Cầu Long Biên sẽ không “thay áo mới” vì thiếu kinh phí
Đơn vị duy tu cầu Long Biên (Hà Nội) cho biết hàng chục công nhân đang gấp rút thực hiện hai hạng mục chính của cầu trong năm nay là sơn lan can bộ hành và thay thế các thanh tà vẹt đã bị mục nát.
Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày 4/10, hàng chục công nhân trên cầu Long Biên đang tiến hành sơn sửa lan can cầu, khảo sát các thanh tà vẹt đã bị mục ruỗng, cũ nát theo thời gian. Các dầm chính và phụ của cầu Long Biên bị han gỉ ở các khớp nối cũng được công nhân tiến hành sửa chữa và sơn lại để chống tác động ăn mòn của môi trường. Gần 40 công nhân được chia thành 4 tổ làm việc theo ca để duy tu cầu Long Biên. Dự kiến, việc duy tu cầu cơ bản sẽ được hoàn thành trong tháng 11 năm nay.
Toàn bộ lan can bộ hành cả hai bên của cầu Long Biên sẽ được sơn phủ 2 lớp chống gỉ, với tổng chiều dài gần 4.600m.
Các kết cấu thép của cầu Long Biên đã bị han gỉ từ lâu, các vị trí hư hỏng nặng nhất là tại các khớp nối giữa các dầm ngang và dầm dọc của cầu.
Các công nhân tiến hành sửa trụ chính của cầu, các dầm chịu lực của cầu Long Biên.
Video đang HOT
“Cục Đường sắt Việt Nam hợp đồng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, công ty CP Đường sắt Hà Hải để tiến hành duy tu bảo dưỡng và vận hành cầu Long Biên. Tổng chi phí năm 2021 là khoảng hơn 6 tỷ đồng. Với khoản chi phí này, chúng tôi chỉ có thể sơn lại một phần các dầm cầu bị hư hỏng, ăn mòn theo thời gian. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành sơn lại toàn bộ lan can cầu và thay các thanh tà vẹt đã cũ, hỏng. Kinh phí để sơn lại toàn bộ cầu Long Biên là rất lớn, chúng tôi chưa có kế hoạch cho việc này”, ông Tô Đình Lãng, Phó phòng Quản lý kỹ thuật, đơn vị duy tu cầu Long Biên cho biết.
Tốp công nhân của công ty CP Đường sắt Hà Hải rà soát các thanh tà vẹt đã cũ hỏng để chuẩn bị thay mới.
Qua khảo sát, toàn bộ cầu Long Biên có khoảng 1.000 thanh tà vẹt gỗ đã cũ hỏng, mục nát nghiêm trọng cần được thay thế.
Sau 6 tháng đầu năm, tổng số thanh tà vẹt đã được thay mới là 500 thanh. Trong quý III, đơn vị duy tu tiếp tục thay thế thêm 200 thanh tà vẹt khác để đảm bảo an toàn cho đường sắt vận hành qua cầu Long Biên.
Trải qua hơn 100 năm sử dụng, cầu Long Biên hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Tất cả các kết cấu thép của cầu hiện nay đã han gỉ, đặc biệt là các nút của dầm ngang kết nối với dầm dọc, lan can của cầu.
Toàn cảnh cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm.
Hiện nay, cầu Long Biên chỉ cho phép các phương tiện xe máy, xe đạp đi qua cầu để đảm bảo an toàn.
Cục Đường sắt lấy ý kiến địa phương mở lại tàu khách
Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến 22 tỉnh, thành phố về việc khai thác lại nhiều đoàn tàu khách, dự kiến từ 7/10.
Đại diện Cục Đường sắt cho hay, giai đoạn một (từ 7/10 đến 17/10), trên tuyến Hà Nội - TP HCM dự kiến chạy lại đôi tàu SE7/SE8 và SE5/6. Giai đoạn hai (từ 18/10 đến 27/10) sẽ chạy thêm đôi tàu SE3/4.
Trên tuyến Hà Nội - Vinh chạy lại đôi tàu NA1/2 từ 8/10. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy lại đôi tàu LP5/6 hàng ngày trong giai đoạn một, sau đó thêm đôi tàu LP3/8 chạy hàng ngày và đôi tàu HP2/LP7 vào cuối tuần trong giai đoạn hai.
Trên tuyến Đà Nẵng - Sài Gòn chạy lại đôi tàu SE21/SE22 từ 15/10.
Tuyến Nha Trang - Sài gòn chạy lại đôi tàu SNT1/2 và tuyến Phan Thiết - Sài Gòn chạy lại đôi tàu SPT1/2 từ 1/11.
Từ 1/12, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy lại toàn bộ tàu khách theo biểu đồ. Ngoài ra, chạy thêm một số chuyến tàu trên tuyến TP - Nha Trang, Phan Thiết khi hành khách có nhu cầu.
Hành khách đi tàu tại ga Hà Nội trước đợt dịch thứ 4. Ảnh: Giang Huy.
Đáng chú ý, Cục Đường sắt Việt Nam vẫn xin ý kiến lãnh đạo chính quyền thủ đô, đề nghị tàu dừng đón, trả khách tại ga Hà Nội, mặc dù trước đó thành phố đã có ý kiến tiếp tục dừng vận chuyển khách đến ga Hà Nội.
Sau khi có ý kiến của các địa phương, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ công bố lịch chạy tàu khách và đánh giá lại sau mỗi giai đoạn.
Hành khách đi tàu phải tuân thủ 5K, khai báo y tế, có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh. Người đã tiêm một liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều, F0 khỏi bệnh trong 6 tháng thì không cần xét nghiệm.
Ngày 30/9, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn khôi phục vận tải hành khách công cộng tại địa phương nới lỏng giãn cách sau Chỉ thị 16. Việc triển khai cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định, riêng lĩnh vực hàng không, đường sắt do Bộ Giao thông Vận tải quyết, có sự đồng thuận của địa phương nơi đi, nơi đến.
Hiện tàu khách vẫn dừng chạy trên tất cả tuyến đường để phòng dịch Covid-19, chỉ có tàu hàng hoạt động.
Vận tải hành khách đường sắt thích ứng với tình hình mới Theo hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành, các chuyến tàu được phép hoạt động trở lại từ ngày 1/10. Bộ GTVT đưa ra 4 cấp độ nguy cơ để áp dụng tổ chức chạy tàu khách. Khởi động kế hoạch chạy tàu Theo kế...