Cầu ngói của bà chúa Trịnh
Cách TP Nam Định khoảng 15 km, cầu ngói chợ Thượng là di tích cấp quốc gia được xây dựng nhờ công đức của bà chúa Trịnh từ hơn 300 năm trước.
Cầu ngói chợ Thượng, xã Bình Minh (Nam Trực, Nam Định), được xây dựng từ thời Hậu Lê, với sự đóng góp công đức của bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân, cung phi của chúa Trịnh cũng là người con gái làng Thượng Nông. Cầu kết cấu kiểu thượng gia, hạ kiều (trên là nhà, dưới là cầu).
Theo tư liệu cổ, mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng nằm chắc chắn hai bên bờ sông Ngọc. Các tảng đá to nhỏ khác nhau, được xếp khéo léo theo thứ tự lớn ở dưới, nhỏ ở trên. Tính từ mặt nước trung bình thì mố cầu rộng 3,7 m, được xây vuốt theo hình thang cân, với cạnh trên là 2,84 m. Hai mố cách nhau 4,5 m tạo khoảng trống cho dòng nước lưu thông và thuyền bè qua lại.
Dầm cầu được làm bằng hai cây gỗ lim, đường kính 0,4 m. Bên trên hai thanh dầm dọc là 4 thanh dầm ngang cũng bằng gỗ lim đường kính 0,2 m, có đầu nhô ra ngoài (dùng để đỡ chân cột bên trên).
Nhà cầu có 11 gian, mỗi gian từ 1,45 m đến 1,65 m tạo nên một công trình dài 17,35 m nối hai bờ sông Ngọc. Hai hàng cột cái mỗi hàng 10 cột cạnh vuông 0,2 m, cao 2 m đặt sát hai bên lòng xà cầu. Các cột quân lại được làm bằng trụ tròn đường kính 0,17 m, cao 1,65 m đặt trên các đòn ngang hai bên hông cầu.
Đường giữa cầu rộng 1,74 m, được lát đá tảng. Hai bên hành lang cũng lát đá tảng tạo phần gờ cao hơn phần mặt cầu 0,15 m. Ở 3 gian giữa cầu xây bệ cao 0,4 m dọc hai bên hành lanh, phía ngoài có lan can. Đây là chỗ ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước lý tưởng cho nhân dân địa phương và những người đi chợ xa.
Video đang HOT
Bên trên cột là hệ thống vì kèo đỡ mái với 10 bộ được làm kiểu kèo cầu đơn giản. Cầu được lợp bằng ngói nam.
Hai đầu cầu xây tường, có đại tự đắp nổi “Thượng gia kiều” bằng chữ Hán, có mở cửa rộng 1,7 m, cao 2 m.
Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, cầu ngói là dạng kiến trúc cầu đặc biệt nhất ở Việt Nam. Hiện nay, chỉ còn một số cây cầu như: Cầu ngói chùa Lương ở huyện Hải Hậu (Nam Định); cầu ngói Thanh Toàn ở Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế); cầu ngói Phát Diệm ở Kim Sơn (Ninh Bình). Đây là loại cầu có mái khá phổ biến trong thời nhà Mạc. Những cây cầu này được bắc qua ngòi hoặc sông nhỏ, dọc theo đường giao thông và thường gắn với chợ, đền thờ.
Tháng 6/2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận cầu ngói chợ Thượng và Phủ Bà (xã Bình Minh, huyện Nam Trực) là di tích cấp quốc gia.
Hà Thành
Theo VNE
Xác định danh tính người đàn ông cưa phế liệu gây ra vụ nổ kinh hoàng ở Hà Đông
Liên quan đến vụ nổ ở khu đô thị Văn Phú - Hà Đông, một nguồn tin cho biết nguyên nhân ban đầu của vụ nổ xuất phát từ việc một người làm nghề thu mua phế liệu đã dùng đèn khò cắt vật liêu nổ để lấy sắt, sau đó gây ra vụ nổ kinh hoàng.
Cụ thể, nạn nhân và cũng là người dùng đèn khò cưa vật liệu nổ được xác định là ông Phạm Văn Cường (SN 1975, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông Cường thuê nhà ở khu vực này cách đây 2 năm, ở cùng vợ là bà Đàm Thị Nhuần (SN 1975) và con trai là Phạm Văn Thành (SN 2002). Cả gia đình làm nghề thu mua đồ phế liệu.
Vào khoảng 15h10 chiều ngay 19/3, khi bà Nhuần đang rửa bát đũa ở trong bếp, ông Cường mang một số vật liệu mua được ra trước cửa nhà cạnh vỉa ba toa đường rôi dùng đèn khò cắt phế liệu để lấy sắt thì xảy ra vụ nổ.
Hiên trương vu tai nan tham khôc - (Anh: Phương Thao)
Nguyên nhân vụ nổ đươc xac đinh do nạn nhân dùng đèn khò cắt vật liểu nổ để lấy sắt - (Anh: Phương Thao)
Hậu quả tạo nên một hố sâu, kích thước dài khoảng 2 mét, sâu 1,5 mét và rộng 1 mét làm vỡ hệ thống nước ngầm dưới đất. Thi thể anh Cường bị phá vụn, văng đi khắp nơi. Vu nổ lớn khiến nhiều căn hộ của khu đô thị bị vỡ kính bắn tung tóe, nhiều căn hộ khác bị phá hủy, tan hoang.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ nổ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Đức Chung và lãnh đạo Công an Hà Nội đã tức tốc tới hiện trường để nắm bắt thông tin, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân. Chủ tịch Chung yêu cầu PGĐ CA Hà Nội và các lực lượng báo cáo nhanh vụ nổ. Chỉ đạo quận Hà Đông hỗ trợ ban đầu các nạn nhân tử vong mỗi người 3 triệu đồng.
Danh tinh nạn nhân vụ nổ Văn Phú Hà Đông:
Nạn nhân tử vong:
1.Phạm Văn Cường (SN 1975, Nam Định)
2. Bùi Chí Quân (53 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội)
3. Đào Thị Toản (32 tuổi, Thanh Oai, Hà Nội)
4. Đào Tú Quỳnh (8 tuổi, con gái chị Toản)
Nạn nhân bị thương (tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông):
1. Nguyễn Thị Hằng (26 tuổi, Mộ Lao, Hà Đông)
2. Nguyễn Vũ Thị Linh (28 tuổi, Yết Kiêu, Hà Đông)
3. Trần Thị Thanh Huyền (26 tuổi, Văn Phú, Hà Đông)
4. Lê Thị Kim Phương (33 tuổi, Văn Phú, Hà Đông)
5. Nguyễn Anh Đức (30 tuổi, Văn Phú, Hà Đông, đã ra viện)
6. Nguyễn Duy Tranh (57 tuổi, Văn Phú, Hà Đông, đã ra viện)
Hai nạn nhân nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 103:
1. Đặng Cao Thủy (SN 1984 ở Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội)
2. Nguyễn Thị Lệ (SN 1993 ở Thanh Thủy, Thanh Oai, Hà Nội
Theo Trí Thức Trẻ
Người dân chen lấn, xô đẩy xin ấn đền Trần Do nhiều người đến sau chen lấn, dòng người xếp hàng ngay ngắn xin ấn đền Trần (Nam Định) trước đó bị phá vỡ rồi trở nên hỗn độn, tiếng lo ó liên tục vang lên. Rạng sáng 22/2 (tức ngày 15 tháng giêng), tại đền Trần (TP Nam Đinh, tỉnh Nam Định), nhiều người có mặt từ 3h sáng để chờ được...