Cầu thủ Đồng Nai che mặt viết tường trình
Nhóm cầu thủ bán độ thất thần, lấy tay bịt kín mặt tại trụ sở C45 ở Hà Nội, chiều nay.
Chiều nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an (C45) họp báo về các vụ bán độ tại mùa World Cup vừa qua, trong đó có cả vụ nhóm cầu thủ Đồng Nai bán độ trong trận đấu với Than Quảng Ninh tại vòng 21 V-League.
Vụ việc được dư luận và báo chí quan tâm bởi nó xảy ra ngay sau vụ án nhóm cầu thủ Ninh Bình cá độ ở AFC Cup gần đây.
Theo Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng C45), công an phát hiện đường dây thông qua các trang mạng để tổ chức cá độ bóng đá do Nguyễn Phúc Thuận (sinh năm 1982, ở Đồng Nai) cầm đầu.
Video đang HOT
Trong quá trình điều tra, công an phát hiện nhiều cầu thủ Đồng Nai tham gia cá độ với ổ nhóm trên và tổ chức dàn xếp bán tỷ số trận đấu có đội Đồng Nai tham gia theo dạng ‘tài sửu’, chủ yếu là bán thua.
Ở trận Đồng Nai đá với Than Quảng Ninh chiều 20/7, theo tin ban đầu, Phạm Hữu Phát (đội trưởng Đồng Nai) đã dàn xếp bán độ cho một đối tượng tên Hoàng, sau đó Hoàng bán lại cho Thuận với giá 400 triệu đồng, với kèo ‘thắng cách biệt hai bàn’. Tỷ số hiệp một là 3-1, cuối trận là 5-3, như vậy đủ độ để thắng kèo.
Theo ông Tiến, nhóm cầu thủ Đồng Nai tham gia đã bị triệu tập, gồm Phạm Hữu Phát chủ mưu, với 5 cầu thủ khác gồm Đinh Kiên Trung, Nguyễn Đức Thiện, Phan Lưu Thế Sơn, Nguyễn Thành Long Giang, Hà Niệm Tiến.
Các cầu thủ buồn bã thất thần ngồi chờ viết tường trình.
Một cầu thủ che mặt khi viết tường trình.
Trung vệ Nguyễn Thành Long Giang buồn bã.
Theo VNE
Giải cứu doanh nhân bị bắt cóc đòi tiền chuộc 7 tỉ đồng
Công an Việt Nam vừa phối hợp với Công an Trung Quốc giải cứu ông N.T.A (39 tuổi, ngụ Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội, giám đốc một doanh nghiệp chuyên về nông sản).
Biên lai chuyển tiền của một bị hại - Ảnh: Hoàng Trang
Ngày 18/3, Cục Cảnh sát hình sự (C45) - Bộ Công an thông tin lực lượng Công an Việt Nam vừa phối hợp với Công an Trung Quốc giải cứu ông N.T.A (39 tuổi, ngụ Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội, giám đốc một doanh nghiệp chuyên về nông sản).
Trước đó, ngày 17/2, ông N.T.A và một người trợ lý sang TP.Nam Ninh (Trung Quốc) để giao dịch. Đến ngày 18/2, gia đình ông nhận được điện thoại của người lạ từ Trung Quốc thông báo ông A. đã bị bắt cóc và gia đình phải nộp tiền chuộc mới thả người. Người gọi điện ra giá 1,5 triệu nhân dân tệ rồi 2 triệu nhân dân tệ, đồng thời để lại số tài khoản ngân hàng. Đến ngày 27/2, gia đình ông N.T.A đã chuyển 600.000 nhân dân tệ (gần 2 tỉ đồng Việt Nam) vào tài khoản ngân hàng theo yêu cầu nhưng sau đó toàn bộ liên lạc bị cắt đứt.
Sau khi nhận đơn trình báo, C45 đã trao đổi thông tin với lực lượng Cảnh sát quốc tế (Interpol) và Công an Trung Quốc. Qua điều tra, lực lượng chức năng đã xác định được nơi giam giữ con tin của những người bắt cóc và tổ chức giải cứu thành công. Công an Trung Quốc đã bắt giữ 15 nghi phạm có liên quan.
Trong diễn biến khác, chỉ trong vòng một tuần qua, C45 đã liên tiếp nhận được đơn trình báo của 2 gia đình tại Hà Nội về việc bị chiếm đoạt tài sản lên tới hàng trăm triệu đồng cùng một thủ đoạn giống nhau. Trường hợp thứ nhất là ông Đ.H.T (ngụ ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội) có con đang sống ở Đức. Ngày 14/3, ông T. nhận được một cuộc điện thoại từ số máy lạ ở nước ngoài gọi về cho biết con của ông nợ 300 triệu đồng. Tính đến hiện tại, số nợ và lãi đã lên tới 700 triệu đồng. Đối tượng yêu cầu ông T. gửi tiền sang trả thay nếu không sẽ làm hại con ông. Sau khi thương lượng, bọn chúng đồng ý nhận 300 triệu đồng. Ông T. đã ra ngân hàng và chuyển 44 triệu đồng qua Ngân hàng Techcombank cho một tài khoản ngân hàng theo chỉ dẫn của đối tượng. Tuy nhiên, sau khi về nhà ông T. liên lạc với con thì được biết bình an vô sự và không hề bị một đối tượng nào bắt cóc hay đe đọa.
Ngày 17/3, C45 nhận được trình báo của bà N.T.H (ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội) có người nhà đang ở nước ngoài cũng bị tình huống tương tự và mất 200 triệu đồng.
Theo Xahoi
Giả bắt cóc người thân ở nước ngoài để đòi tiền chuộc Nghi phạm điện thoại thông báo đã bắt cóc người nhà của nạn nhân ở nước ngoài, yêu cầu chuyển tiền chuộc nếu không sẽ làm hại nạn nhân. Các đối tượng giả việc bắt cóc để tống tiền. (Ảnh minh họa) Theo đơn trình báo của ông Đặng Huy T., trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, ngày 14/3/2014...