Cầu nối giáo dục phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước Việt Nam – Singapore
Hôm nay (14/4), tại Singapore, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng SEAMEO và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, GS Phạm Vũ Luận đã có cuộc hội đàm với Ngài Heng Swee Keat – Bộ trưởng Giáo dục Singapore.
Tham dự buổi hội đàm có Đại sứ Việt Nam tại Singapore Trần Hải Hậu, TS Witaya Jeradechakul – Giám đốc Ban thư ký, cùng đại diện các đơn vị chức năng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Singapore.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Bộ trưởng Heng Swee Keat
Vui mừng hội ngộ Bộ trưởng Heng Swee Keat, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cảm ơn sự ủng hộ của Bộ trưởng Giáo dục Singapore trong nhiệm kỳ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng SEAMEO của mình, từ những ngày đầu tiên tại Hội nghị SEAMEC 47 được tổ chức tại Việt Nam cho đến nay.
Trong khuôn khổ hợp tác song phương Việt Nam – Singapore, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị phía Singapore tiếp tục giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh.
Chương trình bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiếng Anh được đánh giá rất cao. 300 giáo viên tiếng Anh của Việt Nam được đào tạo vẫn là con số còn rất khiêm tốn so với số giáo viên tiếng Anh cần được đào tạo và bồi dưỡng trong cả nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề nghị phía Singapore giúp đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với chuyên gia và cán bộ giảng dạy trong các trường đại học của Việt Nam trong các lĩnh vực: công nghệ sinh học, logistics, thương mại điện tử và quản trị đại học, cao đẳng.
Phía Singapore phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam mở các khóa đào tạo bồi dưỡng hoặc hội thảo để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về sử dụng ICT trong dạy và học cho đội ngũ giáo viên các trường trung học của Việt Nam.
Hai Bộ Giáo dục Việt Nam – Singapore tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi học sinh, sinh viên giữa hai nước.
Video đang HOT
Những nội dung hoạt động đa phương trong cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Giáo dục
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thông báo một số nội dung trong khuôn khổ hoạt động SEAMEO tới Bộ trưởng Heng Swee Keat. Cụ thể:
Chương trình nghị sự giáo dục sau 2015
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hội đồng SEAMEO được thống nhất tại Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng nhân Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47 (SEAMEC 47) tổ chức tại Việt Nam, tháng 3/2013, SEAMEO sẽ tập trung xây dựng Chương trình nghị sự giáo dục sau 2015 ở Đông Nam Á, trước mắt tập trung nghiên cứu các ưu tiên cũng như các vấn đề và thách thức của mỗi nước thành viên SEAMEO cần đưa ra để trao đổi và tìm giải pháp trong chương trình nghị sự.
Thực hiện kế hoạch này, 2 hội thảo khu vực đã được thực hiện tháng 1 và tháng 3 vừa qua đã đưa ra được một số sáng kiến cho chương trình nghị sự và thiết kế được bộ phiếu điều tra.
Đại hội SEAMEO (Thái Lan, tháng 10/2014)
Phiên họp quan chức cấp cao SEAMEO tháng 2/2014 tại Thái Lan đã thống nhất kế hoạch tổ chức Đại hội SEAMEO với chủ đề: “Đông Nam Á trong quá trình chuyển đổi: Nhìn lại về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa hướng tới hội nhập khu vực” dự kiến vào ngày 21-22/10/2014 tại Thái Lan.
Đề nghị Bộ Giáo dục Singapore ủng hộ và cử đại diện của Bộ và lãnh đạo các trường học trong nước tham dự Đại hội.
Kỷ niệm 50 năm thành lập SEAMEO (1965 – 2015)
Tháng 11/2015 tròn 50 năm thành lập Tổ chức SEAMEO. Để kỷ niệm sự kiến lớn này, SEAMEO sẽ tổ chức các hoạt động có ý nghĩa trong cả năm 2014 đến tháng 11/2015.
Mong nhận được các sáng kiến, đề xuất của Bộ trưởng cho Ban thư ký SEAMEO về việc tổ chức, đồng thời hoan nghênh Singapore sẽ tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm sự kiện lớn này.
Diễn đàn SEAMEO (SEAMEO College)
Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của SEAMEO là Diễn đàn SEAMEO được phát động tại Hội nghị SEAMEC 47 tổ chức tại Việt Nam tháng 3/2013. Đây là 1 trong 12 sáng kiến của SEAMEO thuộc Kế hoạch Chiến lược SEAMEO (2011-2020).
Theo báo cáo của Ủy ban Điều hành SEAMEO, với số tiền tài trợ 1,5 triệu USD của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để hoạt động trong 2 năm từ cuối năm 2013 đến 2015, Diễn đàn SEAMEO đã được bắt đầu triển khai thực hiện với việc thành lập Ban quản lý, xây dựng đội ngũ tư vấn trong và ngoài SEAMEO…
Sắp tới sẽ tổ chức một số hoạt động, trong đó có cuộc Đối thoại chiến lược của Bộ trưởng giáo dục SEAMEO được tổ chức ngày 13/9/2014 tại Lào, ngay sau Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 8. Rất mong Bộ trưởng Giáo dục Singapore tham dự sự kiện này.
Mở rộng hợp tác với các khu vực khác
Ban Thư ký SEAMEO đã kết nối để tháng 4/2013, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã dẫn đầu đoàn công tác SEAMEO sang Argentina chứng kiến việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa SEAMEO và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ về giáo dục, khoa học và văn hóa (OEI), mở ra quan hệ hợp tác giáo dục, khoa học giữa 2 châu lục.
Nội dung hợp tác nêu trong Biên bản ghi nhớ nói trên đã bước đầu được hiện thực hóa bằng một Kế hoạch hành động chung được ký giữa hai Tổ chức tại Hội nghị Quan chức cấp cao SEAMEO lần thứ 36, vạch ra những hoạt động ưu tiên mà hai bên sẽ cùng hợp tác thực hiện từ tháng 3/1014 – 3/2016.
Đây là một bước tiến rất đáng mừng trong quá trình mở rộng hợp tác của SEAMEO với các châu lục khác. Ngoài ra, Ban Thư ký SEAMEO cũng đã báo cáo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về khả năng mở rộng hợp tác với châu Phi và sẽ có báo cáo chính thức với Hội đồng.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã lắng nghe ý kiến của Bộ trưởng Heng Swee Keat về Đại hội SEAMEO, Kỷ niệm 50 năm thành lập SEAMEO, Diễn đàn SEAMEO… cũng như những ưu tiên và thách thức đối với giáo dục Singapore cần đưa vào trao đổi trong các diễn đàn khu vực hướng tới Chương trình nghị sự sau 2015. Trước khi kết thúc buổi hội đàm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói: “Việc quan trọng nhất tôi xin dành để nói cuối cùng. Chính phủ Việt Nam chúng tôi vừa thông qua Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Có rất nhiều việc phải làm, trong đó chúng tôi đặc biệt muốn được học tập mô hình giáo dục của Singapore. Tôi trân trọng mời Bộ trưởng Giáo dục Singapore đến thăm Việt Nam và gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam”. Bộ trưởng Heng Swee Keat bày tỏ vui mừng trước sự tin cậy của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam và cá nhân Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, trân trọng ghi nhận lời mời và tin tưởng việc hợp tác giáo dục chặt chẽ, bền vững Việt Nam – Singapore sẽ tiếp tục phát huy tích cực vai trò cầu nối phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Theo Phương Đông
Giáo dục & Thời đại
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Diễn đàn Châu Á Bác Ngao
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị thường niên Diễn đàn Châu Á Bác Ngao 2014.
Nhận lời mời của Chính phủ nước CHND Trung Hoa và Ban Tổ chức Diễn đàn Châu Á Bác Ngao, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Châu Á Bác Ngao 2014 tại Hải Nam, Trung Quốc từ ngày 8-11/4/2014.
Diên đan Châu A Bac Ngao 2014 có chu đê là "Tương lai mơi cua châu A: tim kiêm va giai phong đông lưc phat triên mơi". Khoảng 1.500 đại biểu từ các nước (Australia, Hàn Quốc, Kazakhstan, Lào, Namibia, Pakistan, Israel, Iran, Nga...) sẽ tập trung thảo luận về cải cách cơ cấu kinh tế nhắm hướng tới sự tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động.
Ngoài phiên khai mạc, Diễn đàn năm nay còn có khoảng 30 phiên thảo luận về các vấn đề: Triển vọng kinh tế châu Á 2014; chuyển đổi chuỗi cung ứng toàn cầu và sự trỗi dậy của thị trường tiêu dùng châu Á; khôi phục năng lực cạnh tranh của thị trường châu Á và các thị trường mới nổi; các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế; xu hướng công nghệ thông tin; biến đổi khí hậu; đô thị hóa theo hướng thân thiện với môi trường; hợp tác trên biển...
Được thành lập năm 2001, Diễn đàn Châu Á Bác Ngao là một diễn đàn kinh tế quốc tế mang tính phi chính phủ và phi lợi nhuận dành cho các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu của các nước châu Á và các châu lục khác, nhằm chia sẻ tầm nhìn về mọi vấn đề trong khu vực và trên thế giới. Diễn đàn Châu Á Bác Ngao ngày càng phát triển thành diễn đàn kinh tế, chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực và trên thế giới.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Châu Á Bác Ngao 2014 góp phần duy trì đà phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc; tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm các nước trong việc xây dựng mô hình phát triển cân bằng, bền vững; tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với các nước tham dự Diễn đàn; tăng cường hợp tác thực chất giữa các địa phương của Việt Nam với các địa phương của Trung Quốc nói chung và tỉnh Hải Nam nói riêng.
Theo Đình Nam
Chinhphu.vn
Đặt chân đến 5 châu lục chỉ trong...1 ngày Hai người đàn ông đã sử dụng 28 tiếng, 25 phút, cộng với một kế hoạch du lịch thông minh để thiết lập được kỉ lục thế giới về việc "Đến thăm nhiều châu lục nhất trong 1 ngày". Chúng ta vẫn thường xuyên phàn nàn rằng tại sao một ngày lại chỉ có 24 tiếng. Vậy đâu là giải pháp?Câu trả lời...