Cầu nguyện sinh tồn thời Covid-19
Tiền quyên góp từ tín đồ giảm mạnh khi Covid-19 bùng phát, khiến nhiều nhóm tôn giáo nhỏ chật vật cầm cự.
2020 được coi là năm trọng đại đối với Sri Krishnan, một ngôi đền đạo Hindu ở khu trung tâm Singapore. Các tu sĩ tại đền lên kế hoạch tổ chức buổi kỷ niệm lớn nhân 150 năm thành lập và dự kiến trao nhiều học bổng cho sinh viên đại học.
Đúng lúc đó, Covid-19 bùng phát ở Singapore. Do chính phủ ra lệnh cấm toàn bộ các cuộc tụ tập tôn giáo từ ngày 26/3, đền Sri Krishnan vắng vẻ lạ thường. Tiền công đức trong tháng 1-3 cũng giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đền Sri Krishnan đang sử dụng khoản tiền mặt dự trữ để chi trả cho các dịch vụ và lương cho 10 lao động. Nguồn thu duy nhất của họ đến nay là từ những tín đồ tới đây cầu nguyện. Nếu tình hình không được cải thiện nhanh chóng, đền Sri Krishnan phải tiêu đến khoản tiền vốn được dành để gia hạn hợp đồng thuê đất, dự kiến hết hạn năm 2028.
“Chúng tôi mong không phải động tới quỹ đó. Chúng tôi không biết đại dịch sẽ kéo dài bao lâu và mình có thể phục hồi nhanh thế nào. Có khả năng chúng tôi chỉ còn đủ tiền cầm cự”, P. Sivaraman, người đứng đầu đền Sri Krishnan, cho biết.
Thầy tu tại đền Sri Krishnan cầu nguyện cho các tín đồ đang phải ở nhà sau lệnh phong tỏa của Singapore hồi tháng 4. Ảnh: Đền Sri Krishnan.
Trong khi đó, ở phía bên kia hòn đảo, tình hình tài chính của nhà thờ City Harvest (CHC) với 16.000 tín đồ lại trái ngược. Phát ngôn viên của CHC cho biết quỹ chăm sóc của nhà thờ có hàng nghìn USD và đang trợ cấp cho những người bị mất việc làm, bị giảm lương 30% hoặc không có đủ tiền tiết kiệm.
Video đang HOT
Trong lúc nhiều công ty cắt giảm nhân sự để bớt gánh nặng chi phí, CHC lại tuyển thêm nhân viên. Trên ứng dụng của CHC có thông tin tuyển dụng giành cho những người Singapore mất việc vì đại dịch.
CHC là một trong những tổ chức tôn giáo và từ thiện giàu có bậc nhất Singapore, với ngân quỹ lên đến 132 triệu SGD (khoảng 93 triệu USD) hồi năm 2018. CHC sở hữu 39,2% cổ phần Trung tâm hội nghị và triển lãm Suntec Singapore, một trong những trung tâm hội nghị hàng đầu của nước này, sau khi mua lại cổ phiếu trị giá gần 100 triệu SGD (khoảng 70 triệu USD) hồi năm 2012.
Đại dịch phơi bày chênh lệch lớn giữa những nhóm tôn giáo khác nhau tại Singapore. Các nhóm tôn giáo lớn có thể chống chịu tốt hơn với hàng triệu SGD dự trữ, song thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra có thể đặt dấu chấm hết cho những nhóm nhỏ hơn.
Các nhóm tôn giáo tại Singapore phải chi nhiều tiền thuê mặt bằng và nhân viên toàn thời gian. Trên danh nghĩa tổ chức từ thiện, các nhóm tôn giáo phải tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt về gây quỹ và chủ yếu dựa vào đóng góp từ các tín đồ. Các nhóm tôn giáo có thể thành lập doanh nghiệp để tăng thêm thu nhập, song chỉ có số ít làm vậy bởi thiếu chuyên môn và lệnh cấm kinh doanh tôn giáo.
Khi nguồn thu từ công đức của tín đồ cạn kiệt, các nhóm tôn giáo nhỏ chịu tác động mạnh nhất vì không có quy mô đủ lớn hay khả năng vượt qua khủng hoảng. Một nhà truyền giáo thuộc nhà thờ độc lập với 70 thành viên ở trung tâm Singapore nói nếu tín đồ tiếp tục ở nhà vì đại dịch, ông sẽ cân nhắc sáp nhập với nhà thờ khác.
Các nhóm tôn giáo nhỏ ở Singapore sợ nhất mất tín đồ. “Hầu hết các lãnh đạo đều lo lắng việc các thành viên rời đi và họ có thể giữ lại được bao nhiêu người”, nhà truyền giáo này cho biết.
Đền thờ Đạo giáo Choa Chu Kang cũng rơi vào tình cảnh tương lai bất định. Lượng tiền mặt thu về trở nên nhỏ giọt kể từ khi đền đóng cửa ngày 27/3. Đền Choa Chu Kang có khoảng 20 tín đồ thường xuyên, nhưng số thành viên tham gia tăng cao trong các lễ hội tôn giáo.
“Chúng tôi không sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, cách quyên góp duy nhất là trực tiếp tại đền. Chúng tôi hy vọng rằng Covid-19 sẽ sớm kết thúc”, tình nguyện viên Ivan Teo của đền Choa Chu Kang nói.
Đền thờ Đạo giáo Choa Chu Kang trước lệnh phong tỏa của giới chức Singapore hồi tháng 4. Ảnh: Đền Choa Chu Kang.
Tình cảnh khó khăn đồng nghĩa các dịch vụ phúc lợi xã hội như bếp ăn từ thiện có khả năng bị cắt giảm. “Chúng tôi phải cân nhắc kỹ trước khi đóng góp cho cộng đồng. Chúng tôi phải chăm sóc nhân viên của mình trước và tiếp tục các nghi lễ”, Sivaraman, tu sĩ đền Sri Krishnan, nói.
Dù chắc chắn không thoát khỏi ảnh hưởng của Covid-19, các nhóm tôn giáo lớn của Singapore đương đầu với đại dịch tốt hơn. Sau khi các cuộc tụ họp tôn giáo bị đình chỉ hồi tháng 2, các khoản đóng góp tài chính cho Hiệp hội Bác ái Thánh Vincent de Paul giảm tới 90%. Tuy nhiên, nhóm này nhanh chóng kêu gọi gần 400.000 tín đồ Công giáo ở Singapore quyên góp trực tuyến.
Florence Tan, người đứng đầu Hiệp hội Bác ái Thánh Vincent de Paul, cho biết tổ chức thu được hơn 614.000 SGD (hơn 435.5000 USD) thông qua hoạt động quyên góp trực tuyến để trang trải cho hoạt động trong tháng 3 và 4. Các nguồn quỹ bổ sung được sử dụng cho hoạt động từ thiện hỗ trợ hơn 2.000 gia đình tại Singapore.
Giáo hội Giám lý, một trong những nhóm Tin lành lớn nhất Singapore với 46 nhà thờ, quyết định chọn hướng “số hóa” hoạt động. Tổ chức từ thiện của nhóm là Dịch vụ Phúc lợi Giám lý giúp đỡ khoảng 12.000 người tại quốc đảo. Nhiều nhà thờ của nhóm tôn giáo này cho hiện mã QR gửi tiền vào tài khoản ngân hàng vào cuối những buổi phát sóng hàng tuần để các tín đồ quyên tiền.
Tuy nhiên, tiền quyên góp từ 44.000 thành viên của Giáo hội Giám lý đã giảm 10-40%, người đứng đầu hội đồng truyền thông Anthony Goh cho biết. Lượng tiền quyên góp hàng tuần bị ảnh hưởng, song nhóm này vẫn có nguồn thu ổn định từ những tín đồ cam kết quyên góp số tiền nhất định cho mỗi năm tài khóa.
“Chúng tôi cũng đã thiết lập các quỹ dự trữ và có thể rút tiền từ đó nếu tình trạng đóng cửa vì đại dịch kéo dài”, Anthony Goh nói.
Một số nhóm tôn giáo có thể phải sớm quyết định cắt giảm lương nhân viên và ngân quỹ cho các hoạt động khác. Hội thánh Baptist Kinh thánh Singapore, gồm 200 thành viên, cho biết tiền quyên góp đã giảm 20-30% và sẽ thắt chặt chi tiêu nếu tình hình không được cải thiện.
“Tôi tin rằng chúng tôi có thể vượt qua giai đoạn này bởi các nhân viên sẵn lòng chấp nhận giảm lương nếu cần. Đây là quãng thời gian thử thách, chúng tôi tin Chúa sẽ nhìn thấy mình vượt qua thời điểm khó khăn này”, mục sư Davy Sim nói.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 4,2 triệu ca nhiễm, gần 284.000 người chết và gần 1,5 triệu người đã hồi phục. Singapore ghi nhận gần 24.000 ca nhiễm, trong đó 20 người chết và hơn 2.700 người đã hồi phục.
Ấn Độ kéo dài lệnh phỏng tỏa quốc gia thêm 2 tuần
Ấn Độ ngày 1/5 cho biết sẽ kéo dài lệnh phong tỏa quốc gia do dịch Covid-19 thêm 2 tuần nữa, sau hạn mùng 4 tháng 5.
Tuy nhiên nước này sẽ cho phép nới lỏng đáng kể tại các khu vực có nguy cơ thấp, được liệt vào " vùng vàng và xanh"
Trong tuyên bố của Bộ Nội vụ Ấn Độ, một số hoạt động đi lại sẽ vẫn bị cấm trên toàn đất nước. Các trường học, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim và các nơi cầu nguyện sẽ vẫn đóng cửa. Tuy nhiên, sẽ không có hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các bang, hoạt động sản xuất cũng như phân phối các nhu yếu phẩm cần thiết.
Ấn Độ kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần. Ảnh: Reuters
Các nhà chức trách Ấn Độ đã khoanh vùng đất nước thành các vùng đỏ, xanh và cam, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Các thành phố trọng điểm kinh tế và lớn nhất đất nước bao gồm thủ đô New Delhi, Mumbai, Bengaluru, Chennai và Ahmedabad được liệt vào dánh sách vùng đỏ, điểm nóng lây nhiễm và áp dụng các biện pháp phong tỏa chặt chẽ. Các thành phố trong danh sách vùng Xanh sẽ được dỡ bỏ giới hạn sớm hơn, là khu vực phải không có báo cáo trường hợp nhiễm mới trong 3 tuần.
Ấn Độ hiện có hơn 35.000 ca nhiễm và 1.147 người tử vong do Covid-19. Số người nhiễm bệnh được cho là còn cao hơn khi hàng triệu người không được tiếp cận với hệ thống y tế đầy đủ. Lệnh phong tỏa cũng nhấn chìm nền kinh tế Ấn Độ, khiến hàng triệu lao động mất thu nhập,đặc biệt là các lao động nhập cư bị mắc kẹt tại các thành phố không còn đủ khả năng để thuê nhà và mua thực phẩm.
Chính phủ Ấn Độ hôm nay cũng ra sắc lệnh cung cấp các chuyến tàu đặc biệt cho những lao động bị mắc kẹt, người hành hương và sinh viên trở về nhà./.
Tháng lễ Ramadan đầy khác lạ giữa đại dịch Covid-19 Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng khắp thế giới, tháng lễ Ramadan năm nay của người Hồi giáo đã bắt đầu theo cách vô cùng khác biệt so với trước đây. Ngày 24-4, các tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới đã bước vào tháng lễ Ramadan. Giữa thời điểm đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu,...