Cầu Rồng được CNN hết lời ca ngợi
Kênh truyền hình Mỹ dành những lời tôn vinh cho công trình Cầu Rồng của Việt Nam và nhấn mạnh đây là biểu tượng thành công mới của thành phố biển Đà Nẵng.
Cầu Rồng được phóng viên của CNN miêu tả là giống như biểu tượng của một quốc gia đang trỗi dậy.
Cầu Rồng có thể phun lửa và nước rất ngoạn mục. Khi đêm về, cầu được chiếu sáng lung linh. Nhờ thiết kế độc đáo mà công trình đã nhận được giải Special Citation (Biểu dương đặc biệt) do Hiệp hội các nhà thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp thế giới (IALD) trao tặng tại Mỹ.
Cũng theo kênh tin tức này, Cầu Rồng trở thành một biểu tượng được người dân Việt Nam yêu thích, tượng trưng cho tương lai thịnh vượng của đất nước.
Được khởi công từ tháng 7/2009 và khánh thành 29/3/2013. Cầu dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn xe, phần lề dành cho người đi bộ mỗi bên rộng 2,5 m. Tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng.
Theo thiết kế, phần hình dáng của thân rồng bằng thép dài khoảng 560 m, nặng hơn 9.000 tấn, đầu rồng cao 10 m so với mặt cầu, nặng 40 tấn. Mắt rồng được thiết kế hình trái tim gắn với hệ thống đèn chiếu hiện đại.
Phần đầu rồng sẽ phun lửa vào ban đêm, phun nước vào ban ngày dịp cuối tuần, lễ hội.
Video đang HOT
Nhìn từ xa Cầu Rồng giống như một chú rồng đang chuẩn bị vươn mình bay lên trời xanh. Đây là một thiết kế độc đáo, được coi như một trong những biểu tượng mới, thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng.
Không chỉ riêng cầu Rồng, chính quyền Đà Nẵng còn tập trung tu sửa, xây dựng cơ sở hạ tầng để tập trung phát triển du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Đà Nẵng hy vọng năm nay sẽ có khoảng 3 triệu lượt khách ghé thăm thành phố ven biển xinh đẹp này.
Theo VNE
Cầu Rồng vào top công trình chiếu sáng đẹp nhất thế giới 2014
Công trình chiếu sáng Cầu Rồng ở Đà Nẵng vừa nhận giải Biểu dương đặc biệt của Hiệp hội các nhà thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp thế giới (IALD Awards), bên cạnh nhiều công trình nổi danh khác ở nhiều châu lục.
Tại lễ trao giải IALD Awards lần thứ 31 tổ chức ở Las Vegas, Mỹ vừa qua, thiết kế chiếu sáng Cầu Rồng được Ban giám khảo đánh giá là một công trình độc đáo, đem lại trải nghiệm đa phương tiện được thiết kế một cách khéo léo, thể hiện bản sắc dân tộc một cách đặc sắc. Đây là lần đầu tiên một công trình chiếu sáng của Việt Nam được tôn vinh trong lịch sử của giải IALD.
Kiến trúc sư Trần Văn Thành, người chủ trì thiết kế chiếu sáng cho cầu Rồng, hy vọng cùng với sự thừa nhận chất lượng và thẩm mỹ thiết kế từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, công trình này sẽ trở thành một biểu tượng trong thời kỳ mới của Đà Nẵng và Việt Nam.
Cầu Rồng Đà Nẵng do ASA Lighting Design Studios thiết kế chiếu sáng mỹ thuật đoạt giải Biểu dương đặc biệt của IALD Awards 2014.
Theo bà Rosemarie Allaire, trưởng ban tố chức IALD Awards, năm nay có hơn 200 công trình tham gia dự thi từ khắp thế giới gửi về. "Tất cả công trình đều hấp dẫn và mang đầy tính cảm hứng. Chúng tôi thật vinh dự khi được chứng kiến rất nhiều dự án sáng tạo và có tính đổi mới từ các tài năng trong lĩnh vực chiếu sáng", bà nói.
Ban giám khảo đã lựa chọn và tôn vinh 16 công trình đại diện cho các dự án thiết kế chiếu sáng kiến trúc đến từ 10 quốc gia, chủ yếu từ Mỹ và châu Âu. Có 4 công trình đoạt giải Biểu dương đặc biệt trong đó có cầu Rồng của Việt Nam, 5 công trình đoạt giải Tài năng và 7 công trình đoạt giải Xuất sắc. Cao quý nhất là giải thưởng Hào quang dành cho công trình In Lumine Tuo ở Hà Lan.
Ảnh các công trình chiếu sáng khác đoạt giải IALD Awards:
Công trình In Lumine Tuo, Hà Lan đoạt ngôi vị cao nhất, giải thưởng Hào quang của IALD. Công trình sử dụng ánh sáng tài tình như công cụ truyền dẫn kết nối tòa tháp tới nhà thờ và quảng trường, biến những nơi đây thành các thực thể sống động nhưng vẫn đầy vẻ thiêng liêng.
Tòa nhà văn phòng quỹ Venture Capital, California, Mỹ (giải Xuất sắc).
Viện âm nhạc Red Bull, New York, Mỹ (giải Xuất sắc). Ánh sáng giúp kích thích sự sáng tạo và hợp tác giữa các nhạc sĩ hàng đầu thế giới, tạo những không gian cách biệt cho từng mục đích khác nhau và mang màu sắc đương đại năng động.
Công trình Branz Koshien, Nishinomiya, Nhật Bản (giải Xuất sắc).
Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev, Baku, Azerbaijan (giải Xuất sắc).
Trung tâm mua sắm Hanjie Wanda, Hồ Bắc, Trung Quốc (giải Xuất sắc).
Đài tưởng niệm nạn nhân của bạo lực tại công viên Chapultepec, Mexico (giải Xuất sắc).
Tòa nhà Centennial Anniversary Hall tại Fukuoka, Nhật Bản (giải Xuất sắc).
Công trình AKA Beverly Hills, California, Mỹ (giải Xuất sắc).
Công trình chiếu sáng nhà thờ Thánh St Moritz, Augsburg, Đức (giải Tài năng).
Công trình đường 171 Collins, Melbourne, Australia (giải Tài năng).
Starlight tại New York, Mỹ đoạt (giải Tài năng).
Công trình BruumRuum, Barcelona, Tây Ban Nha (giải Biểu dương đặc biệt vì trải nghiệm ánh sáng đa phương tiện, trực giác).
Bệnh viện chữ Thập đỏ Nagoya Daini, Nagoya, Nhật Bản (giải Biểu dương đặc biệt cho giải pháp chiếu sáng đáp ứng nhu cầu nhạy cảm trong môi trường cần được chăm sóc).
Công trình Piole Himeji, Hyogo, Nhật Bản (giải Biểu dương đặc biệt vì sự kết hợp thanh lịch của ánh sáng năng động gián tiếp).
Theo VNE
16 bể bơi tuyệt vời nhất hành tinh Những hồ bơi dưới đây không chỉ sở hữu phong cách thiết kế độc đáo, mà còn giúp du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp cảnh quan xung quanh. Khách sạn vườn treo Ubud tại Bali, Indonesia: Hồ bơi không đường viền của Ubud tọa lạc trên cánh rừng mưa hùng vĩ, ấn tượng. Hồ bơi hình đàn violin: Mọi nhạc sĩ...