Câu lạc bộ sách im lặng thúc đẩy văn hoá đọc ở Indonesia
Trong thời tiết oi bức của mùa hè, ít nhất 50 người đã tập trung tại Công viên Văn học Martha Tiahahu, phía nam Jakarta, Indonesia để cùng nhau đọc sách.
Sự kiện cùng nhau đọc sách Baca Bareng đã được tổ chức hàng tháng. Ảnh: Baca Bareng.SBC/Instagram
Theo tờ Straits Times, không giống như các câu lạc bộ đọc sách thông thường, những thành viên của Baca Bareng (Cùng nhau đọc sách) không nói bất kỳ điều gì trong suốt 60 phút. Một số người ngồi trên những chiếc ghế dài đặt quanh công viên, những người khác chọn cách thư giãn đọc sách trên mặt đất hoặc bãi cỏ.
Baca Bareng do Câu lạc bộ Sách im lặng Indonesia thành lập. Từ tháng 8/2019, các buổi đọc sách trong im lặng đã diễn ra định kỳ hàng tháng. Bất kỳ ai trong thành phố cũng đều có thể tham gia các buổi đọc sách trong bầu không khí lặng kéo dài 1 giờ. Không thảo luận về sách, những người tham gia chỉ đơn giản ngồi đọc sách cùng những người có chung niềm đam mê với họ.
Baca Bareng không tổ chức bất kỳ một trò chơi giải trí, hay những hoạt động tương tác bắt buộc nào. Đến cuối buổi, các thành viên sẽ cùng nhau chụp ảnh nhóm. Lúc đó, những người tham gia mới có thể tự do trò chuyện cùng nhau, nhưng chỉ khi họ muốn.
Cô Hestia Istivianie, người sáng lập Câu lạc bộ Sách im lặng Indonesia, cho biết: “Mọi người thích đến đây đọc sách bởi họ không muốn trò chuyện, không muốn bàn luận. Không phải ai cũng thích giới thiệu bản thân trước đám đông, đặc biệt là một số người nhút nhát hoặc hướng nội. Trong câu lạc bộ này, mọi người vẫn có thể thoải mái đọc sách cùng nhau mà không cần nói chuyện”.
Baca Bareng là một phần của chuỗi hoạt động thuộc Câu lạc bộ Sách im lặng toàn cầu. Phong trào đọc sách này được khởi xướng từ năm 2012 tại Mỹ với hơn 300 nhóm hoạt động trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Australia, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Nam Phi.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á – bao gồm Malaysia, Thái Lan và Singapore – cũng tổ chức các nhóm đọc sách dưới hình thức này. Theo trang web của Câu lạc bộ Sách im lặng toàn cầu, nhiều nhóm đọc sách đã được thành lập ở một quốc gia, riêng Singapore có hai nhóm.
Video đang HOT
Có khoảng 30 người tham dự các buổi đọc sách im lặng. Ảnh: Ảnh: Baca Bareng.SBC/Instagram
Cô Hestia – nhà sáng tạo nội dung 30 tuổi – đã được truyền cảm hứng thành lập câu lạc bộ đọc sách trong im lặng cách đây 4 năm, sau khi em gái cô bị bạn bè bắt nạt chỉ vì thích đọc sách.
“Khi em gái tôi đang học trung học, một số người bạn đã chế giễu cô bé vì cô bé không muốn đi chơi trong giờ nghỉ trưa. Tại sao mọi người lại chế giễu những người chỉ muốn tận hưởng thời gian đọc sách?”, cô Hestia nói.
Hestia là một người đam mê đọc sách. Cô đang điều hành một trang Instagram chia sẻ về những cuốn sách mà cô từng chiêm nghiệm. Người phụ nữ 30 tuổi nói rằng cô đã biết đến phong trào đọc sách trong im lặng trên mạng xã hội và đăng ký tổ chức câu lạc bộ đọc sách im lặng ở Indonesia.
Theo Hestia, buổi đọc sách im lặng đầu tiên ở Indonesia được tổ chức tại một cửa hàng Starbucks ở Menteng, trung tâm Jakarta chỉ với 10 người tham dự. Sau đó, số lượng người ngày càng tăng lên. Trung bình hiện có khoảng 30 người tham dự các buổi đọc sách mỗi tháng, với sự tham gia của những thành viên mới.
Những người tham gia có thể tự do nghiền nhẫm một cuốn sách ở bất kỳ thể loại nào mà họ thích, có thể là đọc một cuốn sách, sách điện tử hoặc thậm chí là nghe sách nói.
Các buổi Baca Bareng thường được tổ chức vào sáng Chủ nhật, tại các công viên công cộng, cũng như các quán cà phê, với mục đích giúp mọi người thư giãn vào cuối tuần.
Cô Hestia cho biết điều thúc đẩy cô tổ chức các buổi đọc sách này là mong muốn khuyến khích nhiều người dân Indonesia đọc sách hơn, đặc biệt là trong bối cảnh việc đọc sách đang nhường chỗ cho điện thoại di động, Internet và các phương tiện kỹ thuật số khác.
Năm 2019, cuộc khảo sát do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện đã xếp Indonesia ở vị trí thứ 62 trong số 70 quốc gia về tỷ lệ biết chữ.
Một nghiên cứu riêng năm 2016 của Đại học Central Connecticut (Mỹ) – nơi được mệnh danh là quốc gia có tỷ lệ biết chữ nhiều nhất thế giới – đã xếp hạng Indonesia ở vị trí thứ 60 trong số 61 quốc gia về sở thích đọc sách, dưới Thái Lan ở vị trí thứ 59 và chỉ cao hơn Botswana.
Tuy nhiên, theo cô Hestia, có rất nhiều người Indonesia có sở thích đọc sách, mua sách. Ngay cả trong đại dịch COVID-19, khi các hạn chế phòng dịch được áp đặt như cấm tụ tập đông người, các buổi đọc sách vẫn diễn ra qua hình thức trực tuyến, trên các nền tảng như Zoom.
Hestia nói rằng ban đầu cô cảm thấy kỳ cục khi một nhóm người gọi nhau qua Zoom, tắt micrô và đọc sách trong im lặng. Nhưng cô đã nhận được phản hồi tích cực từ những người tham gia. Họ nói rằng rất thích nhìn những người khác đọc sách cùng mình. Vì vậy, cô đã tiếp tục tổ chức các buổi Baca Bareng trong suốt đại dịch.
Đến tháng 5/2022, các buổi đọc sách trong im lặng lại tiếp tục diễn ra trực tiếp.
Hestia bày tỏ mong muốn phong trào Baca Bareng sẽ lan rộng đến nhiều vùng khác của Indonesia, để nhiều người có thể được truyền cảm hứng đọc sách hơn.
“Tôi hy vọng mọi người có thể biết đến những buổi đọc sách này và thành lập câu lạc bộ đọc sách trong im lặng bên ngoài Jakarta. Câu lạc bộ đọc sách trong im lặng cũng thú vị như các câu lạc bộ khác ngoài kia. Tôi hy vọng nhiều người sẽ nhìn nhận việc đọc sách theo cách đó”, Hestia chia sẻ.
OECD nâng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu
Ngày 7/6, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu giảm và Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19, song cảnh báo quá trình phục hồi vẫn còn "lâu dài".
Cảng hàng hóa ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt 2,7%, tăng so với mức 2,6% đưa ra trong báo cáo tháng 3. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 3,3% ghi nhận hồi năm 2022.
Theo OECD, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - và Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đều có thể tăng 0,1 điểm phần trăm, lần lượt ở mức 1,6% và 5,4%. Khu vực Đồng tiền chung euro cũng được dự báo tăng 0,1 điểm phần trăm lên 0,9%, trong khi tăng trưởng của Anh là 0,3%, thay vì suy giảm.
Tuy nhiên, OECD đã hạ thấp triển vọng tăng trưởng của Đức, với mức tăng trưởng bằng 0, trong khi tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm nhẹ còn 1,3%.
Báo cáo của OECD vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024 ở 2,9%.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế của OECD, nhà kinh tế trưởng của OECD Clare Lombardelli đánh giá nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu cải thiện, song vẫn phải đối mặt với một chặng đường dài phía trước để có được sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Theo bà, sự phục hồi có thể yếu hơn so với các tiêu chuẩn trước đây.
Theo OECD, giá năng lượng giảm kèm theo việc tháo gỡ các nút thắt trong chuỗi cung ứng, cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến đều là những yếu tố góp phần hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản - không tính giá lương thực và năng lượng dễ thay đổi, lại đang cao hơn dự báo trước đây. Điều này có thể buộc các ngân hàng trung ương - vốn đã tiến hành nhiều đợt tăng lãi suất nhằm "ghìm cương" lạm phát, có thể phải duy trì biện pháp này. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đều đang ghi nhận thâm hụt ngân sách và nợ công cao hơn so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19 do nền kinh tế các nước đều đang phải chống chọi với những hạn chế của dịch bệnh cùng những bất ổn khác.
Trước tình hình trên, bà Lombardelli cho rằng các ngân hàng trung ương cần duy trì chính sách cho vay hạn chế cho đến khi có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức ép lạm phát đang giảm.
Cũng theo OECD, ảnh hưởng của việc lãi suất cao hơn trên toàn thế giới đang ngày một hiện rõ, đặc biệt là đối với thị trường tài chính và bất động sản. Dấu hiệu căng thẳng bắt đầu xuất hiện khi các nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro và các điều kiện tín dụng đang bị thắt chặt. Tháng 3 vừa qua, vụ việc ngân hàng Silicon Valley (Mỹ) sụp đổ đã làm rung chuyển ngành ngân hàng trên toàn thế giới, ảnh hưởng tới cả bên kia bờ Đại Tây Dương, với sự sụp đổ của ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ). Các cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra một phần do lãi suất cao đã làm giảm giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu.
Nhà kinh tế trưởng của OECD cho rằng nếu tình hình căng thẳng tiếp tục gia tăng, các ngân hàng trung ương nên triển khai nhiều công cụ chính sách tài chính nhằm tăng cường thanh khoản, đồng thời giảm thiểu rủi ro lây lan.
BookTok - quảng bá văn hóa đọc nhờ TikTok Mới đây các video gắn hashtag BookTok trên nền tảng này đang quảng bá văn hóa đọc. Hashtag BookTok ra đời trong thời gian giãn cách do đại dịch, và đến nay đã thu hút hơn 84 tỷ lượt xem. Các video với hashtag này tập trung đánh giá và thể hiện cảm xúc ngắn gọn, giúp người xem có thể quyết định...