‘Cậu nhỏ’ cương mà không cứng
Tôi năm nay đã 62 tuổi. Tôi cảm thấy vấn đề sinh lý của mình dạo này không bình thường. Tôi vẫn có hiện tượng cương nhưng không cứng trong lúc quan hệ.
Khi chuẩn bị nhập cuộc thì nó mềm nhũn, không thể cho vào âm đạo được, mặc dù tôi rất muốn. Xin bác sĩ tư vấn bệnh và cách chữa. Tôi xin chân thành cảm ơn.(Thức)
Ảnh minh họa: Mirror.co.uk.
Trả lời:
Theo như các triệu chứng bác mô tả thì có thể bác đang bị mãn dục nam. Đây là một bệnh rất phổ biến của người có tuổi. Bệnh do sự suy giảm của nồng độ hoóc môn nam giới, do sự lão hóa của cơ thể theo tuổi tác gây nên.
Bệnh thể hiện bằng hai nhóm triệu chứng, đó là các rối loạn về hoạt động tình dục như: thờ ơ với chuyện gối chăn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…, và các rối loạn toàn thân như người mệt mỏi, hay đau nhức mình mẩy, buồn vô cớ, rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp… Khi làm xét nghiệm thì thấy nồng độ testosteron máu giảm thấp. Điều trị bệnh bằng cách bổ sung lượng testosteron thiếu hụt.
Video đang HOT
Việc điều trị này cần có ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, không nên lạm dụng nhiều loại thực phẩm chức năng gây tốn kém về kinh tế mà không có hiệu quả lâm sàng. Vì thế, bác nên đi khám chuyên khoa nam học để được xác định chính xác tình trạng bệnh và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Chúc bác sớm lấy lại phong độ.
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc
Phòng khám nam khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Theo VNE
Phụ huynh sợ đại diện phụ huynh - Kỳ 2: Không cùng chung tiếng nói
Việc Hà Nội sắp đưa vào thí điểm hoạt động hội đồng giám sát của cộng đồng ở trường học lại dấy lên một câu hỏi không mới: Phải chăng ban đại diện cha mẹ học sinh đã không còn tác dụng, không thể hiện đúng vai trò là người đại diện?
Phụ huynh mong muốn những buổi họp phụ huynh không đơn thuần chỉ là thông báo về các khoản tiền phải nộp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
"Giống như hùn tiền đưa hối lộ !"
Mặc dù phụ huynh có ban đại diện của mình, các cấp quản lý đều có thanh tra hoạt động thu chi các trường khi cần thiết nhưng nhìn chung phụ huynh vẫn cảm thấy những bức xúc, phản ánh của mình không được ai nghe. PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng: "Hiện chúng ta có ban đại diện cha mẹ học sinh, thanh tra nhà trường, thanh tra phòng giáo dục rồi của ngành, HĐND các cấp... Những vấn đề thu chi của trường họ nắm được cả, chỉ có điều xử lý hay vì nhiều lý do mà nhắm mắt làm ngơ, bỏ qua cho nhau. Chỉ cần phát huy vai trò, trách nhiệm của những người này thì đã là một kênh giám sát rất hiệu quả rồi". Nhà giáo Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), nói: "Khi điều lệ cha mẹ học sinh ra đời, ai cũng thấy hay, nếu hoạt động được đúng như vậy là rất tốt rồi nhưng thực tế thì sau 2 năm ra đời, những bức xúc cũ vẫn lặp lại".
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc phụ huynh phải chạy theo một số nhóm và ban đại diện ở lớp để đóng các khoản thu đầu năm "cũng giống như tình trạng hùn tiền đưa hối lộ". Ông Thuyết cho rằng, để chấm dứt tình trạng lạm thu thì chính cha mẹ học sinh là những người đóng vai trò hết sức quan trọng. "Điều cốt yếu để giúp phụ huynh tự tin nói lên những sai trái ở trường học là các cơ quan chức năng của địa phương, trước hết là ngành giáo dục, phải thấy lạm thu là vấn đề nhức nhối và phải đứng ra giải quyết, chấn chỉnh những vụ việc thu sai. Nếu không giải quyết được thì người dân chưa tin tưởng để cung cấp thông tin", ông Thuyết nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù văn bản nhà nước và các cơ quan chức năng đã lên tiếng chống lạm thu nhưng đó chỉ là việc "làm cho có" và còn mang nặng hình thức, nên người dân chưa tin tưởng tố cáo tiêu cực, gian dối trong giáo dục nói chung và lạm thu nói riêng.
Giám sát thu - chi và huy động sức dân
Trước thực trạng quyền lợi của ban đại diện chênh với phụ huynh và tổ chức này dường như là cánh tay "nối dài" của ban giám hiệu các trường, đề án hội đồng giám sát hoạt động của trường do Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội xây dựng đã ra đời. Trong tháng 10, hội đồng này sẽ thí điểm ở 5 trường học tại Hà Nội.
Đây là tổ chức xã hội, tự nguyện của cộng đồng cha mẹ học sinh và đại diện dân cư sinh sống trên địa bàn, được Mặt trận Tổ quốc địa phương công nhận, trên cơ sở kết quả bầu cử của ban đại diện cha mẹ học sinh, đoàn thể, tổ chức xã hội tại địa phương. Những người được lựa chọn vào hội đồng phải thực sự có tâm huyết, năng lực.
Giải thích cho việc xây dựng đề án hội đồng, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng: "Mối quan hệ nhà trường - phụ huynh gắn với quyền lợi con em nên trường "núp" dưới bóng hội này và chỉ đạo thu chi dẫn tới tình trạng lạm thu, chi không đúng mục đích xảy ra khá thường xuyên ở nhiều nơi". Theo ông Tùng Lâm, ban đầu dự kiến hội đồng có một "ghế" cho giáo viên nhưng sau khi xác định đối tượng giám sát là nhà trường nên không để vào.
Hội đồng hoạt động trên tinh thần tự nguyện với 2 nội dung giám sát: Đảm bảo quyền dân chủ của học sinh và phụ huynh; kinh phí của cha mẹ học sinh và địa phương cho nhà trường. Ông Lâm cho biết: "Không cấm các khoản thu từ phụ huynh, nhưng khi thu rồi hội đồng này sẽ thay mặt phụ huynh giám sát việc thu - chi. Nhà trường và hội đồng phải cùng ký để chịu trách nhiệm trong việc thu chi các khoản phụ huynh đóng". Do vậy, hội đồng này không đối lập với nhà trường mà phải cùng chịu trách nhiệm với nhà trường trong việc giám sát thu - chi và huy động sức dân cho hợp lý. "Tôi hy vọng việc thí điểm sẽ phát huy hiệu quả để tiến tới thành phố có thể áp dụng hình thức hội đồng giám sát trường học trên tất cả 29 quận huyện, thị xã của Hà Nội", ông Tùng Lâm nói.
Vì lợi ích của học sinh toàn trường GS Nguyễn Lộc, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, cho biết ở những nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ và Anh thì sự đóng góp của cha mẹ cho các trường quy định theo hình thức: các loại đóng góp mang tính chất tài trợ chung, gia đình nào khá giả thì tài trợ một khoản lớn cho nhà trường, mục đích sử dụng là vì lợi ích chung của học sinh toàn trường chứ không riêng cá nhân hay một vài lớp nào; khoản đóng phí cho những môn học, khóa học tự chọn không có trong chương trình quốc gia. Sự đóng góp tự nguyện này phải dựa trên những nguyên tắc hết sức cơ bản: không bắt buộc, kinh phí đóng góp phục vụ chung cho hoạt động của nhà trường, cả học sinh có cha mẹ đóng góp lẫn không đóng góp đều được hưởng một mặt bằng giáo dục như nhau.
Bỏ thu quỹ hội phụ huynh Tại TP.HCM, trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều trường không thu quỹ hội phụ huynh, nhằm giảm tải khó khăn cho những gia đình không có điều kiện. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng Giáo dục Q.5, cho biết những trường như: mầm non Vàng Anh, Họa Mi 3, tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Bàu Sen, Minh Đạo đã bỏ thu quỹ phụ huynh. Trường tiểu học Chính Nghĩa đã bỏ thu quỹ này cách đây gần chục năm. Bà Đinh Kim Phượng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Chúng tôi vận động những phụ huynh có điều kiện, tham gia đóng góp vào quỹ khuyến học của trường, thay vì phải vận động hết thảy phụ quynh đóng quỹ". Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3 cũng bỏ thu khoản này từ năm học trước.
Theo VNE