Cầu thang thoát hiểm ngoài trời Quy định ’sống còn’ với nhà chung cư ở New York
Hệ thống cầu thang thoát hiểm ngoài trời của các tòa nhà đã trở thành biểu tượng của Thành phố New York (Mỹ), xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của đại đô thị này và quy định liên quan còn nguyên ý nghĩa ở thời điểm hiện tại.
Cầu thang thoát hiểm ngoài trời của một tòa nhà ở New York. Ảnh: Quang Huy – Phóng viên thường trú TTXVN tại New York
Hệ thống cầu thang thoát hiểm được quản lý và điều chỉnh thông qua các hệ thống pháp luật nghiêm ngặt và là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản của thành phố lớn này. Văn bản luật pháp đầu tiên về cầu thang thoát hiểm ngoài trời đã được ban hành tại New York từ năm 1860, theo đó chính quyền thành phố yêu cầu tất cả các tòa nhà chung cư, tòa nhà cao từ 4 tầng trở lên phải có hệ thống thang thoát hiểm bên ngoài tòa nhà. Quy định này là bắt buộc, không có ngoại lệ, nếu không đáp ứng được thì sẽ không có giấy phép xây dựng.
Sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn thảm khốc tại nhà máy may Triangle Shirtwaist vào năm 1911, khiến 146 công nhân nhập cư thiệt mạng, bang New York đã thông qua luật yêu cầu thang thoát hiểm bên ngoài các tòa nhà văn phòng và nhà máy phải được làm bằng sắt mạ kẽm hoặc thép và có khả năng chịu được trọng tải lớn cùng các yếu tố an toàn bổ sung khác.
Dần dần, quy định về cầu thang ngoài trời có thêm những điều chỉnh. Đến nay, thành phố New York quy định rằng cần kiểm tra và cấp giấy chứng nhận thang thoát hiểm cho các tòa nhà cao từ 7 tầng trở lên theo định kỳ 5 năm. Quy định nêu rõ thang thoát hiểm phải được xây dựng từ các vật liệu không cháy. Thang thoát hiểm và ban công phải chịu được trọng tải tĩnh cộng với trọng tải động tối thiểu 490 kg/m2.
Video đang HOT
Các thang thoát hiểm và ban công cần có lan can an toàn ở mỗi bên. Vị trí của ban công thấp nhất không được vượt quá 5,5 mét tính từ mặt đất và phải có bậc thang đi từ ban công này xuống mặt đất phía dưới.
Ảnh: Quang Huy – Phóng viên thường trú TTXVN tại New York
Ngoài ra, các thang thoát hiểm và ban công phải được các chuyên gia kiểm tra tính an toàn theo định kỳ 5 năm/1 lần và phải có báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi cơ quan chức năng quản lý công tác phòng cháy chữa cháy. Hệ thống cầu thang thoát hiểm phải được duy trì trong tình trạng sạch sẽ, không bị cản trở và hoạt động tốt vào mọi thời điểm.
Trường hợp xảy ra vi phạm, cơ quan phòng cháy chữa cháy sẽ gửi thông báo tới chủ sở hữu tòa nhà về tình trạng vi phạm để nhắc nhở và tất nhiên là kèm theo phiếu phạt tiền. Trong một số trường hợp, cơ quan phòng cháy chữa cháy có thể chủ động đề nghị truy tố hình sự đối với chủ sở hữu tài sản vi phạm. Chính quyền thành phố cũng khuyến khích người dân chủ động phát hiện sai phạm và gửi khiếu nại lên các cơ quan chức năng.
Ảnh: Quang Huy – Phóng viên thường trú TTXVN tại New York
Lực lượng phòng cháy chữa cháy New York cũng định kỳ tiến hành kiểm tra các tòa nhà, cơ sở vật chất và phương tiện để đảm bảo rằng các quy định, luật lệ, quy tắc hoặc quy định đang được tuân thủ, qua đó đảm bảo an toàn cho người dân.
Có thể thấy, hệ thống pháp luật quy định về cầu thang thoát hiểm tại New York là một ví dụ rõ ràng cho thấy thành phố này đề cao vấn đề phòng cháy chữa cháy và an toàn cháy nổ cho người dân như thế nào.
Với các quy định về tiêu chuẩn vật liệu, thiết kế và kiểm tra định kỳ, cũng như việc giáo dục cộng đồng về cách sử dụng cầu thang thoát hiểm, thành phố New York hướng tới đảm bảo rằng hệ thống này luôn sẵn sàng để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Nhiều du khách mới tới New York có thể ngạc nhiên khi thấy các tòa nhà tại đây luôn có cầu thang bộ bên ngoài, có người còn cho rằng thiết kế này khá mất thẩm mỹ. Song cư dân thành phố mới cảm nhận rõ cầu thang thoát hiểm ngoài trời có ý nghĩa như thế nào đối với sự an toàn của họ. Qua thời gian, lối kiến trúc này cũng trở thành một nét văn hóa đặc trưng của “thành phố không ngủ”.
Ban bố tình trạng khẩn cấp tại New York do ngập lụt nghiêm trọng
Mưa lớn trong đêm tại miền Đông Bắc nước Mỹ đã khiến nhiều khu vực của thành phố New York ngập lụt, khiến một số tuyến tàu điện ngầm và sân bay tại thành phố này "tê liệt" trong ngày 29/9.
Một người thông cống thoát nước lũ ở quận Brooklyn của New York vào ngày 29/9/2023. Ảnh: AP
Sân bay LaGuardia đã đóng cửa một nhà ga. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hành khách lội qua nước ngập tại sân bay.
Thị trưởng New York, ông Eric Adams kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài do một số tuyến phố bị phong tỏa và nhà ga tàu điện ngầm bị ngập lụt. Các hình ảnh chia sẻ khắp New York cho thấy nhiều ô tô bị ngập một nửa trong nước và giao thông hỗn loạn, trong khi một số tuyến tàu điện ngầm ở quận Brooklyn phải tạm dừng hoạt động.
Trước tình hình trên, Thống đốc bang New York Kathy Hochul đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với thành phố 8,5 triệu dân này và các vùng ngoại ô đông dân cư, bao gồm cả Long Island ở phía Đông và thung lũng sông Hudson ở phía Bắc.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cảnh báo tình hình lũ lụt sẽ tiếp diễn cho đến cuối ngày 29/9 giờ địa phương (chiều 30/6 theo giờ Việt Nam) với lượng mưa lên tới 51 mm/h. Tổng lượng mưa tích lũy trong ngày 29/9 có thể lên tới 180 mm. Cơ quan này cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét tại các khu đô thị và khu vực thoát nước kém.
Tháng 9/2021, cơn bão Ida cũng gây lũ lụt nghiêm trọng tại khu vực trên, đặc biệt tại các quận Brooklyn và Queens, khiến 13 người thiệt mạng.
Đông bắc Mỹ mưa như trút, New York ban bố tình trạng khẩn cấp vì lũ lụt Mưa lớn, đột ngột ở đông bắc Mỹ đã gây ra lũ quét trên diện rộng ở New York, buộc Thống đốc bang và Thị trưởng thành phố phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Truyền thông Mỹ đưa tin, mưa như trút, với lượng mưa lên tới 13cm càn quét khu vực phía nam New York sáng 29/9 đã khiến nhiều đường...