗi năm, kéo dài suốt nhiều năm chơi bóng. Tuy nhiên, tất cả vẫn không thể cưỡng lại cám dỗ của những đồng tiền phi pháp.
HLV Trần Bình Sự cay đắng vì các học trò vừa bồng bột vừa tham lam. Ảnh: Kỳ Lân.
HLV Trần Bình Sự phân tích: “Tôi nghĩ các cầu thủ này lóa mắt vì đồng tiền, vừa do nhận thức kém rằng mình làm kín, không ai tìm ra được nên cứ đâm đầu vào con đường sai trái”.
“Theo thông tin từ cơ quan điều tra, 6 cầu thủ tham gia đánh bạc cá độ với số tiền 400 triệu đồng. Như vậy, nếu chia cho 6, mỗi cầu thủ nhận gần 70 triệu đồng. Trong khi đó, nếu thắng trận, toàn đội nhận được mức thưởng là 500 triệu đồng, chia cho 30 người, cầu thủ loại một nhận 20 triệu tiền thưởng. Rõ ràng, khi so sánh hai con số trên có thể đã khiến các cầu thủ mờ mắt và quyết định làm riêng. Giờ thì hết thật rồi…”, ông Sự cay đắng.
Theo VNE
Nhiều báo quốc tế đưa tin vụ 6 cầu thủ Việt bị bắt
Các trang báo điện tử của Malaysia, Singapore và New Zealand đưa tin vụ cầu thủ Đồng Nai bị công an triệu tập vì nghi án bán độ.
Tờ MalayMail Online đưa tin về vụ việc. Ảnh: CMH.
Vụ 6 cầu thủ của Đồng Nai bị cách ly để điều tra nghi án cá độ ngay sau trận đấu với Than Quảng Ninh ở V-League cuối tuần qua không chỉ làm tốn giấy mực của báo giới trong nước mà nó còn được đăng tải trên nhiều trang báo nước ngoài.
Tờ MalayMail Online của Malaysia đưa tin về vụ việc với tiêu đề "Cảnh sát Việt Nam bắt giữ các cầu thủ vì nghi ngờ dàn xếp tỷ số". Theo đó, 6 cầu thủ Đồng Nai bị cảnh sát triệu tập riêng sau thất bại 3-5 trước Than Quảng Ninh ở V - League. Cảnh sát từ chối bình luận về vụ việc bởi nó vẫn đang trong quá trình điều tra.
Tờ báo của Malaysia cho biết thêm nạn cá độ, dàn xếp tỷ số từ lâu rất phổ biến ở Việt Nam khi từng có nhiều trọng tài, cầu thủ, HLV bị bắt vì liên quan tới việc làm phạm pháp này. Bên cạnh đó, bài báo còn đưa tin cảnh sát Việt Nam bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây cá độ ở kỳ World Cup vừa qua với số tiền 6,5 tỷ đồng.
Tờ Straits Times của Singapore cũng đưa tin sơ lược việc 6 cầu thủ Đồng Nai bị bắt trong sau thua 3-5 trước Than Quảng Ninh và cho biết cảnh sát từ chối bình luận về nghi án dàn xếp tỷ số này.
Vụ 6 cầu thủ Đồng Nai bị bắt được tờ Sportal đăng tải. Ảnh: CMH.
Trong khi đó tờ Sportal của New Zealand giật tít "6 cầu thủ Việt Nam bị bắt vì dàn xếp trận đấu". Theo bài báo, cơ quan điều tra đã theo dõi nhóm cầu thủ Đồng Nai bị tình nghi tham gia đường dây cá độ bóng đá online trong nhiều tuần trước khi thực hiện lệnh triệu tập. Bài báo còn trích dẫn xác nhận của ông Phạm Ngọc Viễn - Tổng giám đốc VPF phát trên - VTV online: "Một nhóm cầu thủ bị tình nghi tham gia cá độ trên mạng. Cơ quan điều tra đã thông báo cho VPF để cùng phối hợp điều tra, xử lý vụ việc. Cảnh sát xuống tận nơi và chờ khi kết thúc trận đấu là tiến hành thẩm vấn 6 cầu thủ".
Theo VNE
6 cầu thủ 'bán mình cho quỷ' vì 400 triệu đồng Chiều nay, C45 tổ chức buổi họp báo về các vụ án bán độ mùa World Cup, trong đó có nhóm cầu thủ của Đồng Nai. Chiều 20/7, ngay sau trận đấu Than Quảng Ninh thắng Đồng Nai 5-3 trên sân Cẩm Phả kết thúc, nghi có sự dàn xếp tỷ số, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã...