Câu thần chú cứu mạng “Bạn gọi 911 để đặt pizza?”
Cuộc gọi nhanh trí của người phụ nữ đã khiến cảnh sát ở TP Oregon, bang Ohio – Mỹ bắt giữ kịp thời một người đàn ông đang đánh, đấm và đẩy mẹ cô vào tường để tiếp tục hành hung.
Người phụ nữ này đã gọi số điện thoại khẩn cấp 911 và giả vờ đặt bánh pizza để qua mặt người đàn ông vào hôm 13-11.
Điều đáng nói là một số sở cảnh sát đã từ bỏ “ chiến thuật pizza” vì họ không thể xác định đó một cuộc gọi đặt hàng thật sự hoặc lời kêu cứu từ ai đó.
Chính vì vậy, lúc đầu người trực tổng đài cảnh sát khẩn cấp 911 bối rối khi nghe cuộc điện thoại: “Bạn gọi 911 để đặt pizza?” – ông Tim Teneyck, cảnh sát điều phối, hỏi và nhận được câu trả lời “đúng vậy” từ người phụ nữ.
Tổng đài viên Teneyck cho biết cô đã nhầm số nhưng người gọi vẫn kiên trì. Sau đó, ông nhận ra đây không phải là một cuộc quay số nhầm.
Ông Teneyck nói chưa bao giờ được hướng dẫn cách xử lý một cuộc gọi pizza có ẩn ý báo động đằng sau và ước tính khoảng một nửa số cuộc gọi ông nhận được là nhầm số. Tuy nhiên, ông vẫn được chỉ dẫn phải lắng nghe cẩn thận mỗi một cuộc gọi.
“Nếu đó là lựa chọn duy nhất của bạn khi người hành hung đang ở bên cạnh và lắng nghe mọi điều bạn nói, bằng mọi cách hãy gọi đến số 911 để đặt bánh pizza” – ông nói với tờ The Washington Post.
Văn phòng cảnh sát TP Oregon sử dụng. Ảnh: Independent
Video đang HOT
Được biết, các nhóm phòng chống bạo hành gia đình đã thúc đẩy “chiến thuật pizza”. Không rõ chính xác ý tưởng bắt nguồn từ đâu nhưng một kịch bản pizza tương tự đã được Hiệp hội Mái ấm Phụ nữ Na Uy sử dụng trong một chiến dịch năm 2010.
Đôi khi, các nhà chức trách đã cảnh báo không nên coi pizza là một loại mật mã. “Điều này là sai. Nhắn tin cho 911 là lựa chọn tốt hơn nhiều” – Sở Cảnh sát Los Angeles đã viết trên mạng xã hội Twitter vào năm ngoái để phản hồi một bài viết, theo đó quảng bá “pizza pepperoni” như một từ kỳ diệu.
Tuy nhiên, dịch vụ “Nhắn tin đến 911″ không có sẵn ở tất cả địa điểm của Mỹ và không hoạt động tại TP Oregon, bang Ohio, theo ông Teneyck. Ông nói rằng bất cứ ai lo lắng về việc bị nghe lén nên tìm mọi cách giữ một đường dây mở với tổng đài khẩn cấp để cảnh sát có thể nghe thấy những gì đang xảy ra.
Âm thanh các hoạt động nơi cô gái gọi điện thoại giúp cho ông Teneyck nhanh chóng nắm bắt được lý do thực sự của cuộc điện thoại. “Bây giờ tôi đã hiểu” – ông nói sau khoảng 20 giây khi cô gái nói ông không hiểu gì cả.
Nhờ vậy, cảnh sát đã bắt giữ Simon Lopez, 56 tuổi, người từng bị bỏ tù về tội bạo hành gia đình, theo hồ sơ tòa án.
Nạn nhân nói với cảnh sát rằng Lopez về nhà trong tình trạng say xỉn và cãi nhau với bà ta, sau đó hành hung bà. Lopez phủ nhận cáo buộc của bà, theo hồ sơ cảnh sát.
Ông Teneyck cho biết ông coi trọng mọi cuộc gọi và lắng nghe ngay cả khi người gọi nhầm số. Những người kết thúc cuộc trò chuyện quá sớm cũng làm ông lo lắng.
Cảnh sát trưởng TP Oregon, ông Michael Navarre nói ông “vô cùng tự hào” về công việc của ông Teneyck và dự định bổ sung chiến thuật “cuộc gọi đặt pizza” vào chương trình huấn luyện.
Gia Minh (Theo NDTV, BBC)
Theo nld.com.vn
Trường trung học tại Ohio (Mỹ) xét nghiệm ma túy đối với học sinh
Để ngăn chặn sử dụng ma túy và thuốc lá, một trường trung học ở bang Ohio, Mỹ đã công bố kế hoạch xét nghiệm ma túy và nicotine đối với học sinh.
Nhà quản lý trường trung học Stephen T. Badin ở Hamilton, Ohio cho biết trong một lá thư gửi tới phụ huynh rằng chương trình xét nghiệm ma túy đối với học sinh đã được lên kế hoạch trong suốt hai năm với sự giúp đỡ của Tổng giáo phận Cincinnati, sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2020.
Trường trung học Stephen T. Badin ở Hamilton, Ohio cho biết chương trình xét nghiệm ma túy đối với học sinh sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2020. Ảnh: The New York Times
Học sinh sẽ được xét nghiệm ít nhất mỗi năm một lần đối với các loại ma túy bất hợp pháp, rượu, nicotine và các chất cấm khác. Nhà trường cho biết không giới hạn số lần đối với việc xét nghiệm ma túy cho học sinh.
Trong bức thư, nhà trường nói rằng tác hại của việc sử dụng ma túy đối với học sinh và gia đình các em là rất nguy hiểm. Việc xét nghiệm hằng năm này sẽ ngăn chặn kịp thời việc học sinh sử dụng ma túy.
Học sinh được yêu cầu đồng ý xét nghiệm ma túy như một điều kiện khi ghi danh tại trường. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính nhiều lần, học sinh sẽ bị đình chỉ và buộc thôi học.
Theo kế hoạch, nếu học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy lần đầu tiên sẽ không bị kỷ luật, miễn là học sinh không vi phạm chính sách nào khác của nhà trường, như tàng trữ ma túy trong khuôn viên trường học. Tuy nhiên, hình thức kỷ luật sẽ được đưa ra nếu học sinh có kết quả dương tính lần thứ 2, và sẽ phải buộc thôi học sau lần thứ 3.
Trường trung học Stephen T. Badin, mỗi năm tuyển sinh khoảng 622 học sinh, không trả lời yêu cầu bình luận trong tuần vừa qua. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Cincinnati nói rằng quyết định về chính sách xét nghiệm ma túy đã được thực hiện ở cấp địa phương.
"Hiện tại, hội đồng nhà trường đang xem xét liệu họ có muốn ban hành chính sách kiểm tra ma túy hay không", phát ngôn viên Jennifer Schack cho biết.
Ông David Bloomfield, giáo sư tại đại Đại học Brooklyn, cho rằng, các trường tư thục có quyền kiểm soát điều kiện tuyển sinh của họ. Trường học có quyền xem xét có áp dụng chính sách này hay không.
Tuy nhiên, có những lo ngại về mặt pháp lý nếu như trường học bị phát hiện xét nghiệm ma túy không công bằng giữa các nhóm học sinh. Khi đó, điều này có thể coi là hành vi cưỡng chế và quấy rối.
Cuộc tranh luận về việc các trường học có thể xét nghiệm ma túy đối với học sinh hay không đã nổ ra từ năm 2002, khi Tòa án Tối cao Mỹ giữ nguyên xét nghiệm ma túy ngẫu nhiên của học sinh trường công.
Vụ việc đã trở thành tiêu điểm trên toàn quốc sau khi một trường học ở Oklahoma yêu cầu các học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa phải tiến hành xét nghiệm ma túy ngẫu nhiên. Ông Clarence Thomas, thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ cho rằng, xét nghiệm ma túy đối với học sinh là hoàn toàn hợp lý bởi nạn sử dụng ma túy đang gia tăng ở thanh thiếu niên độ tuổi đi học trên toàn quốc.
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh năm 2016, hơn 37% khu học chính đã áp dụng chính sách xét nghiệm ma túy đối với học sinh. Cindy Huang, trợ lý giáo sư tâm lý tại Đại học Sư phạm, Đại học Columbia cho biết, chính sách này đang được áp dụng rộng rãi trên khắp cả nước.
Cô Huang cho rằng phụ huynh không nên lo lắng nếu chương trình xét nghiệm ma túy cho học sinh tại trường học được lên kế hoạch đúng cách./.
CTV Mai Trang/VOV.VN (biên dịch)
Theo New York Times
Mỹ: Cậu bé 6 tuổi mang súng tới trường học Cảnh sát đã thu khẩu súng và không buộc tội cậu bé vì cậu quá nhỏ và không có ý thức về hành vi. Nam học sinh tại trường tiểu học Kids Care ở thành phố Columbus, bang Ohio đã mang theo khẩu súng ngắn bán tự động và một tá đạn trong ba lô và khoe khẩu súng với bạn học cùng...