Cầu làm bằng rễ cây sống độc đáo ở Indonesia
Được dệt từ chính rễ cây, cây cầu ọp ẹp này có thể khiến nhiều người nghĩ đến bộ phim Indiana Jones nổi tiếng.
Cây cầu Jembatan Akar nối giữa hai làng Pulut-pulut và Lubuak Glare ở Indonesia
Cây cầu độc đáo này được gọi bằng cái tên “Jembatan Akar” là cầu nối quan trọng giữa các cư dân của hai ngôi làng nhỏ bé ở quận Pesisir Selatan, phía tây Sumantra, Indonesia.
Cây cầu được tạo nên bằng cách nối rễ của hai cây cổ thụ nằm trên bờ sông Bayang và hiện nay người dân ở Pulut-pulut và Lubuak Glare sử dụng nó hàng ngày vào việc đi lại giữa hai ngôi làng.
Những hình ảnh về cây cầu độc đáo này đã được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Robertus Pudyanto ghi lại trong một lần đến thăm ngôi làng này.
“Người dân nơi đây coi cây cầu là một điều thiêng liêng. Và thực chất nó cực kỳ quan trọng đối với họ. Toàn bộ cuộc sống của những người dân nơi đây phụ thuộc vào nó”. “Sự sáng tạo này là điểm đáng kinh ngạc nhưng bạn cũng hết sức cẩn thận khi đi qua cầu lúc trời mưa vì nó thực sự rất trơn trượt”, Robertus cho biết.
Video đang HOT
Cây cầu được xây dựng bởi một người đàn ông Hồi giáo là Pakih Sohan và được đưa vào sử dụng từ năm 1890. Quá trình thiết kế xây dựng chiếc cầu này mất xấp xỉ 26 năm. Cây cầu được xây dựng sau khi chiếc cầu tre cũ bị lũ cuốn.
Quá trình xây dựng cây cầu bắt đầu bằng việc đan rễ cây vào thân cầu được làm bằng rễ tre. Sau đó chúng càng trở nên vững chắc theo thời gian đến khi hình thành cây cầu rễ sống để người dân có thể đi qua.
Có hàng nghìn loài cá Larangan dưới dòng sông Bayang nhưng người dân áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá để ăn hay đem bán vì loài cá này được coi là thiêng liêng ở đây.
Người dân địa phương cũng tin rằng khi họ tắm dưới dòng sông Bayang họ có thể tìm thấy tình yêu và may mắn trong cuộc sống.
Một số hình ảnh ghi lại cây cầu độc đáo này:
Theo xahoi
Hà Nội mất 10 tỷ đồng sửa cầu vượt nhẹ Láng Hạ
Ngoài hạn chế về tải trọng, hiện hai cây cầu vượt nhẹ Tây Sơn, Láng Hạ (Hà Nội) còn bị khống chế chiều cao. Do vậy chỉ sau 10 tháng thông xe, hai cây cầu này đã ba lần bị ô tô húc đổ thanh chắn ngang, khiến giao thông tê liệt.
Ba lần gặp sự cố, ba lần giao thông tê liệt
Tuy đạt được một số hiệu quả trong việc giảm ùn tắc giao thông nhưng sau hơn 10 tháng thông xe (4/2012) đến nay cầu vượt nhẹ tại nút giao thông Tây Sơn - Chùa Bộc và Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng lần lượt gặp phải các sự cố khi bị ô tô húc đổ thanh chắn ngang, gây ảnh hưởng đến giao thông.
Lý giải nguyên nhân trên, Trung tá Ngô Minh Tiến, đội trưởng Đội CSGT số 7, CATP Hà Nội cho rằng, các sự cố vừa qua phần lớn là do ý thức của lái xe.
Tuy nhiên ông Tiến cũng cho rằng, xe buýt là phương tiện đô thị và cần được ưu tiên hoạt động để giải tỏa hành khách, nếu điều kiện cho phép các sở ngành liên quan của TP cần nghiên cứu, có phương án gia cường để xe buýt được lưu thông trên cầu vượt Tây Sơn, Láng Hạ, tránh những vụ tai nạn tương tự xảy ra.
Sau 10 tháng thông xe cầu vượt nhẹ Hà Nội đã xảy ra 3 vụ TNGT. Ảnh: TPO.
Thiết kế cầu vượt thiếu tầm nhìn?
Trước những vụ tai nạn do xe buýt và xe khách húc đổ thanh chắn cầu vượt Tây Sơn, Láng Hạ vừa qua, ngoài ý thức của lái xe dư luận nhân dân đang băn khoăn về tính hiệu quả của các cầu vượt này.
Mục tiêu mà UBND TP Hà Nội yêu cầu khi duyệt phương án xây dựng cầu vượt Tây Sơn, Láng Hạ là giảm ùn tắc và TNGT. Tuy nhiên chỉ hơn 10 tháng đi vào hoạt động, ùn tắc tại nút Tây Sơn - Chùa Bộc, Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng có được cải thiện nhưng tai nạn, va chạm giao thông vẫn xảy ra.
"Điều đó chứng tỏ hiệu quả khai thác chưa cao, thiết kế còn nhiều hạn chế, nhất là trong bối cảnh phương tiện đi lại trên đường là hỗn hợp", ông Nguyễn Đình Quân, một người dân sống trên đường Láng Hạ nhận xét.
Băn khoăn của dư luận càng có cơ sở khi cầu vượt Láng Hạ được đầu tư 67 tỷ đồng và thông xe hơn 10 tháng, nhưng để xe buýt có thể tham gia giao thông trên cầu này Sở GTVT Hà Nội (chủ đầu tư) đưa ra phương án cần hơn 10 tỷ đồng để gia cường lại.
Lý giải việc này, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho rằng, Hà Nội đang triển khai Dự án phát triển giao thông đô thị. Dự án có hợp phần: Nâng cao năng lực vận chuyển hành khách bằng xe buýt nhanh (BRT), trong đó có tuyến buýt BRT 1 chạy qua nút giao thông Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng.
Theo các chuyên gia, dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới được Hà Nội phê duyệt từ 2007, vì sao khi xây dựng cầu vượt Láng Hạ không tính toán đến dự án này để khi làm xong xe buýt BRT có thể lưu thông, tránh việc phải gia cố lại như hiện nay? Điều này chứng tỏ không chỉ quy hoạch mà khâu thiết kế cầu vượt nhẹ Láng Hạ vừa qua thiếu tầm nhìn dài hạn...
Theo vietbao
Cây cầu nặng 22 tấn bị lấy trộm Người dân tại một tỉnh ở Thổ Nhĩ Kỳ rất bất ngờ khi cây cầu nặng 22 tấn mà họ thường qua lại đột nhiên biến mất. Cấu trúc của một chiếc cầu sắt. Ảnh: Yahoo News Vụ việc xảy ra tại một ngôi làng ở tỉnh Kocaeli, miền tây Thổ Nhĩ Kỳ, vào thứ hai tuần trước. Theo Todayszaman, chiếc cầu nặng...