Cầu hôn trên núi Lưỡi quỷ
Là địa danh hiểm trở nhưng đẹp đến nghẹt thở, núi Lưỡi quỷ Trolltunga tọa lạc ở bờ rìa phía Tây của cao nguyên Hardangervidda của Na Uy.
Mỏm núi có hình dáng khá kỳ lạ, là một vách đá cheo leo “treo” chông chênh lơ lửng giữa đất trời, giống như chiếc lưỡi khổng lồ thè ra liếm lên trời xanh, nên đã được người địa phương đặt tên là Trolltunga (Lưỡi quỷ).
Trolltunga cũng như nhiều địa danh thiên nhiên kỳ thú khác trên thế giới, được hình thành khoảng vạn năm trước trong thời kỳ Kỷ băng hà. Các dòng sông băng bên dưới các vách núi vỡ và tan chảy, kéo theo việc làm vỡ các chân núi, vách núi, tạo ra nhiều hình thù kỳ lạ như bây giờ.
Mỏm “lưỡi đá” nằm chênh vênh giữa không trung, cách mặt hồ Rigedalsvatnet bên dưới khoảng 700 m và cách mực nước biển khoảng 1.100 m. Đứng trên mỏm đá này chụp những bức ảnh “để đời” là mơ ước của nhiều người, nhưng để đến đây, phải vượt qua chặng đường gian nan dài đến 28 km cả đi và về, trên độ cao 1.180 m [...]
Chuyến leo núi cũng không dễ dàng, phải vượt qua những bờ dốc thẳng đứng, những đoạn đường lầy lội phải bám vào dây đu để qua, những con sông cạn đá lởm chởm… Nơi đây thách thức cả những người leo núi chuyên nghiệp. Nhiều tai nạn đã xảy ra khiến nơi này càng trở nên mạo hiểm và thử thách. Nhưng những điều thiên nhiên tặng lại cho con người khi chinh phục được nơi này, có thể nói là vô giá.
Hàng nghìn người yêu thích leo núi đã đến Trolltunga để trải nghiệm cảm giác chinh phục núi Lưỡi quỷ. Ảnh: Huỳnh Thu Dung.
[...] Chúng tôi qua đêm ở thị trấn Odda, hỏi han thông tin và háo hức chuẩn bị cho chuyến đi táo bạo này vào ngày hôm sau. Người chủ của khách sạn là một phụ nữ Na Uy thân thiện hiền từ, chia sẻ với chúng tôi rất nhiều kinh nghiệm và những lời dặn dò hữu ích. Tôi có cảm giác cả cuộc đời bà đứng sau quầy tiếp tân này, là chỉ để trả lời hàng trăm hàng nghìn câu hỏi liên quan đến việc chinh phục Trolltunga của những người tứ phương đến trú ngụ ở đây.
Thật may mắn hôm sau là một ngày nắng đẹp. Người phụ nữ tốt bụng ấy tặng chúng tôi sự động viên vô giá khi nói rằng những ngày nắng đẹp như thế này, đôi khi cả năm dài vùng này chỉ được một vài ngày. Và chúng tôi là những người may mắn nhất. Thật nhiều năng lượng để khởi đầu một ngày mới.
5 giờ sáng chúng tôi đã rời khách sạn, đi 7 km từ Odda để đến với điểm tập kết khởi đầu tại Skjeggedal. Nghĩ mình đã đến khá sớm, nhưng không, bãi xe chật cứng không còn một chỗ đậu. Hàng trăm, thậm chí cả nghìn người đã có mặt ở điểm khởi đầu.
Video đang HOT
Bảng chỉ đường và hướng dẫn ở đây khá rõ và dễ hiểu. Bản đồ cũng rõ ràng để có thể theo đó mà đi nên chúng tôi quyết định tự đi theo sức mình mà không dựa vào hướng dẫn của người địa phương. Trời ban mai mát dịu, ba lô có đầy đủ bánh kẹo, chocolate, chút trái cây và nước ngọt, đủ để tự tin bắt đầu một hành trình mà phía trước chưa biết sẽ là gì.
Chặng đường đầu tiên được xem là gian khó nhất. Trong 1 km đầu tiên, tôi phải vượt lên những dốc cao thẳng đứng, những đoạn lầy lội hiểm trở, những tán rừng rậm rạp không lối qua, và độ cao tăng đột ngột đến 450 m. Sự mệt nhọc khủng khiếp trong chặng đầu khiến tôi tưởng đâu mình đã đi được nửa chặng đường đến Trolltunga hoặc xa hơn, nhưng khi nhìn lại bảng chỉ dẫn, tôi chỉ mới đi được 1 km.
Cảm giác hơi lo lắng, bởi không biết quãng đường còn lại sẽ phải thế nào. Nhưng những đoàn người nối tiếp nhau, trời xanh ngát, thiên nhiên mở ra trước mắt những cảnh tượng hùng vĩ đẹp như mơ, nên tôi lại xốc lại ba lô, tiếp tục đi tìm những điều kỳ diệu đang đợi chờ mình phía trước.
Dấu đi đường trên hành trình chinh phục đỉnh núi huyền thoại. Ảnh: Huỳnh Thu Dung.
Ngoài đoạn đầu tiên được cho là khó nhất trong hành trình 14 km vượt núi và 14 km trở về, ở giữa còn có một đoạn từ Gryteskaret đến Trombaskaret độ cao cũng tăng nhanh vào khoảng 350 m, khá là khó nhọc để vượt qua. Các đoạn khác dốc thoai thoải cần sức bền và sự dẻo dai cố gắng, có thể kiên trì để đeo đuổi.
Giữa vùng núi non quang đãng nhưng bảng chỉ đường chi tiết, kèm theo các mỏm đá nhỏ bên đường được đánh chữ “T” màu đỏ khá nổi bật, chỉ cần đi theo các dấu hiệu đó nên tôi cứ tự tin mà bước. Thỉnh thoảng là những hồ nước xanh ngọc ngà tròn trịa nằm lọt thỏm giữa sự bao bọc bởi các dãy núi, xanh đến nỗi như trong một giấc mơ. Thỉnh thoảng là những lạch nước, những vịnh hẹp dòng chảy uốn cong cong dưới những chân núi.
Dăm ba thác nước réo rắt tiếng reo vui giữa thênh thang. Nước ở đây uống khá ngon nên người leo núi có thể tiếp thêm nước vào chai từ nguồn này. Trời đất đều thấm đẫm một màu xanh thẳm. Sắc xanh nơi đây khiến người ta dường như nghẹt thở bởi sự trong vắt và tha thiết muôn phần với thiên nhiên, với đất trời. Mỗi km tôi qua đều có bảng đánh dấu hẳn hoi, và phải qua hơn 4 giờ chiều, sau khi đã miệt mài từ 5 giờ sáng hôm đó, tôi mới đặt chân đến Trolltunga.
Tất cả mệt nhọc suốt chặng đường dài nhanh chóng tan mất khi trước mắt tôi giờ đây là một vùng bồng lai tiên cảnh. Núi non lô xô che chắn cho một vịnh hẹp xanh thăm thẳm yên ả bên dưới thung lũng. Bầu trời cao và mênh mang. Mỏm đá Lưỡi quỷ nằm chơi vơi giữa lưng chừng trời đất. Từng người xếp hàng để ra đến tận chóp của “Lưỡi quỷ” và chụp ảnh.
Khá là hồi hộp khi bước lên trên mỏm núi cheo leo và tạo dáng nhưng không ai muốn bỏ qua cơ hội quý báu này. Xung quanh người ta chờ đợi, và tận tình giúp đỡ nhau, để ai cũng có những bức ảnh ưng ý ở đây. Người ta nói người Na Uy rất thân thiện và đáng mến, và điều đó có thể thấy rất rõ ở đây. Có một cặp cầu hôn nhau ngay trên Lưỡi quỷ và xung quanh mọi người vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
Nhiều hồ nước trong vắt nằm lọt dưới vịnh hẹp. Ảnh: Huỳnh Thu Dung.
Nhiều người không làm gì, chỉ ngồi lặng im hàng giờ trên vách núi, để tận hưởng thiên nhiên và gió lộng tứ bề. Thiên nhiên dù chứa đựng đầy hiểm nguy, những thử thách để chinh phục, nhưng chung quy cảm xúc mang lại cho con người thường là sự bình yên tưởng chừng như vô tận. Nơi đây quả thật là một trong những thắng cảnh ấn tượng nhất Na Uy và cũng là đẹp nhất trong toàn vùng đất Scandinavia.
Dù trời đã dần về chiều và muộn dần, tôi vẫn muốn nán lại ở Trolltunga lâu thêm chút nữa. Thật không thể nỡ lòng rời đi một nơi đẹp và kỳ ảo đến nhường này. 14 km trở về không hề giảm bớt những khó khăn, thậm chí còn gian nan hơn bởi cảm giác chùng chân khi bước xuống những đoạn dốc thấp. Nhưng vì đã hiểu địa hình nên tôi cứ từ tốn thong thả bước.
Ngày mùa hè khá dài nên 9 giờ tối vẫn còn ánh nắng. Sau khi nắng tắt thì trăng lại lên, soi mờ ảo con đường băng núi xuyên rừng trở về. Không gian vắng lặng bởi chỉ còn vài ba người đơn độc trên hành trình. Và cuối cùng, 1 giờ sáng hôm sau, tôi mới bước bước chân cuối cùng xuống chân núi, kết thúc hành trình rất đáng nhớ của mình.
Việc leo núi, không dành cho những người có ý chí kém. Quả thật Trolltunga không dành cho những bước chân lười biếng và thiếu đi lòng quyết tâm. Hành trình Trolltunga không những cho tôi những sảng khoái viên mãn khi thu vào tầm mắt những cảnh tượng thiên nhiên đẹp kỳ ảo và tuyệt diệu phấn khích, còn cho tôi những rèn luyện hữu ích, những trải nghiệm không thể nào quên.
Khám phá hàng ngàn hang động bí ẩn như tổ mối khổng lồ trên dãy Himalaya
Hàng ngàn lỗ hổng tạo thành trên vách đá cheo leo và mỏng manh, nằm cách thềm thung lũng tới gần 50m khiến người xem có ấn tượng về một lâu đài cát khổng lồ.
Vương quốc Mustang, giáp với cao nguyên Tây Tạng là một trong những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất của người Nepal trên dãy Himalaya. Từng là một vương quốc Phật giáo độc lập, Mustang sáp nhập vào Nepal cuối thế kỷ 18, nhưng đến năm 1950 mới thực sự từ bỏ quyền độc lập.
Mustang, vương quốc cổ xưa nằm ở miền Bắc đất nước Nepal là một trong những di chỉ khảo cổ bí ẩn nhất mọi thời đại. Trong những nơi trú ẩn đầy bụi, đá sa huỳnh, được gió cát ngàn năm bào mòn, nằm ẩn sâu trong dãy Himalaya, gần con sông Kali Gandaki là một hệ thống hang động hùng vĩ nhất, lạ kỳ nhất mà con người từng chứng kiến.
Dãy hang động có từ hàng ngàn năm trước này đã được đục xuyên vào bức tường cát dễ vỡ của dãy Himalaya, hoặc được đào từ bên trên; tuy nhiên đến bây giờ việc ai đã tạo nên chúng và làm thế nào mà người ta có thể leo vào hang cách mặt đất đến 47m vẫn còn là một bí ẩn.
Cho tới nay, giới khoa học vẫn chưa rõ ai là tác giả của những hang động hàng ngàn năm tuổi này, và họ xây dựng chúng làm gì. Làm thế nào để những con người thời cổ đại làm nên một số lượng khổng lồ nơi trú ẩn trên vách và làm sao để leo lên đó cũng là bí ẩn không lời giải đáp, bị lớp bụi thời gian che mờ.
Phần lớn hang động ngày nay đều trống rỗng nhưng vài hang có dấu hiệu của người sinh sống như thùng chứa đồ và không gian ngủ. Một số khác là nơi chôn cất người chết. Hàng chục thi hài được tìm thấy trong các hang động hơn 2.000 năm tuổi. Họ được đặt nằm trên giường gỗ và đeo đồ trang sức bằng đồng hoặc hạt thuỷ tinh.
Nhà khảo cổ Aldenderfer đưa ra giả định rằng, lịch sử của các hang động bao gồm 3 thời kì: Cách đây 3.000 năm, chúng được dùng để làm nơi chôn cất người chết. Cho tới khoảng 1.000 năm về trước, chúng trở thành nơi sinh sống của các gia đình Mustang, do mùa đông ở đây rất ấm áp. Chỉ đến thế kỉ thứ 13, người dân mới bắt đầu di cư vào các làng nghề truyền thống trong thung lũng.
Tất cả các hang động thuộc sở hữu của vương quốc Mustang. Trước đây, vương quốc này nằm trên con đường truyền giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc, nên trở thành một trung tâm Phật giáo lớn với các đền thờ, tu viện tuyệt đẹp. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của nơi đây kết thúc vào thế kỉ thứ 17. Các vương quốc lân cận dần lớn mạnh và cai trị vùng đất của người Mustang.
Chóng mặt với tuyến đường núi có 600 khúc cua ở Trung Quốc Con đường núi dài 75 km ở tây bắc vùng Tân Cương, Trung Quốc được mệnh danh là 'cơn ác mộng' của những người say xe với hàng trăm khúc cua hiểm trở. https://dulich.petrotimes.vn/ Được biết đến với tên gọi Pamir Plateau Sky hay tuyến đường cổ Panlong, con đường quanh co băng qua dãy núi Côn Lôn ở Tân Cương là một...