Cầu Nhật Tân có tên kép?
Đề xuất đặt tên kép cho cầu dây văng vượt sông Hồng là cầu Nhật Tân và cầu Hữu nghị ViệtNhật…
Tên kép tiếng Anh trên các biển cầu là Nhat Tan Bridge và Vietnam-Japan Friendship Bridge, văn bản gửi Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án 85 nêu đề xuất. Theo BQL, cách sử dụng tên kép này được cho là hài hòa giữa đề xuất của nhà tài trợ và nguyện vọng của đại bộ phận người dân Thủ đô.
Liên quan đến việc đặt tên cầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan thực hiện việc đặt tên cầu khi đưa vào khai thác sử dụng đối với công trình “Xây dựng cầu Nhật Tân và đường nối hai đầu cầu”.
Đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân
Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý với Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân Hà Nội việc đặt tên cầu phải phù hợp với thông lệ đối với các công trình giao thông sử dụng vốn ODA đã hoàn thành trước đây.
Trước đó, tại cuộc làm việc chiều 25/8, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và ông Hiroshi Fukada – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam – đã thống nhất đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu hữu nghị Việt – Nhật theo đề xuất của ông Hiroshi Fukada.
Video đang HOT
Theo ông Hiroshi Fukada, việc lấy tên cầu hữu nghị Việt – Nhật là để đánh dấu một bước tiến mới trong tình hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam.
Bộ GTVT và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã thống nhất lùi thời điểm thông xe cầu Nhật Tân lại để Bộ trưởng Nhật Bản có thể tham dự.
Về vấn đề này, Bí thư Hà Nội cho rằng, Việt Nam ghi nhận thiện chí của phía Nhật Bản, song việc đặt hay đổi tên cầu Nhật Tân cần theo đúng quy trình.
Ông Nghị nói, Chính phủ đã ban hành nghị định về việc đặt tên đường phố, tên cầu. Trên địa bàn thành phố, Hà Nội cũng có một hội đồng tư vấn sẽ xem xét đặt tên đường phố và công trình công cộng. Việc đặt hoặc đổi tên đường phố… đều trình HĐND thành phố xem xét thông qua.
Cầu Nhật Tân được khởi công từ năm 2009, là dự án cầu dây văng có vốn đầu tư lớn nhất VIệt Nam, lên tới 13.600 tỷ đồng. Là một trong 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, kết cấu chính của cầu theo dạng dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.
Hoãn thông xe cầu Nhật Tân để chờ Bộ trưởng Nhật
Cây cầu dài 8,9 km với cầu chính dài 3,7 km và hai đường dẫn dài 5,2 km. Mặt cầu rộng 33,2 m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa và đường cho người đi bộ.
Năm ngoái, nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) khi thực hiện gói thầu số 3 xây dựng đường dẫn cầu Nhật Tân đã đề nghị được hỗ trợ 200 tỷ đồng là chi phí phát sinh do gói thầu bị kéo dài tiến độ thêm 27 tháng.
Qua thương thảo, Bộ GTVT đã chốt con số hỗ trợ 155,9 tỉ đồng cho nhà thầu và lấy vốn dư gói thầu 3 (còn dư khoảng 230 tỉ đồng) để chi trả cho nhà thầu, sau đó lấy từ ngân sách TP. Hà Nội năm 2014 để hoàn trả.
Theo_Báo Đất Việt
Đường cầu Nhật Tân Nội Bài sẽ mang tên Võ Nguyên Giáp?
Theo Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, Sở đề xuất đặt tên tuyến đường từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài dài 12km mang tên Võ Nguyên Giáp.
Theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về việc nghiên cứu đề xuất phương án đặt tên đường cho Chủ tịch Hội đồng nhà nước Võ Chí Công, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Sở VH-TT-DL vừa hoàn thiện phương án.
Dự án cầu Nhật Tân và đường Nhật Tân - Nội Bài
Trao đổi với PV, Giám đốc Sở Tô Văn Động cho biết 3 phương án đặt tên.
Tuyến cầu Nhật Tân đi qua Tây Hồ Tây (Bưởi) đến đường Hoàng Quốc Việt dài 4,5km rộng 57,5 đến 64,5m sẽ mang tên Võ Chí Công.
Tuyến đường từ sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long (quen gọi là đường Bắc Thăng Long - Nội Bài) dài 16km rộng 23m đến 50m được đề xuất mang tên Võ Văn Kiệt.
Tuyến đường này trước đây từng do cố Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo xây dựng, hiện là cửa ngõ đón các đoàn khách quốc tế đến Hà Nội. Đường có cơ sở hạ tầng tốt. Một số đoạn có dự kiến sẽ được mở rộng.
Với đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phương án đề xuất của Sở là tuyến từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài dài 12km, rộng 70-100m. Tuyến đường mới đã hoàn thiện quy hoạch dự kiến Bộ GTVT sẽ thông xe vào dịp 10/10 tới.
Theo Vietnamnet
Các tập đoàn phải khai cả thu nhập ngoài lương của lãnh đạo Đại diện nhiều tập đoàn cho rằng, việc chi trả lương cho lãnh đạo đúng quy định; lương tăng giảm căn cứ theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài việc công bố tiền lương hằng tháng, Bộ Công Thương nên yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty công bố các khoản thu nhập...