Cầu thủ Ghana ở Thái Lan: Muốn sống thì phải bán sex và ma túy
Các cầu thủ Ghana bị các “công ty ma” lừa sang châu Á chơi bóng với những lời hứa hẹn về một mức lương hậu hĩnh để rồi phải gồng mình làm nô lệ tình dục hoặc tham gia vào các đường dây buôn bán ma túy mới có thể sống sót ở nơi đất khách quê người.
Từ câu chuyện cổ tích …
Bóng đá được coi là phương tiện thoát nghèo nhanh nhất cho những đứa trẻ châu Phi. Việc hàng nghìn cầu thủ trẻ ở Lục địa đen bị các đại lý rởm đưa ra nước ngoài với lời hứa hẹn đổi đời thành siêu sao bóng đá để rồi bị bỏ rơi trên các đường phố châu Âu không còn là chuyện lạ. Tiền vệ Nikwei Issac cũng là một nạn nhân của nạn buôn bán cầu thủ. Chỉ khác ở chỗ, nơi anh đến là Thái Lan chứ không phải châu Âu.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh FM Ghanaian Akyeaa (Ghana), Nikwei Issac chia sẻ: “Một đại lý đã thuyết phục tôi tới Thái Lan chơi bóng và hứa hẹn về một bản hợp đồng tuyệt vời”. Sự cám dỗ của đồng tiền khiến Issac làm đủ mọi chiêu trò để hủy hợp đồng với CLB Wa All Stars (đang chơi tại Ghana Premier League). Không lâu sau, anh được toại nguyện giấc mơ thi đấu ở Thái Lan sau khi chuyển cho tay cò một khoản tiền hoa hồng kha khá. Và từ đây cuộc sống địa ngục của Nikwei Issac chính thức bắt đầu.
… tới cơn ác mộng ở xứ sở Chùa Vàng
Video đang HOT
Tiền vệ Nikwei Issac
Đặt chân tới Thái Lan, Nikwei Issac biết mình đã bị lừa nhưng cũng chẳng thể làm gì hơn khi kẻ môi giới biến mất hút ngay sau đó. Anh cho biết: “Bọn họ đã nói dối. Cuộc sống của tôi rất khó khăn. Tôi phải đấu tranh để tồn tại. Giấy phép cư trú đã hết hạn và tôi chỉ có thể chơi bóng khi được cho phép”.
Nhờ vào tài năng của mình, rốt cuộc Issac cũng kiếm được một hợp đồng với CLB dell’Ayutthaya đang chơi tại Thai Premier League. Anh may mắn hơn rất nhiều những người đồng hương đang phải bán rẻ nhân cách để tồn tại ở xứ chùa Vàng. Issac tiết lộ: “Nhiều cầu thủ châu Phi, đặc biệt là người Ghana không thể về nhà bởi họ là lao động chính trong gia đình. Do đó, họ buộc phải làm những công việc nhục nhã để ở lại đây. Chẳng hạn như vận chuyển ma túy hay ngủ với những người phụ nữ địa phương mỗi ngày để đổi lấy sự giúp đỡ. Chúng tôi đang phải sống trong địa ngục chỉ vì bóng đá”
Issac không phải là “con mồi” cuối cùng
Bỏ ra hàng đống tiền để được chơi bóng với hy vọng đổi đời nhưng thứ mà đa số cầu thủ châu Phi tại Thái Lan nhận được chỉ là một cuộc sống cực khổ và nhục nhã hơn trước gấp bội. Tồi tệ hơn, Nikwei Issac khẳng định anh chắc chắn không phải là con mồi cuối cùng của đám đại lý rởm.
“Thật đau đớn khi nhìn thấy những tài năng như Abdul Samed &’Okocha và Stephen Offei không thể chơi bóng (ở Thái Lan) mà phải sống trong hoàn cảnh tồi tệ như thế này. Đó là lý do tôi khuyên các cầu thủ trẻ ở Ghana và cả châu Phi đừng vội vã nhận lời chuyển sang thi đấu ở châu Á. Họ phải kiểm tra kỹ các giấy tờ để tránh đi vào vết xe đổ của chúng tôi”.
Đáng chú ý, Chính phủ và Liên đoàn bóng đá Ghana vẫn làm ngơ dù rất nhiều cầu thủ đã khiếu nại về thực trạng đáng buồn này. FIFA đã ban hành nhiều điều luật chống lại nạn buôn bán cầu thủ nhưng các tài năng trẻ mới là đối tượng chính, còn những cầu thủ như Nikwei Issac lại chưa được bảo vệ chặt chẽ. Mặt khác, lũ môi giới cầu thủ lại có cả trăm phương nghìn kế để lừa những cầu thủ sống ở Lục địa đen vẫn phải oằn lưng với gánh nặng cơm áo gạo tiền.
Theo VNE
Nghi bán độ, tổng thống Ghana yêu cầu điều tra đội tuyển
Tổng thống Ghana yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra vụ các trận đấu của đội tuyển nước này ở World Cup 2014 bởi nghi có liên quan đến bán độ và chuyện tiền thưởng. Ghana đã bị loại ở vòng bảng sau 2 trận thua và 1 hòa.
Các cầu thủ Ghana (áo trắng) không có đủ lực lượng mạnh nhất trong trận gặp Bồ Đào Nha của Ronaldo
Trước thành tích tệ hại của Ghana ở Brazil, tổng thống Ghana, ông John Dramani Mahama, đã kêu gọi mở một cuộc điều tra sau khi có thông tin đội tuyển bán độ ở World Cup 2014.
Ông Mahama phát biểu hôm 29-6: "Có những vấn đề cần làm rõ trong chuyện vận chuyển tiền thưởng của đội và việc các cầu thủ vô kỷ luật bỏ tập làm ảnh hưởng đến thành tích của đội ở World Cup...".
Trước đó, đích thân Tổng thống Mahama đã phải gọi điện nói chuyện trực tiếp với các cầu thủ và đảm bảo rằng họ sẽ nhận được tiền thưởng trong kỳ World Cup này. Sau đó, Thứ trưởng Thanh niên và Thể thao Ghana, ông Yammin, cho biết chính phủ nước này đã thuê một máy bay mang theo 3 triệu USD tiền mặt tới Brazil.
Vào ngày diễn ra trận đấu bảng cuối cùng gặp Bồ Đào Nha, LĐBĐ Ghana (GFA) đã tống cổ hai cầu thủ xuất sắc nhất của đội là tiền đạo Kevin-Prince Boateng và tiền vệ Sulley Muntari vì lý do vi phạm kỷ luật và lăng mạ HLV Kwesi Appiah. Với hàng loạt bê bối như vậy, không khó hiểu khi "Những ngôi sao đen" sớm tắt tại World Cup 2014.
Liên quan đến thành tích của đội tuyển Ghana, theo thông bao tư Phủ Tổng thống Ghana, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao nươc nay, ông Elvis Afriyie-Ankrah, đa bi điêu xuông giữ một vị trí bộ trưởng cấp thấp trong Phủ Tổng thống. Trong khi đó, cấp phó của ông này là Thư trương Joseph Yammin cung bị giáng xuống làm nhiệm vụ ở khu vực Ashanti. Đây là những bước đầu trong việc cải tổ nền bóng đá Ghana được Tổng thống Mahama thực hiện.
Hohn Boye (trái), người đá phản lưới nhà gây nghi vấn Ghana bán độ
Vụ việc lùm xùm trên bắt đầu từ việc tờ Nhật báo Điện tín (Anh) đăng tải những cáo buộc rằng chủ tịch GFA Kwesi Nyantakyi đã chấp nhận một hợp đồng dàn xếp tỉ số. Ngay sau đó, GFA đã đề nghị cảnh sát Ghana điều tra thông tin trên. Tiếp đó, sau trận hòa đầy kịch tính trước Đức, các cầu thủ Ghana đã bỏ buổi tập luyện đầu tiên cho trận cuối cùng gặp Bồ Đào Nha để phản đối chuyện chưa được nhận tiền thưởng cho việc tham dự World Cup như đã hứa.
Theo VNE