Cầu nối hòa bình
Cách đây 65 năm, thắng lợi vẻ vang của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành mốc son chói lọi, khép lại cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
Các đại biểu tham dự Hội thảo Kỷ niệm 65 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Từng là chiến trường ác liệt, ngày nay, Điện Biên Phủ còn được biết đến như một cầu nối của hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. VỚI chủ đề “Kỷ niệm 65 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương”, hội thảo khoa học quốc tế vừa diễn ra tại Hà Nội là dịp để các học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế tiếp tục khẳng định dấu ấn của Chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung và địa danh Điện Biên Phủ nói riêng, với vai trò là cầu nối của hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. PGS, TS Vũ Quang Hiển, thuộc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh, Điện Biên Phủ từng là nơi đối đầu trực tiếp giữa quân đội và nhân dân Việt Nam với quân đội thực dân Pháp. Sự kết thúc của cuộc đối đầu này được nhiều bên chờ đợi, với những hy vọng khác nhau, cuối cùng đã đi đến một điểm chung là các bên tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Câu chuyện về Chiến dịch Điện Biên Phủ đã khẳng định rằng, mặc dù khác biệt về chế độ chính trị, lợi ích dân tộc, nhưng các quốc gia đều cần chung sống hòa bình và mọi xung đột đều có thể được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
Với tinh thần đó, sau khi chiến tranh kết thúc, hai nước Việt Nam và Pháp đã từng bước gác lại quá khứ và vun đắp tình hữu nghị. Điện Biên Phủ, từ nơi đối đầu, đã trở thành điểm hẹn của văn hóa, lịch sử và tình hữu nghị giữa hai dân tộc. ThS Nguyễn Thị Tô Hoài (Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, sau thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ nhất là sau khi Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc, Điện Biên Phủ đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người dân châu Âu, trong đó có nhân dân Pháp. Hiện nay, Điện Biên Phủ với những nét văn hóa đặc trưng và những di tích nổi bật gắn liền chiến thắng lịch sử năm 1954, đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thu hút khách du lịch nước ngoài. Theo thống kê của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, những năm gần đây, khách đến tham quan các điểm di tích tại Điện Biên Phủ tăng đáng kể, trong đó, khách du lịch Pháp chiếm số lượng lớn trong tổng số khách quốc tế. Du lịch Điện Biên Phủ đã trở thành một trong những cầu nối giúp thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam – Pháp.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Chiến dịch Điện Biên Phủ tạo cơ hội cho các cuộc gặp gỡ giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp. Theo ông P.Giuốc-nô, Giáo sư lịch sử đương đại tại Trường đại học Pôn – Va-lê-ri Mông-pơ-li-ê 3 (Pháp), cuộc gặp giữa các lãnh đạo Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lãnh đạo Pháp, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán tại Giơ-ne-vơ năm 1954, là những bước đi đầu tiên, mang tính gây dựng, giúp hai nước hiểu và tôn trọng nhau hơn. Cơn gió Điện Biên Phủ giúp Việt Nam và Pháp nối lại đối thoại sau một thời gian dài gián đoạn, để rồi chuyển quan hệ hai quốc gia từ thù địch sang bạn bè, mặc dù trải qua nhiều thử thách, nhưng đã từng bước phát triển thành quan hệ đối tác chiến lược như ngày nay.
ThS Phạm Minh Thế, thuộc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, những hoạt động nghiên cứu về Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành “chất kết dính” giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp, đồng thời là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Theo GS L.Cam-pa, Đại học Pa-ri Năng-te (Pháp), Chiến thắng Điện Biên Phủ là đề tài của nhiều cuốn sách trên thế giới và đã để lại dấu ấn riêng trong các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật. Nhiều người đã kể và viết về chiến thắng này trong suốt 65 năm qua. Đó là những nhân chứng, nhà báo, nhà làm phim và cả những cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam. Thông qua các tác phẩm đó, nhân dân Pháp nói riêng và thế giới nói chung có cơ hội hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Video đang HOT
Hòa bình không chỉ là khát vọng của nhân dân Việt Nam, mà cả nhân loại. Với khát vọng đó, Điện Biên Phủ ngày nay không chỉ gắn liền chiến thắng vang dội một thời, mà còn được nhắc đến như một biểu tượng của tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai.
PHONG CHÂU
Theo NDĐT
40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Sự thật lịch sử và chính nghĩa của Việt Nam
Chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, chống lại quân xâm lược chứ không chống nhân dân nước láng giềng.
Sáng 15-2, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc 40 năm nhìn lại (1979 - 2019)". Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 40 năm ngày quân và dân ta chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17.2.1979 - 17.2.2019).
Nhìn lịch sử trung thực, khách quan
Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc 40 năm nhìn lại (1979 - 2019)" có sự tham dự của nhiều đại biểu, trong đó có những nhà khoa học, giảng viên đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học uy tín trong cả nước như Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Viện Chiến lược và Lịch sử Công an... Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự của các nhân chứng, các cựu quân nhân đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Các đại biểu tham dự hội thảo Ảnh: HIỆP LÊ
Tại hội thảo, GS-TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết: "Hội thảo là dịp để nhìn lại sự kiện lịch sử diễn ra cách đây 40 năm một cách trung thực, khách quan, qua đó tăng cường tình đoàn kết, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đồng thời, phê phán những biểu hiện sai trái, thù địch xuyên tạc, vu cáo, lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá Đảng và nhà nước, ảnh hưởng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc".
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 60 báo cáo tham luận, tập trung vào những vấn đề cơ bản như: Thứ nhất, khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Thứ hai, tri ân và tôn vinh đồng bào, chiến sĩ chiến đấu, hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta, đặc biệt là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thứ ba, cung cấp một số cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học lịch sử rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc; góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Thứ tư, đánh giá, làm rõ sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc các tỉnh biên giới phía Bắc trong việc khắc phục khó khăn và hậu quả chiến tranh; thi đua xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với đất nước.
Hướng tới hòa bình, thịnh vượng
Thông qua hội thảo, góp phần khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng, nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc với tinh thần "gác lại quá khứ hướng tới tương lai"; những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Những kinh nghiệm quý về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc được rút ra từ hội thảo sẽ được bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo, phù hợp vào quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ mới. Đại tá Nguyễn Kim Chung, nguyên Chỉ huy phó Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang - một trong những nhân chứng lịch sử đã từng chiến đấu tại mặt trận Hà Tuyên, cho biết: "Để nói riêng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, sự hy sinh, mất mát không có bút mực nào có thể diễn tả hết. Nhân dân các dân tộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và tỉnh biên giới Hà Tuyên nói riêng đã chịu nhiều mất mát, đau thương nhưng cũng rất đỗi tự hào".
Trong giai đoạn từ ngày 17-2 đến 18-3-1979, chỉ riêng trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (tỉnh Hà Giang ngày nay), Trung Quốc đưa 2 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng địa phương và biên phòng đồng loạt tiến công vào 7 huyện. Quân và dân Hà Tuyên đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. "Ký ức đã lùi xa, chúng ta chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, chiến đấu để chống lại quân xâm lược chứ chúng ta không chiến đấu để chống nhân dân nước láng giềng. Họ vốn là bạn của ta, họ cũng rất cần cù lao động, cũng có nguyện vọng hòa bình, hợp tác hữu nghị và phát triển. Vì vậy ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng tình đoàn kết các dân tộc giữa các quốc gia" - đại tá Nguyễn Kim Chung chia sẻ.
Hợp tác giữa các tỉnh hai bên biên giới
Thượng tá Nguyễn Xuân Thanh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tùng Vài (tỉnh Hà Giang), cho biết đơn vị vận động nhân dân khu vực biên giới đoàn kết, hữu nghị, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế. Địa phương hai bên biên giới đã có những văn bản giao lưu đoàn kết. Các đồn, trạm biên phòng hai nước thực hiện đúng chủ trương, chính sách đối ngoại. Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc đã có nhiều hoạt động tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, cùng phát triển, bảo đảm hòa bình và an ninh trong khu vực.
Nguyễn Thế - Minh trí
Theo Nguoilaodong
Khát vọng mãnh liệt về "Việt Nam hùng cường" Trong xu thế phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay, Việt Nam nhất định sẽ phát triển hùng cường nhờ sức mạnh cộng hưởng từ việc Đảng tự chỉnh đốn, làm sạch, từ việc người dân sống tự do, hạnh phúc. Chúng ta đang sống trong những ngày đầu xuân năm mới với ý chí, khí thế và quyết tâm mới. Ảnh:...