Cậu sinh viên sành điệu thích làm từ thiện.
“Xì tai” là ấn tượng đầu tiên nếu bạn gặp Nguyễn Minh Trung, cậu sinh viên bảnh trai, cao to, vạm vỡ này. Thoạt nhìn Trung, với tai nghe nhạc vắt vẻo trên tai, máy chụp hình Canon lủng lẳng trên cổ, bạn có thể dễ dàng cho rằng: “Ui dào! Lại một teen sành điệu, thời nay đây mà”.
Cũng đúng, vì anh chàng này ngoài chuyện đang theo học tại trường quốc tế MBS Việt Nam, Trung còn rất thích các sản phẩm công nghệ, hiện đại và như mọi teen khác, cậu cũng thích tụ tập, đi du lịch cùng bạn bè.
Nhưng đảm bảo bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu tình cờ gặp Trung vào một sáng thứ 7 nào đó bạn sẽ thấy một “Trung” rất khác: quần short, áo thun, mồ hôi nhễ nhại phụ giúp các ni cô nấu ăn trong bếp hay hì hụi bê vác những thùng thức ăn chất lên xe máy để chở đến các bệnh viện trong thành phố.
Chùa Khánh Long (Đoàn Văn Bơ, Quận 4) chính là “điểm hẹn” của Trung và các bạn trong nhóm vào hầu hết các sáng thứ 7, hàng tuần. Đây là nhóm sinh viên tình nguyện từ các trường khác nhau trên thành phố như MBS Việt Nam, RMIT, đại học Công nghiệp 4, Huflit đến để giúp các ni cô ở đây nấu cháo, chia thành những suất ăn và phân phát cháo cùng mì gói và sữa đến các bệnh nhân, bệnh nhi nghèo của bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Ung bướu.
Video đang HOT
Trung tiết lộ trước đây cậu cũng có một quá khứ “huy hoàng”, ba mẹ Trung cũng khá lo lắng vì sợ cậu quý tử ham chơi hơn là ham học, nhưng kể từ ngày Trung tình cờ được một bạn trong nhóm dẫn đi tham gia một hoạt động từ thiện, tận mắt chứng kiến những mảnh đời bất hạnh Trung nhận ra sẻ chia chính là một trong những giá trị thật sự của cuộc sống. Và dần dần, từ lúc nào không rõ, Trung trở thành một thành viên nhiệt tình, năng nổ của nhóm. Dù bận học nhưng Trung và các bạn của mình vẫn sắp xếp thời gian vào mỗi sáng thứ 7 để có mặt, phụ giúp các cô, các chú nấu nướng và phân phát suất ăn đến bệnh viện.
“Mỗi người có một con đường riêng và một cuộc sống khác nhau, nhưng miễn là bạn sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội là bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thật sự ý nghĩa và luôn tràn ngập niềm vui. Chúng ta không nhất thiết phải có tiền mới có thể làm từ thiện, chỉ cần mình Muốn thì sẽ có nhiều hình thức, hoạt động phù hợp để mình có thể tham gia.”
Các thầy cô tại MBS Việt Nam vẫn đùa gọi Trung là Mr. Healthy (Ngài Lành Mạnh) vì anh chàng này, ngoài hoạt động từ thiện còn rất đam mê thể thao và bơi lội chính là môn thể thao “ruột” của Trung. Trung biết bơi từ khi còn rất nhỏ, và có kinh nghiệm dạy bơi hơn 5 năm. Chả thế mà hầu như 6 giờ sáng mỗi ngày, khoảng thời gian mà khối teen còn đang say sưa giấc nồng trên chăn êm nệm ấm thì Trung đã sải tay, quạt nước ở hồ bơi rồi. Những bạn thích học bơi chỉ cần chịu khó dậy sớm là có thể có một “thầy giáo” dạy bơi nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí nhé.
Được sự ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè, trong học kỳ sắp tới, Trung sẽ lập ra câu lạc bộ Từ Thiện tại MBS Việt Nam để tập hợp các bạn, tổ chức tốt hơn nhiều hoạt động từ thiện có ý nghĩa cho cộng đồng.
Theo 24h
Con muốn thấy nụ cười trên môi của mẹ
Bố mẹ Võ Thị Nhi (sinh viên ĐH SP Đà Nẵng) là thương binh hạng 2/3, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam khiến họ thường xuyên đau ốm. Không chống lại được bệnh tật, người bố vừa ra đi để lại anh chị em Nhi với người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối.
Gia cảnh éo le
Quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Võ Thị Nhi - sinh viên lớp 11 CDL (Cử nhân Địa lý môi trường) - Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) có hoàn cảnh vô cùng éo le. Lần đầu gặp mặt cô gái có dáng dấp nhỏ bé và nụ cười thân thiện, ít ai có thể biết được là cô đang chịu những nỗi đau lớn lao như thế nào. Nhi là con thứ 9 trong số 10 anh chị em, sau Nhi là một em gái bị ảnh hưởng di chứng của chiến tranh. Bố mẹ Nhi đều là thương binh hạng 2/3, thật không may mắn khi cả hai người đều bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Cách đây hơn một tháng, bố Nhi đã ra đi sau những cơn đau ốm thường xuyên. Trước đó, vào tháng 11 năm ngoái, cả nhà Nhi bàng hoàng khi nghe tin mẹ bị ung thư giai đoạn cuối.
Nhà Nhi đông anh em nhưng ai cũng nghèo khó, bươn chải vào Sài Gòn làm công nhân để kiếm tiền nuôi bố mẹ đau ốm. Chị ba, chị tư, anh năm đều làm công nhân cho nhà máy dệt. Mỗi tháng mỗi anh chị tích góp mỗi người vài trăm ngàn đồng gửi về cho bố mẹ. Mẹ đau ốm nhưng mấy anh chị em vẫn phải bám trụ Sài Gòn làm để nuôi mẹ vì chi phí đi lại rất đắt đỏ. Chỉ có chị Hai ở nhà chăm sóc mẹ và đứa em bị nhiễm chất độc da cam, đi chăm mẹ thì không chăm được em nên phải thường xuyên nhờ bà con làng xóm giúp đỡ.
Khi nhắc đến bố, Nhi không kìm được nước mắt chia sẻ: "Bố mà người em yêu quý nhất, khi bố mất em suy sụp hoàn toàn. Bố là nguồn động viên tinh thần lớn của gia đình em, bố rất thương mấy chị em. Lúc còn sống, bố luôn căn dặn mấy chị em luôn biết cố gắng, phải cố gắng để vượt qua mọi thứ. Bố đau ốm mà cứ chắt chiu tiền mua thuốc để cho em mua cuốn vở, cuốn sách đi học cho tốt hơn...". Bố mất, mẹ đau nặng, Nhi tưởng như không còn động lực để đến lớp.
Mẹ là nguồn động lực lớn nhất của chúng con
Từ ngày bố Nhi mất, bệnh tình của mẹ nặng hơn, mẹ chuyển xuống phòng bệnh nặng để điều trị. Bác sĩ bảo cuộc sống của mẹ chỉ tính bằng ngày. Một tháng 30 ngày thì mẹ nằm ở viện tới 27 ngày. Nhi đã tính nghỉ học để ở nhà chăm mẹ nhưng mỗi khi nhìn Nhi là mẹ lại buồn hơn. Mẹ Nhi luôn nói: "Con đến trường đi học đi vì mẹ mà con thất học sao mẹ nhắm mắt nổi. Con thương mẹ thì con đi học đi rồi nghỉ học về chơi với mẹ, thế là mẹ vui rồi. Con hãy gắng học mà kiếm lấy cái chữ sau này cho đỡ khổ con à".
Trước tình cảnh của Nhi, thầy cô, bạn bè ai cũng động viên giúp đỡ và động viên để em không bỏ học giữa đường. Nhi vừa học vừa dành thời gian về quê chăm sóc mẹ. Mẹ điều trị tại bệnh viện đa khoa miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam, cách chỗ Nhi học tới 70 km nên mỗi lần đi về lại vất vả. Thế mà có tuần mẹ đau nặng, một tuần Nhi về tới 3 lần. Về bệnh viện suốt như vậy nên kết quả học tập của Nhi cũng giảm sút, đợt thi giữa kỳ lần này mẹ đau nặng nên Nhi không tham gia thi được.
Vừa đi học, vừa chăm mẹ, thế nhưng Nhi cò dành thời gian đi làm gia sư để lấy tiền đi xe đi xe về bệnh viện vì mỗi lần đi về riêng tiền xe đã hết gần trăm ngàn đồng rồi. "Mình chỉ mong mẹ khỏe hơn để mình đi dạy thêm một suất nữa. Mình mong mẹ khỏe lại để thấy nụ cười trên môi của mẹ" - Nhi tâm sự.
"Mình đang cố gắng vừa chăm sóc mẹ thật tốt vừa cố gắng học thật giỏi để đạt kết quả học bổng đồng hành để trang trải học phí. Mình vừa mất đi người bố đáng kính và đang kế cận nỗi lo mất mẹ... Mình chỉ mong mẹ chống chụi và vượt qua bệnh tật để sống với chị em bọn mình", Nhi vừa khóc vừa nói.
Bạn Nguyễn Phú - bí thư Liên chi khoa Địa lý chia sẻ: "Khoa, lớp và liên chi luôn tạo điều kiện tốt nhất để bạn học tập tốt nhất. Vừa rồi đám tang bố Nhi liên chi cũng đã thăm hỏi, động viên và hỗ trợ để Nhi vượt qua khó khăn. Liên chi đang làm đơn xin hỗ trợ cho bạn. Nhi cũng là một thành viên nằm trong ban chấp hành liên chi, Nhi là một sinh viên năng nổ, hăng hái trong mọi hoạt động. Liên chi sẽ tạo điều kiện cho bạn Nhi học tập và hoạt động trong thời gian tới".
Nguyễn Hường - Ngọc Duyên
Theo dân trí
Hà Nội: Đổ xô đi "săn" sĩ tử Những ngày đầu tháng 7 này, Hà Nội lại nườm nượp thí sinh từ khắp các tỉnh thành đổ về để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng sắp tới. Cũng trong những ngày này, người người, nhà nhà xung quanh những địa điểm thi ở Hà Nội lại được dịp đổ xô đi "săn" sĩ tử. Nhà nhà...