“Cầu nối” tận tâm đưa vốn đến hộ nghèo ở thành phố Hà Nội
Những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, các tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP.Hà Nội đã phát huy tối đa vai trò là cầu nối đưa nguồn vốn chính sách đến đúng đối tượng, kịp thời giúp nhiều hộ nghèo thoát nghèo.
Bám sát địa bàn, hỗ trợ hộ vay tối đa
Gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (ở thôn Kim Quan, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm) vốn là hộ nghèo, thu nhập chính của gia đình chỉ trông vào mấy sào lúa và rau màu. Năm 2017, bà được Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TKVV) cho vay 20 triệu đồng để trồng 2 sào măng tây và chăn nuôi lợn. Nhờ đồng vốn kịp thời đó, mô hình trồng măng tây và nuôi lợn đã giúp gia đình bà dần ổn định cuộc sống với mức thu nhập đạt từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Hiện, gia đình bà Xuân đã thoát nghèo và đang tiếp tục mở rộng sản xuất.
Hoạt động giao dịch tại xã của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm. Ảnh: Thu Hà
Hiện, Tổ TKVV thôn Kim Quan do bà Lê Thị Khai làm tổ trưởng đang có dư nợ hơn 1 tỷ đồng với 41 hộ vay vốn. Trong suốt nhiều năm nay, tổ không có dự nợ quá hạn. Với kinh nghiệm hơn chục năm đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ TKVV thôn Kim Quan, bà Khai chia sẻ: “Để vốn vay phát huy hiệu quả, việc bình xét đúng đối tượng cho vay là điều rất quan trọng. Tôi thường tổ chức họp tổ, bình xét đối tượng cho vay dựa trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và thấu tình đạt lý”.
Theo bà Khai, với thuận lợi vừa là tổ trưởng tổ TKVV, vừa là chi hội trưởng hội phụ nữ, bà Khai nắm rõ tình hình sản xuất cũng như hoàn cảnh của các hội viên. Sau khi giải ngân vốn vay, ngoài gần gũi, hướng dẫn hộ vay vốn cách làm ăn hiệu quả mà bà còn thường xuyên thăm hỏi, động viên tinh thần các hộ vay vượt khó vươn lên.
Tương tự, Tổ TKVV xã Yên Thường là một trong những tổ hiệu quả nhất của Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm, với tổng dư nợ hơn 3 tỷ đồng cho 154 hộ vay. Theo ông Nguyễn Đức Trọng – Chủ tịch Hội ND xã Yên Thường, kiêm Tổ trưởng Tổ TKVV xã cho biết: “Nhờ có nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH, cuộc sống người dân được nâng cao cả chất và lượng. Thông qua các tổ vay vốn, những đồng vốn tín dụng được sử dụng hiệu quả hơn, trả nợ, lãi đúng hạn hơn và không có tình trạng nợ đọng, quá hạn”.
Video đang HOT
“Cánh tay nối dài” của ngân hàng
Tính đến nay, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm đạt 342,3 tỷ đồng. Theo Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm, Đặng Văn Lâm để việc cho vay ưu đãi mang lại thành công bao giờ, phòng giao dịch cũng phải đặt yếu tố gần gũi người dân, bám sát cơ sở lên hàng đầu. “Chúng tôi phải thường xuyên quan tâm tới công tác kiện toàn các tổ TKVV, đưa hoạt động của tổ đi vào nền nếp, rà soát để cho vay vốn đúng đối tượng. Hộ vay phải có phương án sản xuất kinh doanh khả quan, với cho vay giải quyết việc làm thì phải có nhân lực thực sự tốt”- ông Lâm nói.
Theo ông Lâm, để có được sự sát sao đó, ngoài việc cử cán bộ bám địa bàn, một bộ phận được xem như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng CSXH để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và sát sao với người vay vốn là các tổ TKVV. Việc này giúp chúng tôi rất nhiều khi đưa nguồn vốn tín dụng của Nhà nước xuống người dân một cách hiệu quả.
Đánh giá về hoạt động, vai trò của các tổ TKVV, giám đốc Ngân hàng CSXH TP.Hà Nội Nguyễn Kim Phung khẳng định, các tổ TKVV đang là “lực lượng” chính hỗ trợ các gia đình chính sách và hộ nghèo tiếp cập nguồn vốn vay ưu đãi.
Theo Danviet
Nghệ An: Cuộc sống đổi thay của hộ nghèo dân tộc thiểu số miền núi
Nhờ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mà hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện miền núi Con Cuông có vốn làm ăn, tăng gia sản xuất, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Cũng theo đó, diện mạo vùng nông thôn miền núi Tây Nghệ An này đổi thay tích cực.
Tạo được gia sản lớn từ vốn vay nhỏ
Gia đình chị Lương Thị Thà - Bản Phục xã Đôn Phục huyện Con Cuông ( Nghệ An) là một trong những điển hình thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi. Được biết trước đây, khi chưa được vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện, gia đình gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế . Năm 2016, sau khi được vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn với lãi suất ưu đãi, gia đình đã đầu tư nuôi bò, phát triển kinh tế vườn rừng...
Chị Lương Thị Thà, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông ( Nghệ An) chăm sóc đàn gà của gia đình. Ảnh: Mỹ Hà
Từ 2 con bò ban đầu, đến nay, trong chuồng bò của gia đình chị lúc nào cũng có từ 8-10 con bò, trong đó có 3 con bò sinh sản, mỗi năm xuất chuồng 3-4 con bò con thu lãi hơn 50 triệu đồng. Bên cạnh gia đình còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm và đầu tư trồng 1ha sắn, 3ha keo đến nay đã 3 năm tuổi. Nhờ chăn nuôi có hiệu quả gia đìnhị đã làm được căn nhà mới để ở, con cái đươc học hành đầy đủ. Không chỉ thoát nghèo đến nay gia đình đã trả hết cả gốc và lãi.
Trao đổi với phóng viên NTNN/Dân Việt, chị Lương Thị Thà- Bản Phục, xã Đôn Phục,huyện Con Cuông ( Nghệ An) nói: "Nhớ lại thời gian khi mới ra ở riêng không có gì trong tay cả, cứ nghĩ trong vòng luẩn quẩn không biết làm gì để thoát được đói nghèo, muốn đầu tư chăn nuôi nhưng lại không có vốn. May nhờ nguồn vốn ưu đái của Nhà nước gia đình tôi như chết đi sống lại. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay gia đình tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi giúp những người nghèo như chúng tôi, có cơ hội thoát nghèo".
Đàn bò của chị Thà từ chỗ 2 con, nay đã có 10 con. Ảnh: Mỹ Hà
Cũng nhờ vốn vay 20 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, gia đình Anh Biện Xuân Khương ở thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê, huyện Con Cuông mới có điều kiện để cải tạo vườn trồng cây ăn quả và đầu tư chăn nuôi trâu hàng hóa để phát triển kinh tế. Từ hộ nghèo, đến nay, gia đình đã vươn lên có thu nhập ổn định, cuộc sống từng bước được cải thiện. Sau 3 năm gia đình đã trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đồng thời mới đây lại tiếp tục vay số vốn nhiều hơn để mua máy cày đa năng trị giá hơn 200 triệu đồng, phục vụ sản xuất và vận chuyển keo thuê. Hiện gia đình đang chăn thả 4 con trâu, chăm sóc 9ha keo và 300 gốc chanh.
Anh Biện Xuân Khương hiện nay đang nuôi thả 4 con trâu hàng hoá. Ảnh: Bá Hậu
Anh Biện Xuân Khương -Thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê, huyện Con Cuông ( Nghệ An) nói. " Do gia đình nghèo nên sau khi lấy vợ ra ở riêng, hai vợ chồng ở túp lều tranh, không có gì đáng giá ngoài một cái giường.Năm 2014 gia đình vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện về đầu tư phát triển chăn nuôi. Bước đầu nuôi 2 con bò ,sau phát triển dần dần.Đến nay gia đình tôi đã thoát được nghèo. Hiện kinh tế gia đình đang từng bước được ổn định. Tôi mong muốn có nhiều chương trình chính sách hỗ trợ người nghèo như thế này nữa, để những người nghèo như chúng tôi có cơ hội vươn lên thoát nghèo một cách bền vững".
Hỗ trợ hiệu quả giảm nghèo
Sau khi trả nợ cũ, anh Khương vay mới để đầu tư mua máy cày đa năng để phục vụ hàng hoá, mang thêm thu nhập cho gia đình, thoát nghèo bền vững. Ảnh: Bá Hậu
Những năm qua, cùng với các chính sách xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước,chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thực hiện đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở các địa phương.
Riêng đối với huyện miền núi Con Cuông cho đến nay tổng dư nợ của các chương trình cho vay trên địa bàn huyên đạt trên 300 tỷ đồng, với hơn 10 nghìn khách hàng được vay. Để phát huy hiệuquả vốn vay, Ngân hàng CSXH huyện đã tập trung xây dựng mạng lưới 13 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn nhằm tạo điều kiện, tiết giảm các chi phí giao dịch của người vay, nhất là hộ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, đồng thời thực hiện dân chủ, công khai việc cho vay vốn tín dụng cơ sở.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Nam- Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Con Cuông ( Nghệ An) nói ."Để phát huy hơn nữa hiệu quả vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, Ngân hàng CSXH sẽ đẩy mạnh việc phối hợp hơn nữa với chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc các cấp làm tốt việc bình xét hộ nghèo để cho vay vốn, tạo sự công bằng trong thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo....".
Con Cuông là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong nhiều lý do, thì thiếu vốn sản xuất vẫn là nguyên nhân hàng đầu. Chính vì vậy từ nguồn vốn của Chính phủ, thông qua Ngân hàng CSXH huyện, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế một cách bền vững.
Theo Danviet
An Giang: Xuân về bên những ngôi nhà Đại đoàn kết Mùa xuân mới lại về. Hương xuân, tiết xuân, tình xuân đang chạm ngõ đến từng nếp nhà, trong mỗi con người mang theo niềm khấp khởi với biết bao hy vọng, hoài bão. Với những hộ nghèo vừa được hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết của huyện Thoại Sơn, niềm vui và hy vọng được nhân lên gấp bội. Xuân...